Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ hai, ngày 20 tháng 5 năm 2024  

Quyết liệt triển khai biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng trên phạm vi cả nước

Thứ năm, ngày 2 tháng 5 năm 2024 | 16:15

Những ngày vừa qua, nắng nóng gay gắt đã diễn ra trên phạm vi cả nước, có nơi trên 43 độ C. Cháy rừng đã xảy ra ở một số địa phương, gây ra những hậu quả nghiêm trọng về người và của.

Trước tình hình trên, Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành Công điện yêu cầu các bộ ngành, địa phương tiếp tục quyết liệt triển khai có hiệu quả các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng trên phạm vi cả nước.

Kiên Giang: Cháy 371 ha rừng phòng hộ ở Giang Thành

Trước đó, ngày 26/4/2024, cháy rừng Tây Côn Lĩnh đã xảy ra tại khu vực giáp ranh 3 xã Phương Tiến, Lao Chải, Xín Chải, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang làm thiệt hại nhiều héc ta rừng, ảnh hưởng môi trường sinh thái và đời sống của Nhân dân trên địa bàn. Đặc biệt, trong lúc chữa cháy tại rừng Tây Côn Lĩnh, 2 kiểm lâm đã tử nạn, do tham gia chữa cháy, đám cháy quá lớn, lửa lan nhanh khiến các kiểm lâm viên không kịp chạy khỏi đám cháy. Vụ cháy rừng còn khiến 5 người khác bị thương.

Tiếp đó, chiều 1/5, ông Nguyễn Thanh Nhàn, Phó chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang, ký báo cáo nhanh về vụ cháy rừng tràm do Sư đoàn 330 (Quân khu 9) quản lý ở xã Vĩnh Phú, H.Giang Thành. Theo báo cáo của UBND tỉnh Kiên Giang, vị trí xảy ra cháy ở tiểu khu 7, xã Vĩnh Phú, do đội sản xuất Rọc Xây, thuộc Sư đoàn 330 quản lý. Đám cháy làm khoảng 300 ha rừng bị thiệt hại; trong đó có 60 ha rừng trồng 15 tuổi và 240 ha rừng tràm tái sinh.

Đại tá Nguyễn Văn Hận, Giám đốc Công an tỉnh Kiên Giang trực tiếp đến hiện trường chỉ huy lực lượng Công an chữa cháy và tham gia chữa cháy. Ảnh: TIẾN DŨNG

Gió lớn khiến lửa cháy lan sang rừng phòng hộ, do Ban Quản lý rừng Kiên Giang quản lý, với diện tích khoảng 71 ha (rừng trồng năm 2017 - 2018). Trong đó, khoảng 7 - 10 ha bị thiệt hại hoàn toàn, số còn lại có khả năng phục hồi. Địa phương và cơ quan chức năng đang điều tra vụ cháy.

Theo UBND tỉnh Kiên Giang, để phòng cháy rừng, địa phương đã yêu cầu đơn vị liên quan trực 24/24 giờ; đầu tư thêm máy móc thiết bị chữa cháy. Về lâu dài, địa phương sẽ nâng cấp mở rộng hệ thống kênh thủy lợi kết hợp hồ chứa nước, trạm bơm để phòng, chữa cháy rừng. Trước đó, khoảng 13 giờ ngày 28.4, rừng tràm ở xã Vĩnh Phú do Sư đoàn 330 quản lý bất ngờ phát cháy. Nhận tin báo, hơn 500 cán bộ, chiến sĩ là lực lượng Sư đoàn 330, Công an tỉnh Kiên Giang, Bộ đội biên phòng tỉnh, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh và cùng nhiều phương tiện chuyên dùng chữa cháy đến hiện trường dập lửa xuyên đêm. Đến 18 giờ ngày 29/4, dù đã khống chế, dập tắt được lửa như

Cơ quan chức năng dự báo, nhiều khả năng “kỷ lục” về nhiệt độ cao những năm trước sẽ bị phá vỡ. Nắng nóng kéo dài kèm theo thiếu hụt lượng mưa, dẫn đến nguy cơ xảy ra cháy rừng là rất cao, gây thiệt hại về rừng, ảnh hưởng đến môi trường, sức khỏe, tài sản, tính mạng và đời sống của người dân.

Lào Cai: Chủ động thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng cháy, chữa cháy

Theo đó, hiện nay, cấp dự báo cháy rừng trên địa bàn tỉnh Lào Cai đang ở cấp IV, cấp V (cấp nguy hiểm và cấp cực kỳ nguy hiểm), đặc biệt tại huyện Bát Xát đã xuất hiện điểm cháy có nguy cơ cháy lan vào rừng.

Do vậy, Chủ tịch UBND Tỉnh Lào Cai yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành, chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh về việc chủ động tăng cường các biện pháp cấp bách, phòng cháy, chữa cháy rừng.

UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo UBND cấp xã, cơ quan chuyên môn, đơn vị liên quan tăng cường, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) tới toàn thể người dân được biết và thực hiện.

Chỉ đạo Ban Chỉ đạo chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững cấp huyện đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác bảo vệ rừng, PCCCR tại các xã, phường, thị trấn trên địa bàn; nghiêm cấm việc sử dụng lửa đốt dọn thực bì khi nguy cơ cháy rừng đang ở cấp IV, cấp V (cấp nguy hiểm và cực kỳ nguy hiểm); phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định về PCCCR. Tổ chức thường trực 24/24h để theo dõi, nắm bắt, báo cáo kịp thời tình hình cháy rừng trên địa bàn.

