Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 17 tháng 5 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 12 tháng 3 năm 2023 | 16:8

Biến gốc cà phê thành những tác phẩm nghệ thuật độc đáo

Nằm trong các sựu kiện tại Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8, tại Khu Du lịch sinh thái văn hóa cộng đồng Kotam (TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) diễn ra Hội thi chế tác các sản phẩm mỹ nghệ từ cây cà phê với sự tham gia của hơn 50 nghệ nhân đến từ các tỉnh trên địa bàn Tây Nguyên.

Với chủ đề "Văn hóa, nghệ thuật, thiên nhiên, con người Tây Nguyên", các nghệ nhân có thời gian 3 ngày để chế tác sản phẩm mỹ nghệ bằng hình thức điêu khắc, chạm trổ, mài, đục, cắt gọt trên thân gỗ cây cà phê...

Sản phẩm hoàn thiện phải được ghép từ 6 thân gốc cà phê trở lên, hoặc có nhiều sản phẩm rời theo chủ đề được chế tác từ 6 thân gốc cà phê trở lên. Đại diện Ban tổ chức cho biết, lý do chọn gốc cà phê để thi lần này nhằm tạo giá trị cây cà phê, giúp người nông dân có thêm thu nhập sau khi cây cà phê già cỗi; đồng thời góp phần gìn giữ, bảo tồn văn hóa Tây Nguyên.

Để hình thành được tác phẩm, các nghệ nhận phải trải qua quá trình thai nghén ý tưởng và lao động cật lực

Để hình thành được tác phẩm, các nghệ nhận phải trải qua quá trình thai nghén ý tưởng và lao động cật lực

Sản phẩm mô tả hình ảnh sinh hoạt, văn hóa tâm linh hoặc về thế giới tự nhiên, đồ dùng sinh hoạt, trang trí và các hình tượng khác trong đời sống vật chất, tinh thần của người Tây Nguyên. Bên cạnh đó, sản phẩm phải thể hiện được nét đặc trưng về nghệ thuật chế tác sản phẩm mỹ nghệ, làm nổi bật đuợc giá trị truyền thống và mang lại giá trị thẩm mỹ cao và có ý tưởng sáng tạo, độc đáo, miêu tả được hình ảnh về Tây Nguyên.

những gốc và thân cà phê được các nghệ nhân thổi hồn trở thành những tác phẩm nghệ thuật độc đáo

Những gốc và thân cà phê được các nghệ nhân thổi hồn trở thành những tác phẩm nghệ thuật độc đáo

Tại Lễ hội cà phê, Ban tổ chức chọn cây cà phê là chất liệu để các nghệ nhân sáng tạo, tạo nên những sản phẩm mỹ nghệ độc đáo. Sau khi hoàn thành sản phẩm, nghệ nhân sẽ trình bày, thuyết minh về ý tưởng, nội dung, ý nghĩa về tác phẩm của mình và được Ban Giám khảo cuộc thi đánh giá, chấm điểm.

Hội thi nhằm làm phong phú nội dung, tạo không khí vui tươi, góp phần vào thành công của Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8. Đồng thời, tạo điều kiện cho các nghệ nhân gặp gỡ, giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm về chế tác sản phẩm mỹ nghệ từ cây cà phê. Với cuộc thi trên, nghệ nhân thể hiện niềm đam mê, sự sáng tạo trong nghệ thuật chế tác sản phẩm mỹ nghệ. Qua đó, ban tổ chức phát hiện các nghệ nhân giỏi để có chiến lược phát huy khả năng, tiềm năng của những nghệ nhân chế tác và giới thiệu những sản phẩm mỹ nghệ từ hội thi đến nhân dân 49 dân tộc trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk cùng du khách.

Sự tinh tế và nghệ thuật độc đáo được thể hiện trong các tác phẩm

Sự tinh tế và nghệ thuật độc đáo được thể hiện trong các tác phẩm

Được mục sở thị các nghệ nhân chế tác tác những gốc cà phê vô tri vô giác thành những tác phẩm nghệ thuật độc đáo khiến nhiều du khách cảm thấy khâm phục tài năng và tâm huyết của họ. Họ đã thổi hồn để tạo nên sức sống cho các tác phẩm. Mỗi tác phẩm như những lát cắt thể hiện muôn mặt của cuộc sống.

Sản phẩm mỹ nghệ từ cây cà phê đạt giải sẽ được lưu giữ, trưng bày tại Bảo tàng – Khu Du lịch sinh thái văn hóa cộng đồng Kotam để giới thiệu, quảng bá nét đặc trưng văn hóa của con người Tây Nguyên.

 

Thanh Hòa
Ý kiến bạn đọc
  • Quảng Nam giới thiệu Nhà bảo tàng đa dạng sinh học

    Quảng Nam giới thiệu Nhà bảo tàng đa dạng sinh học

    Bảo tàng đa dạng sinh học tỉnh Quảng Nam – nơi trình diễn, quảng bá các giá trị tài nguyên đa dạng sinh học, sự phong phú của các loài động, thực vật quý hiếm, đặc hữu, đặc trưng mà thiên nhiên ban tặng; đồng thời góp phần thúc đẩy lối sống có trách nhiệm với thiên nhiên, phục hồi đa dạng sinh học.

  • Đặc sắc chương trình kỷ niệm 15 năm “Lăng Cô – Vịnh đẹp thế giới”

    Đặc sắc chương trình kỷ niệm 15 năm “Lăng Cô – Vịnh đẹp thế giới”

    Chương trình kỷ niệm diễn ra từ ngày 10-12/5 với nhiều hoạt động, chương trình nghệ thuật đặc sắc, các hoạt động văn hoá, thể thao truyền thống và hiện đại.

  • Ấn tượng Lễ hội Hoa Phượng đỏ Hải Phòng năm 2024

    Ấn tượng Lễ hội Hoa Phượng đỏ Hải Phòng năm 2024

    Điểm nhấn của Lễ hội Hoa Phượng đỏ năm 2024 là chương trình nghệ thuật "Hải Phòng - Bừng sáng miền di sản". Đêm hội đã để lại ấn tượng đẹp cho hàng vạn người dân, du khách về một thành phố phát triển, trẻ trung, năng động.

  • Hải Dương: Ô nhiễm hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải

    Hải Dương: Ô nhiễm hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải

    Hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải, đoạn qua địa bàn tỉnh Hải Dương, từ lâu luôn “nhức nhối” ô nhiễm ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt và phục vụ sản xuất… của người dân.

  • Năm 2024, Quảng Ngãi đào tạo nghề cho 100 lao động nông thôn

    Năm 2024, Quảng Ngãi đào tạo nghề cho 100 lao động nông thôn

    Theo Kế hoạch, năm 2024, tỉnh Quảng Ngãi tổ chức đào tạo nghề nông nghiệp cho 100 lao động nông thôn, với mục tiêu sau khi tham gia học nghề có từ 80% trở lên số người học nghề có việc làm, thu nhập cao hơn so với trước khi chưa tham gia học nghề.

  • Duy Xuyên tích cực ứng phó với hạn, mặn

    Duy Xuyên tích cực ứng phó với hạn, mặn

    Các biện pháp ứng phó hạn hán, xâm nhập mặn đang được chính quyền và ngành nông nghiệp huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam triển khai đồng bộ góp phần hạn chế thiệt hại đối với sản xuất nông nghiệp.

Top