Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 16 tháng 5 năm 2024  
Thứ hai, ngày 26 tháng 2 năm 2024 | 9:15

Chuyện kỳ bí trên đỉnh Ngàn Nưa

Ngàn Nưa, hay còn gọi núi Nưa, Na Sơn (thuộc Khu di tích lịch sử văn hóa Quốc gia Am Tiên, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hoá), không chỉ là địa danh đặc biệt, nơi Bà Triệu dấy binh khởi nghĩa chống giặc ngoại xâm, mà còn được biết đến là nơi linh thiêng và nhiều câu chuyện huyền bí.

Huyệt đạo linh thiêng bậc nhất

Cách thành phố Thanh Hóa khoảng 30km, khu di tích Am Tiên nằm trên đỉnh Ngàn Nưa thuộc làng Cổ Định, xã Tân Ninh (nay là thị trấn Nưa, huyện Triệu Sơn). Quần thể khu di tích bao gồm Núi Nưa - Đền Nưa - Am Tiên, tổng diện tích 100ha, gắn với sự tích cuộc khởi nghĩa của nữ anh hùng dân tộc Triệu Thị Trinh (tức Bà Triệu).

Hàng năm có hàng vạn du khách đổ về ngôi đền linh thiêng Am Tiên để cầu may và khám phá những điều bí ẩn.

Theo sử sách, năm 248, Triệu Thị Trinh cùng người anh trai Triệu Quốc Đạt, một huyện lệnh có thế lực trong vùng, đã tập hợp nghĩa sĩ, chọn núi Nưa làm căn cứ để luyện tập võ nghệ, dấy binh khởi nghĩa, đánh đuổi quân Đông Ngô xâm lược. Cuộc khởi nghĩa sau đó tuy đã thất bại, nữ tướng phải tuẫn tiết ở núi Tùng (xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa ngày nay) nhưng câu nói của bà: “Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở Biển Đông, đánh đuổi giặc Ngô giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ, chứ không chịu khom lưng làm tỳ thiếp người ta” nhiều đời sau vẫn còn lưu truyền.

Đỉnh Ngàn Nưa là ngọn núi cao nhất trong vùng với độ cao 538m so với mực nước biển. Nơi đây vào mùa hè trời hanh thông, quang đãng; mùa đông thường có mây mù bao phủ tạo cho Ngàn Nưa vẻ đẹp hoang sơ, u tịch và đầy huyền bí.

Khu vực đền Am Tiên rộng 4ha. Trải qua thời gian, mặc dù đã đổi thay nhiều nhưng không gian của núi thiêng dường như vẫn vẹn nguyên vẻ hoang sơ, mờ ảo như chính những câu chuyện kỳ bí được lưu truyền qua bao đời ở vùng đất này.

Đặc biệt, từ cổng đền Am Tiên đi sâu vào trong sẽ thấy huyệt đạo linh thiêng. Đó là khoảng đất cao nhất ngọn núi, rộng hơn 100m2, được rào chắn kỹ lưỡng. Ngay lối vào là phiến đá trắng có khắc dòng chữ “Cầu cho quốc thái dân an”. Đây được xem là 1 trong 3 huyệt đạo thiêng nhất cả nước (gồm: huyệt đạo ở núi Đá Chông, Ba Vì, Hà Nội; huyệt đạo ở núi Bà Đen tỉnh Tây Ninh và núi Nưa, huyện Triệu sơn).

Du khách khấn cầu bình an, may mắn tại huyệt đạo.

Tương truyền, thời nhà Đường có tướng Cao Biền được cử sang cai trị nước ta, thấy nơi đây có hình sông, thế núi linh thiêng, long mạch rất vượng, nên muốn phá đi. Cao Biền thường mặc áo phù thủy, cưỡi diều giấy đi khắp nơi để xem địa thế, hoặc giả lập đàn cúng tế lừa thần bản địa đến rồi dùng kiếm báu chém đầu, xong đào hào, chôn kim khí để triệt long mạch. Khi bay đến Ngàn Nưa, Cao Biền đã tìm cách trấn yểm huyệt đạo này nhưng thất bại. Huyệt thiêng chính là nơi giao hòa giữa trời và đất.

