Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 17 tháng 5 năm 2024  
Thứ ba, ngày 23 tháng 1 năm 2024 | 9:34

Cẩm Hà tổ chức Ngày hội Cây quật cảnh năm 2024

Những ngày qua, BTV Đảng ủy và UBND xã Cẩm Hà, thành phố Hội An, tỉnh Quảnh Nam tổ chức Ngày hội cây quật cảnh xã Cẩm Hà lần thứ VIII năm 2024 và đón bằng công nhận Nghề truyền thống “Trồng quật Cẩm Hà”.

Sự kiện tiếp tục giới thiệu, quảng bá nét đặc trưng của văn hóa làng nghề trồng hoa cây cảnh, nhất là cây quật cảnh đến với khách hàng, du khách, đồng thời tìm đầu ra cho sản phẩm quật cảnh trong dịp Tết Giáp Thìn.

Cẩm Hà là một xã nông thôn của TP.Hội An, đời sống kinh tế chủ yếu là nông nghiệp. Với diện tích tự nhiên hơn 613 ha, trong đó có hơn 65 ha trồng quật và hoa cây cảnh. Thu nhập từ kinh tế vườn mà đặc biệt là cây quật ngày càng tăng cao, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương.

Phó Chủ tịch UBND TP.Hội An Nguyễn Thế Hùng trao bằng công nhận Nghề truyền thống cấp tỉnh “Trồng quật ở Cẩm Hà”.

Phó Chủ tịch UBND TP. Hội An Nguyễn Thế Hùng trao bằng công nhận Nghề truyền thống cấp tỉnh “Trồng quật ở Cẩm Hà”.

Những năm trở lại đây, bên cạnh việc ổn định hơn 200 ha đất canh tác nông nghiệp, Cẩm Hà đã tập trung phát triển nghề trồng hoa cây cảnh, chủ đạo vẫn là cây quật. Năm 2013, nghề này mang lại doanh thu gần 15 tỷ đồng với thị trường tiêu thụ từ Quảng Bình đến Nha Trang. Đến nay, bình quân mỗi năm doanh thu đã lên tới 45 tỷ đồng. Năm 2023, doanh thu gần 50 tỷ đồng; riêng trong dịp Tết Nguyên đán, nông dân đã trồng 65.000 chậu quật cảnh cùng 350.000 cây quật đất.

Ông Mai Kim Phương – Chủ tịch UBND xã Cẩm Hà cho biết, Cẩm Hà ưu tiên quỹ đất cho việc xây dựng các làng hoa cây cảnh tại các thôn Bàu Ốc, Đồng Nà, Trảng Suối. Từ thành công của mô hình chuyên canh kết hợp phát triển dịch vụ, du lịch tại làng rau Trà Quế, xã đã khuyến khích các hộ, cá nhân liên kết thành lập tổ hợp tác làm dịch vụ trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm cũng như mở rộng các loại hình kinh doanh thương mại, dịch vụ, du lịch. Định hướng này đã tạo bước chuyển mạnh mẽ cho địa phương trên hành trình xây dựng xã nông thôn mới.

“Tại xã Cẩm Hà đã hình thành các vùng sản xuất quật tập trung tập trung, một số mô hình sản xuất được nhân rộng. Cùng với quật chậu, đã có thêm nhiều hộ gia đình làm quật thế, quật bonsai và các sản phẩm ché biến từ quật. Mô hình sản xuất quật hữu cơ đã được xây dựng, kết hợp mô hình tham quan chế biến tại các vườn quật. Bà con nông dân từng bước thay đổi phương thức sản xuất và canh tác để giữ nghề, sử dụng giá thể thay đất cát, giảm thiểu sử dụng thuốc bảo vệ thực vật bảo vệ môi trường.

Từ một loại cây ban đầu chỉ cung cấp sản phẩm thuần về thực phẩm, đến nay cây quật trở thành một sản phẩm mang tính văn hóa nghề. Ngày 4/12/2023 Sở NN-PTNT Quảng Nam đã công nhận Nghề truyền thống tỉnh Quảng Nam đối với nghề trồng quật Cẩm Hà”, ông Phương cho biết thêm.

Các cá nhân và gia đình mang về trưng bày tại Ngày hội hơn 100 cây quật đặc trưng cho hơn 45.000 cây quật được trồng trên địa bàn xã.

