Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ hai, ngày 20 tháng 5 năm 2024  
Thứ hai, ngày 23 tháng 1 năm 2023 | 21:35

Bắc Giang phấn đấu có ít nhất 310 sản phẩm OCOP cấp tỉnh vào năm 2025

Theo Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tỉnh Bắc Giang, giai đoạn 2021-2025 ban hành mới đây, thì đến hết năm 2025 tỉnh này phấn đấu có 310 sản phẩm được công nhận 3 sao trở lên.

Theo đó, Kế hoạch đặt ra mục tiêu phấn đấu hết năm 2025, có ít nhất 310 sản phẩm OCOP được công nhận đạt từ 3 sao trở lên (mỗi năm có khoảng 30-35 sản phẩm), trong đó có khoảng 1 - 2 sản phẩm OCOP đạt 5 sao cấp quốc gia. Tập trung ưu tiên phát triển các sản phẩm đặc sản, sản phẩm truyền thống gắn với lợi thế về điều kiện sản xuất, văn hóa địa phương, đặc biệt là sản phẩm các làng nghề, nghề truyền thống, dịch vụ du lịch nông thôn.

Bắc Giang phấn đấu hết năm 2025 có ít nhất 310 sản phẩm OCOP cấp tỉnh.

Cùng với đó, tỉnh sẽ củng cố và nâng cấp ít nhất 50% sản phẩm OCOP đã được đánh giá và phân hạng; ưu tiên phát triển sản phẩm OCOP gắn với thương hiệu sản phẩm chủ lực, đặc trưng, tiềm năng của tỉnh, xây dựng phát triển thêm từ 1-2 sản phẩm dịch vụ du lịch nông thôn. Có ít nhất 30% các chủ thể OCOP xây dựng được chuỗi giá trị, OCOP gắn với vùng nguyên liệu; trong đó ưu tiên các sản phẩm OCOP đã được đánh giá và phân hạng. Phấn đấu có ít nhất 50% làng nghề, làng nghề truyền thống có sản phẩm OCOP góp phần bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống…

Tỉnh Bắc Giang dự kiến phân bổ khoảng 29 tỷ đồng để thực hiện các nội dung Kế hoạch giai đoạn 2021-2025. Trong đó, trọng tâm vào phát triển sản phẩm OCOP gắn với xây dựng vùng nguyên liệu nông sản, dược liệu đặc trưng được cấp mã số vùng trồng, theo hướng sản xuất hữu cơ, nông nghiệp sinh thái, tiết kiệm tài nguyên, bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học, đảm bảo an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc, duy trì cảnh quan nông thôn và bảo vệ môi trường. Triển khai thực hiện chu trình OCOP theo quy định trên cơ sở đảm bảo nguyên tắc nhà nước giữ vai trò kiến tạo, ban hành cơ chế, chính sách, định hướng, quản lý, giám sát, hỗ trợ, tập huấn, xúc tiến thương mại và quảng bá sản phẩm.

Đồng thời tiếp tục phát triển sản phẩm OCOP theo 6 nhóm, ưu tiên các sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ đặc sắc, truyền thống và có lợi thế ở mỗi địa phương, theo hướng phát huy nội lực, gia tăng giá trị, gắn với phát triển cộng đồng. Cùng đó, tiếp tục đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu cho sản phẩm OCOP thông qua các hội chợ, triển lãm, sự kiện tôn vinh, quảng bá, giới thiệu Sản phẩm OCOP; thúc đẩy tiêu dùng sản phẩm OCOP gắn với thị trường du lịch.

Trong đó, có khoảng 1 - 2 sản phẩm OCOP đạt 5 sao cấp quốc gia.

UBND tỉnh giao cho Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh tổ chức thực hiện Chương trình OCOP trên địa bàn tỉnh. Hàng năm tham mưu ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” trên địa bàn tỉnh để tổ chức thực hiện; kiện toàn Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm cấp tỉnh; tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm cấp tỉnh để chọn sản phẩm thi đánh giá và phân hạng cấp Quốc gia.

Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan tham mưu Hội đồng đánh giá cấp tỉnh ban hành Quy chế kiểm tra, giám sát chất lượng sản phẩm OCOP của tỉnh. Thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn, hỗ trợ thực hiện Chương trình OCOP tại các huyện, thành phố.

UBND các huyện, thành phố rà soát, kiện toàn Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện theo tình hình thực tế tại địa phương. Tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm cấp huyện; hướng dẫn, hỗ trợ các chủ thể sản xuất lập hồ sơ đăng ký sản phẩm; lựa chọn các sản phẩm đạt 3 sao cấp huyện tham gia, đánh giá, phân hạng tại cấp tỉnh.

Chỉ đạo rà soát, xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình OCOP giai đoạn và hàng năm theo hướng có trọng tâm, trọng điểm, có lộ trình phù hợp với đặc điểm của mỗi địa phương, trong đó ưu tiên phát triển các nhóm ngành hàng chủ lực, sản phẩm đặc sản, sản phẩm truyền thống gắn với lợi thế về điều kiện sản xuất, văn hóa của địa phương, đặc biệt là sản phẩm các làng nghề, nghề truyền thống, dịch vụ du lịch nông thôn; huy động các nguồn lực thực hiện Chương trình OCOP trên địa bàn huyện có hiệu quả.

UBND cấp xã chủ động tuyên truyền cho các tổ chức kinh tế, người dân về ý nghĩa, các chính sách hỗ trợ của Chương trình OCOP, tích cực hỗ trợ, tư vấn cho các tổ chức kinh tế chuẩn bị hồ sơ, tài liệu tham gia Chương trình OCOP…

 

Hoàng Văn
Ý kiến bạn đọc
  • Nhiều điểm mới trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 tại Hải Phòng

    Nhiều điểm mới trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 tại Hải Phòng

    Chiều 16/5, ông Bùi Văn Kiệm, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng đã thông tin một số điểm mới trong Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm học 2024-2025 tại Hội nghị cung cấp thông tin và giao ban báo chí tuần 20 do Ban Tuyên giáo Thành ủy Hải Phòng phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo thành phố tổ chức.

  • Quảng Nam hỗ trợ nghiên cứu và phát triển ngành Dược liệu

    Quảng Nam hỗ trợ nghiên cứu và phát triển ngành Dược liệu

    Lãnh đạo tỉnh Quảng Nam mong muốn các doanh nghiệp, các chuyên gia, nhà khoa học hàng đầu Việt Nam cho ý kiến sâu về các giải pháp để phát triển ngành Dược liệu và Mỹ phẩm một cách bền vững, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương…

  • Năm 2025, Hải Phòng hoàn thành sắp xếp 41 đơn vị hành chính

    Năm 2025, Hải Phòng hoàn thành sắp xếp 41 đơn vị hành chính

    Thành ủy Hải Phòng vừa triệu tập Hội nghị để cho ý kiến đối với các Đề án về sắp xếp, thành lập, điều chỉnh địa giới hành chính cấp huyện, cấp xã trên địa bàn thành phố giai đoạn 2023-2025 và chủ trương lựa chọn biểu tượng thành phố.

  • Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Theo vòng quay của thời gian, lại một tháng Tư nữa lại về! Tháng Tư về, nhiều khoảnh khắc thiên nhiên tươi đẹp đọng lại trong mỗi người khi mùa Xuân sắp qua đi, nhường chỗ cho mùa Hè tràn ngập ánh vàng lấp lánh của nắng, sắc trắng mong manh của hoa loa kèn có mặt ở mọi nẻo đường, nhiều góc phố Thủ đô yêu dấu.

  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

Top