Ông Lê Bật Sơn, thủ từ đền Am Tiên cho hay, khu đất này là huyệt đạo mà Cao Biền đã cố tìm cách triệt long mạch nhưng bất thành. Đây chính là nơi giao hòa giữa đất và trời, nên ta có thể cảm nhận được sự chuyển động của vũ trụ. Ngày mồng 9 tháng Giêng hàng năm chính là ngày “mở cửa trời”, nên cho dù ngày đó trời có mưa gió, bão bùng thì có một thời khắc nhất định Ngàn Nưa sẽ quang đãng, hanh thông, đất trời như rộng mở. Hay mỗi lần đất nước có sự đổi thay nào đó, đêm đến người dân quanh vùng lại thấy có một vệt sáng trên đỉnh núi.

Giếng Tiên trên núi

Trên đỉnh Ngàn Nưa, ngoài huyệt đạo linh thiêng và Am Tiên - ngôi đền cao 585m so với mực nước biển - là nơi thờ Đức Thánh Mẫu, thờ Phật… còn có nhiều địa điểm mang màu sắc huyền bí như bàn cờ Tiên - tương truyền là nơi các tiên ông thấy cảnh đẹp thường lui tới thượng cờ, ngồi ngắm núi sông làng mạc, dấu tích bàn cờ tiên cho đến bây giờ vẫn được gìn giữ và bảo tồn.

Đặc biệt là giếng Tiên không bao giờ cạn dù nằm ở trên núi độ cao hơn 500m, không khe, không suối, nhiều năm quanh vùng khô cạn nhưng giếng vẫn đầy nước và trong xanh, không ai xác định được giếng này có từ khi nào.

Theo người dân địa phương, dân gian tương truyền, sự chuyển động của vũ trụ tạo ra vết nứt trên đá, dần dần vết nứt rộng ra tạo thành giếng. Nơi đây được cho là giếng Bà Triệu và nghĩa quân lấy nước sử dụng hàng ngày. Cũng có truyền thuyết, cứ tối tối lại thấy các tiên nữ tắm nên gọi là giếng Tiên.

Nước giếng Tiên trên đỉnh ngàn Nưa quanh năm trong xanh, không bao giờ cạn.

Trước kia, giếng chỉ là một hố sâu chừng 3-4m, rộng hơn 1m. Lòng giếng rất cạn, từ trên nhìn xuống đã thấy đáy, nhưng nước giếng cứ trong veo, đầy ăm ắp, không bao giờ vơi cạn dù cho hạn hán kéo dài.

Những du khách về nơi đây, ai cũng tới giếng cầu xin nước về uống hay rửa mặt, sẽ gặp được nhiều may mắn, làm ăn thuận buồm xuôi gió, còn những người mang bệnh tật sẽ dần dần khỏi nếu thành tâm, trẻ nhỏ sử dụng nước giếng tiên cầu cho học hành đỗ đạt…

Cũng theo người dân địa phương, không chỉ vậy, nơi đây vẫn còn lưu truyền nhiều câu chuyện kỳ bí như: Vườn đào Tiên, vườn thuốc Tiên, hay thường xuyên xuất hiện rắn nằm ở đền mà nhiều du khách thập phương cũng đã tận mắt chứng kiến.

Để thúc đẩy du lịch phát triển, huyện Triệu Sơn đã xây dựng Đề án “Phát triển du lịch huyện Triệu Sơn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030”. Đề án đang trong quá trình xin ý kiến các ban, ngành cấp tỉnh nhằm phát huy giá trị di tích lịch sử danh thắng địa điểm khởi nghĩa Bà Triệu, gồm: núi Nưa, đền Nưa, Am Tiên...