Các cá nhân và gia đình mang về trưng bày tại Ngày hội hơn 100 cây quật đặc trưng cho hơn 45.000 cây quật được trồng trên địa bàn xã.

Nghề trồng quật cảnh Cẩm Hà là một thực thể văn hóa sống động gắn với quá trong phát triển của làng xã và cộng đồng dân cư, gắn với không gian văn hóa, cảnh quan địa lý – sinh thái địa phương. Việc tổ chức Ngày hội nhằm tôn vinh bản sắc văn hóa ngành nghề, tạo điều kiện cho bà con nông dân, các nghệ nhân giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm. Đồng thời, tổ chức trưng bày, giới thiệu cây quật đẹp độc đáo, từng bước mở rộng thị trường tiêu thụ, tạo thêm sản phẩm du lịch cho địa phương.

Tại Ngày hội Cây quật cảnh Cẩm Hà lần thứ III năm 2024, địa phương cũng đã tôn vinh các cá nhân, hộ gia đình có nhiều đóng góp trong quá trình hình thành và phát triển nghề trồng quật ở xã Cẩm Hà. Bên cạnh đó, còn có nhiều hoạt động như: trưng bày quật cảnh, giới thiệu sản phẩm OCOP, các món ẩm thực từ quật, các món ăn đặc sản của địa phương, giao lưu dân vũ, hô hát bài chòi, hội thi tiếng hát bolero… phục vụ nhân dân và du khách.

 

Anh Vũ
Ý kiến bạn đọc
  • Quảng Nam giới thiệu Nhà bảo tàng đa dạng sinh học

    Quảng Nam giới thiệu Nhà bảo tàng đa dạng sinh học

    Bảo tàng đa dạng sinh học tỉnh Quảng Nam – nơi trình diễn, quảng bá các giá trị tài nguyên đa dạng sinh học, sự phong phú của các loài động, thực vật quý hiếm, đặc hữu, đặc trưng mà thiên nhiên ban tặng; đồng thời góp phần thúc đẩy lối sống có trách nhiệm với thiên nhiên, phục hồi đa dạng sinh học.

  • Đặc sắc chương trình kỷ niệm 15 năm “Lăng Cô – Vịnh đẹp thế giới”

    Đặc sắc chương trình kỷ niệm 15 năm “Lăng Cô – Vịnh đẹp thế giới”

    Chương trình kỷ niệm diễn ra từ ngày 10-12/5 với nhiều hoạt động, chương trình nghệ thuật đặc sắc, các hoạt động văn hoá, thể thao truyền thống và hiện đại.

  • Ấn tượng Lễ hội Hoa Phượng đỏ Hải Phòng năm 2024

    Ấn tượng Lễ hội Hoa Phượng đỏ Hải Phòng năm 2024

    Điểm nhấn của Lễ hội Hoa Phượng đỏ năm 2024 là chương trình nghệ thuật "Hải Phòng - Bừng sáng miền di sản". Đêm hội đã để lại ấn tượng đẹp cho hàng vạn người dân, du khách về một thành phố phát triển, trẻ trung, năng động.

  • Hải Dương: Ô nhiễm hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải

    Hải Dương: Ô nhiễm hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải

    Hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải, đoạn qua địa bàn tỉnh Hải Dương, từ lâu luôn “nhức nhối” ô nhiễm ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt và phục vụ sản xuất… của người dân.

  • Năm 2024, Quảng Ngãi đào tạo nghề cho 100 lao động nông thôn

    Năm 2024, Quảng Ngãi đào tạo nghề cho 100 lao động nông thôn

    Theo Kế hoạch, năm 2024, tỉnh Quảng Ngãi tổ chức đào tạo nghề nông nghiệp cho 100 lao động nông thôn, với mục tiêu sau khi tham gia học nghề có từ 80% trở lên số người học nghề có việc làm, thu nhập cao hơn so với trước khi chưa tham gia học nghề.

  • Duy Xuyên tích cực ứng phó với hạn, mặn

    Duy Xuyên tích cực ứng phó với hạn, mặn

    Các biện pháp ứng phó hạn hán, xâm nhập mặn đang được chính quyền và ngành nông nghiệp huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam triển khai đồng bộ góp phần hạn chế thiệt hại đối với sản xuất nông nghiệp.

Top