Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ ba, ngày 7 tháng 5 năm 2024  

Mô hình sản xuất nông nghiệp giúp nông dân tăng thu nhập và thoát nghèo bền vững

Thứ sáu, ngày 26 tháng 4 năm 2024 | 10:6

Hội Nông dân tỉnh Thừa Thiên Huế vừa tổ chức Hội nghị tổng kết các mô hình nông nghiệp nhằm đánh giá hiệu quả kinh tế năm 2023 và triển khai, nhân rộng các mô hình phát triển sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi năm 2024.

Năm 2023, Hội Nông dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã hỗ trợ hội viên nông dân thực hiện 13 mô hình phát triển sản xuất cho 168 hộ, trong đó: có 05 mô hình trồng trọt; 03 mô hình chăn nuôi; 03 mô hình nuôi trồng thuỷ sản; 02 mô hình tưới tiêu. Điển hình như mô hình: Hệ thống tưới vườn cây thanh trà tại phường Thuỷ Biểu (thành phố Huế) và xã Dương Hoà (thị xã Hương Thuỷ); mô hình trồng ổi VietGAP tại phường Hương Xuân (thị xã Hương Trà); mô hình nuôi xen ghép tại xã Hương Phong (thành phố Huế) và xã Vinh An (huyện Phú Vang); mô hình trồng riềng tại xã Quảng Thái, trồng bưởi da xanh tại xã Quảng Vinh (huyện Quảng Điền) và xã Thượng Long (huyện Nam Đông); Mô hình chăn nuôi Gà tại xã Lộc Điền, nuôi lợn nái ở xã Lộc An (huyện Phú Lộc) và xã Bình Tiến (thị xã Hương Trà); Mô hình nuôi Đam (Rạm) tại xã Phong Chương, huyện Phong Điền; Mô hình trồng hoa cúc tại thị trấn A Lưới (huyện A Lưới).

Hội Nông dân tỉnh Thừa Thiên Huế ttổ chức Hội nghị tổng kết các mô hình nông nghiệp nhằm đánh giá hiệu quả kinh tế năm 2023 và triển khai sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi năm 2024.

Hội Nông dân tỉnh Thừa Thiên Huế ttổ chức Hội nghị tổng kết các mô hình nông nghiệp nhằm đánh giá hiệu quả kinh tế năm 2023 và triển khai sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi năm 2024.

Qua đánh giá, các mô hình mang lại tính hiệu quả cao về kinh tế; cây trồng, vật nuôi đều thích nghi, sinh trưởng và phát triển tốt với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương. Từ các mô hình đã giúp bà con nông dân từng bước nâng cao nhận thức về việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế.

Qua đó có thể thấy được rằng, việc hỗ trợ nhân rộng mô hình phát triển sản xuất là phù hợp với nhu cầu của hội viên nông dân, khuyến khích, tạo động lực cho hội viên nông dân phát triển sản xuất, tăng thu nhập và thoát nghèo bền vững.

Mô hình sản xuất dưa lưới trong nhà màng hiệu quả kinh tế cao ở huyện Nam Đông.

Mô hình sản xuất dưa lưới trong nhà màng hiệu quả kinh tế cao ở huyện Nam Đông.

Ông Nguyễn Chí Quang, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Thừa Thiên Huế đề nghị trong thời gian tới, Hội Nông dân các cấp đẩy mạnh tuyên truyền, vận động hội viên nông dân tập trung nguồn lực để mở rộng sản xuất, kinh doanh, ưu tiên phát triển các mô hình nông nghiệp công nghệ cao, hữu cơ, VietGAP. Tiếp tục vận động hội viên nông dân tích cực thực hiện các mô hình đã triển khai và trong năm 2024; tham gia thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh và địa phương. Tăng cường tuyên truyền thông qua các mô hình sản xuất, kinh doanh có hiệu quả.

Tăng cường và đổi mới hoạt động đào tạo nghề, tập huấn khoa học kỹ thuật phù hợp với đối tượng, nội dung và điều kiện cụ thể. Nâng cao chất lượng tư vấn, dịch vụ khuyến nông đáp ứng nhu cầu của nông dân, thông qua các hình thức phù hợp. Phấn đấu phát triển, thành lập Chi Hội Nông dân nghề nghiệp, Tổ Hội Nông dân nghề nghiệp đồng thời tăng cường chỉ đạo, hỗ trợ để các Chi, Tổ hội nghề nghiệp hoạt động ngày càng hiệu quả thành Hợp tác xã, Tổ Hợp tác theo Quyết định 182-QĐ/TTg ngày 20/02/2024 của Thủ tướng Chính phủ và kế hoạch của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế.

 

T. Thành

Xem thêm

[1] 2 3Trang cuối
Top