Khi có cháy rừng xảy ra trên địa bàn, phải khẩn trương huy động các lực lượng phối hợp chữa cháy rừng; đồng thời chỉ đạo các ngành chức năng điều tra làm rõ nguyên nhân, đối tượng gây cháy rừng, xử lý nghiêm người có hành vi vi phạm và trách nhiệm quản lý của người đứng đầu khi để xảy ra cháy rừng, gắn trách nhiệm cụ thể tới từng cá nhân, tập thể, người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương khi để xảy ra cháy rừng, không kịp thời tổ chức thực hiện các biện pháp ngăn chặn cháy rừng, các đám cháy có nguy cơ cháy lan vào rừng; không báo cáo cấp trên và các cơ quan liên quan kịp thời chỉ đạo.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo dõi, chỉ đạo tổ chức kiểm tra đột xuất, đôn đốc việc thực hiện công tác PCCCR tại các địa phương; chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm phối hợp với các ngành chức năng chuẩn bị dụng cụ, phương tiện sẵn sàng cơ động phục vụ chữa cháy rừng; thường xuyên báo cáo mọi diễn biến tình hình PCCCR và kết quả thực hiện về UBND tỉnh và Ban Chỉ đạo chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững tỉnh để kịp thời chỉ đạo.

Các lực lượng Quân sự, Công an, Bộ đội Biên phòng: Chuẩn bị lực lượng, dụng cụ, phương tiện sẵn sàng phối hợp các lực lượng tham gia chữa cháy khi có yêu cầu; phối hợp điều tra làm rõ nguyên nhân, truy tìm thủ phạm gây cháy rừng (khi xảy ra) và xử lý kịp thời, nghiêm minh, đúng pháp luật.

Các chủ rừng, các địa phương bố trí lực lượng đảm bảo thực hiện nhiệm vụ PCCCR; trang bị đầy đủ dụng cụ, phương tiện PCCCR, đảm bảo tính cơ động khi có tình huống cháy rừng xảy ra. Tăng cường tuần tra, kiểm tra, thường trực tại các khu vực trọng điểm trong thời gian nắng nóng, hanh khô kéo dài; phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng trên địa bàn và địa phương giáp ranh trong công tác tuyên truyền nhằm nâng cao hiệu quả công tác PCCCR.

Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến sâu rộng trên các phương tiện thông tin đại chúng; mạng xã hội về công tác bảo vệ rừng, PCCCR tới người dân, đặc biệt đối với khu vực dân cư sinh sống, có hoạt động canh tác, sản xuất nông nghiệp, du lịch trong và gần rừng...

Nâng cao năng lực phòng cháy, chữa cháy rừng

Để tiếp tục chủ động phòng cháy, chữa cháy rừng, giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại do cháy rừng gây ra, Thủ tướng Chính phủ vừa yêu cầu Bộ trưởng các Bộ: NNPTNT, Quốc phòng, Công an, Công thương… tuyệt đối không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác, nhất là trong thời kỳ cao điểm về nắng, nóng.

Thủ tướng giao Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm về công tác PCCC rừng trên địa bàn, khẩn trương chỉ đạo triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách: Chỉ đạo UBND các cấp và các cơ quan chức năng thực hiện nghiêm trách nhiệm quản lý về công tác PCCC rừng, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát về PCCC rừng từ sớm, từ xa, ngay từ cơ sở, phải coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt;

Tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân trong công tác PCCC rừng. Đồng thời, kiểm tra, đôn đốc, kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng lửa trong rừng và gần rừng của người dân, nhất là hoạt động đốt nương làm rẫy, tạm dừng việc dùng lửa để xử lý thực bì; xử lý nghiêm các hành vi dùng lửa có nguy cơ gây cháy rừng trong suốt thời kỳ cao điểm, nguy cơ cháy rừng cao;

Chủ động và khẩn trương rà soát kế hoạch, phương án PCCC rừng tại địa phương với phương châm "bốn tại chỗ"; bố trí lực lượng, phương tiện, vật tư, kinh phí phục vụ công tác PCCC rừng… Phân công lực lượng ứng trực 24/24 giờ trong suốt mùa khô…

Chủ động chỉ đạo các cơ quan chức năng, phối hợp điều tra làm rõ nguyên nhân, xử lý nghiêm những đối tượng cố tình vi phạm các quy định của pháp luật về PCCC rừng; xử lý trách nhiệm quản lý của người đứng đầu khi để xảy ra cháy rừng.

Người đứng đầu Chính phủ cũng yêu cầu Bộ trưởng Bộ NNPTNT chịu trách nhiệm chủ động chỉ đạo công tác dự báo, cảnh báo, tổ chức PCCC rừng trên phạm vi toàn quốc. Đồng thời, tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, nhất là các vùng trọng điểm có nguy cơ cao xảy ra cháy rừng, kịp thời cung cấp thông tin cho các địa phương để chủ động thực hiện các phương án về PCCC rừng; Tăng cường chỉ đạo, kiểm tra công tác PCCC rừng tại các địa phương, nhất là các khu vực trọng điểm về cháy rừng…

Thủ tướng yêu cầu Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an chỉ đạo các đơn vị rà soát, chủ động các phương án hỗ trợ cao nhất có thể cho công tác chữa cháy rừng trên địa bàn đóng quân, sẵn sàng huy động lực lượng, phương tiện tham gia chữa cháy.

 

Thanh Xuân (Tổng hợp từ thanhnien, suckhoedoisong, baolaocai....)

Xem thêm

4[5] 6
Top