Hàng năm, cứ đến ngày mùng 9 tháng Giêng, từng dòng người lại đổ về “huyệt đạo” linh thiêng này để khai hội Đền Nưa - Am Tiên và tham gia lễ mở “cổng trời”, xin lộc, cầu bình an. Du khách đến đây, đứng ở huyệt nhắm mắt, nắm tay, thả lỏng cơ thể có thể cảm nhận được sự chuyển động của vũ trụ.

Lê Thức
Ý kiến bạn đọc
  • Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Ngày 19/4, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức sơ kết 1 năm triển khai chương trình vận động, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà cho người nghèo, người có khó khăn về nhà ở giai đoạn 2023-2025 (Chương trình 1838).

  • “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    Với 28 lần hiến máu nhân đạo, trình dược viên Từ Thị Tuyên (SN 1989), xã Thạch Thắng, Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã trở thành tấm gương sáng trong các hoạt động an sinh xã hội, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng…

  • PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    Với tinh thần tương thân tương ái, vừa qua, Đoàn Thanh niên Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã tổ chức chương trình từ thiện “Xuân tình nguyện 2024” để thăm hỏi, động viên và trao quà đến các em học sinh nghèo, các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại xã Nậm Chảy, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Đây là hoạt động hưởng ứng tinh thần Tháng Thanh niên và Năm Thanh niên tình nguyện của tuổi trẻ PVcomBank.

  • Quảng Nam giới thiệu Nhà bảo tàng đa dạng sinh học

    Quảng Nam giới thiệu Nhà bảo tàng đa dạng sinh học

    Bảo tàng đa dạng sinh học tỉnh Quảng Nam – nơi trình diễn, quảng bá các giá trị tài nguyên đa dạng sinh học, sự phong phú của các loài động, thực vật quý hiếm, đặc hữu, đặc trưng mà thiên nhiên ban tặng; đồng thời góp phần thúc đẩy lối sống có trách nhiệm với thiên nhiên, phục hồi đa dạng sinh học.

  • Đặc sắc chương trình kỷ niệm 15 năm “Lăng Cô – Vịnh đẹp thế giới”

    Đặc sắc chương trình kỷ niệm 15 năm “Lăng Cô – Vịnh đẹp thế giới”

    Chương trình kỷ niệm diễn ra từ ngày 10-12/5 với nhiều hoạt động, chương trình nghệ thuật đặc sắc, các hoạt động văn hoá, thể thao truyền thống và hiện đại.

  • Ấn tượng Lễ hội Hoa Phượng đỏ Hải Phòng năm 2024

    Ấn tượng Lễ hội Hoa Phượng đỏ Hải Phòng năm 2024

    Điểm nhấn của Lễ hội Hoa Phượng đỏ năm 2024 là chương trình nghệ thuật "Hải Phòng - Bừng sáng miền di sản". Đêm hội đã để lại ấn tượng đẹp cho hàng vạn người dân, du khách về một thành phố phát triển, trẻ trung, năng động.

  • Hải Dương: Ô nhiễm hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải

    Hải Dương: Ô nhiễm hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải

    Hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải, đoạn qua địa bàn tỉnh Hải Dương, từ lâu luôn “nhức nhối” ô nhiễm ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt và phục vụ sản xuất… của người dân.

  • Năm 2024, Quảng Ngãi đào tạo nghề cho 100 lao động nông thôn

    Năm 2024, Quảng Ngãi đào tạo nghề cho 100 lao động nông thôn

    Theo Kế hoạch, năm 2024, tỉnh Quảng Ngãi tổ chức đào tạo nghề nông nghiệp cho 100 lao động nông thôn, với mục tiêu sau khi tham gia học nghề có từ 80% trở lên số người học nghề có việc làm, thu nhập cao hơn so với trước khi chưa tham gia học nghề.

  • Duy Xuyên tích cực ứng phó với hạn, mặn

    Duy Xuyên tích cực ứng phó với hạn, mặn

    Các biện pháp ứng phó hạn hán, xâm nhập mặn đang được chính quyền và ngành nông nghiệp huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam triển khai đồng bộ góp phần hạn chế thiệt hại đối với sản xuất nông nghiệp.

Top