Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 9 tháng 5 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 17 tháng 2 năm 2024 | 18:3

Độc đáo Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình năm 2024

Ngày 17/2 (tức mùng 8 tháng Giêng), tại sân vận động xã Phong Phú, UBND huyện Tân Lạc (Hòa Bình), tổ chức khai mạc Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình năm 2024.

Nghệ nhân mo Mường Bùi Văn Lựng thực hiện nghi lễ thờ cúng mời Quốc Mẫu Hoàng Bà và các vị thần, đoàn đã rước kiệu từ Miếu thờ xóm Lũy Ải ra lễ đài sân vận động xã Phong Phú để khai mạc Lễ hội.

Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường là lễ hội truyền thống có từ rất lâu đời và là lễ hội dân gian lớn nhất của người Mường, đặc biệt ở bốn vùng Mường lớn của tỉnh Hoà Bình là Bi, Vang, Thàng, Động; gắn liền với nền sản xuất nông nghiệp lúa nước, mang nhiều dấu ấn của nền văn minh Việt cổ. Đây là hoạt động văn hóa tín ngưỡng không thể thiếu của đồng bào người Mường ở Hòa Bình mỗi dịp Xuân về.

Ông Nguyễn Phi Long, Bí thư Tỉnh ủy Hòa Bình, đánh trống khai hội.

Tùy từng vùng Mường mà lễ hội được tổ chức vào các ngày và địa điểm thực hiện nghi trình, nghi thức có sự khác nhau. Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia vào năm 2022.

Gần 500 nghệ nhân chiêng trình diễn màn hoà tấu chiêng Mường.

Phát biểu khai mạc lễ hội, ông Bùi Văn Tinh, Chủ tịch UBND huyện Tân Lạc, cho hay, Lễ hội Khai hạ là hoạt động văn hóa - tín ngưỡng không thể thiếu của đồng bào người Mường ở Hòa Bình, đặc biệt là ở bốn vùng mường lớn: Bi, Vang, Thàng, Động. Lễ hội mang ý nghĩa tôn kính các vị thần linh, tưởng nhớ những người đã có công lập đất, lập mường và cầu mong vạn vật sinh sôi nảy nở, mùa màng bội thu, cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Trải qua quá trình phát triển, thăng trầm của lịch sử, Lễ hội Khai hạ đã in sâu vào đời sống tinh thần của cộng đồng người Mường. Cho đến nay, người dân vẫn còn bảo tồn, lưu giữ nhiều giá trị truyền thống, là nơi kết tinh, hội tụ những di sản văn hóa lịch sử thu hút đông đảo người dân địa phương và du khách. Đây là nét văn hóa đặc sắc của người Mường Hòa Bình và là niềm tự hào của nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình.

Sau chương tình biểu diễn nghệ thuật ở sân khấu chính, kiệu Quốc Mẫu Hoàng Bà tiếp tục được rước ra ra chứng kiến lễ đi cày đầu xuân tại Nà Trùng (khu ruộng Trùng).

"Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình được đưa vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, vừa được tỉnh đưa vào Lễ hội truyền thống hằng năm. Đồng thời, đáp ứng được lòng mong mỏi của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh, góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, qua đó, tuyên truyền về giá trị lịch sử, văn hóa, nâng cao nhận thức trong việc bảo tồn bản sắc văn hóa các dân tộc", Chủ tịch UBND huyện Tân Lạc cho biết thêm.

Sau phần lễ, phần hội tiếp tục được diễn ra với các hoạt động hấp dẫn. Bao gồm thi đấu các môn thể thao dân tộc và trình diễn trò chơi dân gian, nghề thủ công truyền thống. 

Lễ hội với 2 phần chính là phần lễ và phần hội. Phần lễ gồm những hoạt động chính như: Tổ chức nghi lễ thờ cúng mời Quốc Mẫu Hoàng Bà và các vị thần được thờ về tại miếu thờ xóm Lũy Ải; Tổ chức nghi lễ rước kiệu từ miếu thờ xóm Lũy Ải ra lễ đài sân vận động xã Phong Phú; Màn hoà tấu chiêng Mường của 500 diễn viên, nghệ nhân; Nghi thức xuống đồng và nghi thức tế lễ tại miếu thờ xóm Lũy Ải.

Trong không khí rộn ràng của lễ hội, những nhánh mạ đầu tiên của năm mới được giâm xuống đồng, mang theo biết bao hy vọng của người nông dân.

Phần hội diễn ra với nhiều nội dung như: Thi đấu các môn thể thao dân tộc và trình diễn các trò chơi dân gian, nghề thủ công truyền thống; Chấm thi trại văn hóa, ẩm thực, thi đan lát, bóng chuyền, séc bùa. Bên cạnh đó có hoạt động tư vấn việc làm, đào tạo nghề, tạo cơ hội cho người lao động. Đặc biệt ở phần hội sẽ diễn ra vòng thi chung khảo trình diễn trang phục dân tộc Mường diễn ra vào tối ngày hôm nay (18/2).

Tại lễ hội, nhiều gian hàng của các xã, thị trấn trưng bày sản phẩm về nông nghiệp, các món ẩm thực dân tộc mang đậm bản sắc văn hóa vùng miền.

Lễ hội được tổ chức thường niên sẽ góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, qua đó tuyên truyền về giá trị lịch sử, văn hóa, nâng cao nhận thức trong việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc; quảng bá sản phẩm du lịch của tỉnh Hoà Bình đến với du khách trong nước và quốc tế.

Hàng nghìn người dân, du khách tham dự lễ hội.

Đây cũng là dịp để đồng bào Mường giao lưu, gặp gỡ, thắt chặt thêm tình đoàn kết cộng đồng. Lễ hội còn thu hút du khách muôn phương về vui hội và tìm hiểu nét sinh hoạt văn hóa đậm đà bản sắc của đồng bào dân tộc Mường ở Hòa Bình. Lễ hội diễn ra trong 3 ngày từ ngày 15-17/2 (mùng 6 đến mùng 8 tháng Giêng năm Giáp Thìn).

 

Hoàng Văn
Ý kiến bạn đọc
  • Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Ngày 19/4, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức sơ kết 1 năm triển khai chương trình vận động, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà cho người nghèo, người có khó khăn về nhà ở giai đoạn 2023-2025 (Chương trình 1838).

  • “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    Với 28 lần hiến máu nhân đạo, trình dược viên Từ Thị Tuyên (SN 1989), xã Thạch Thắng, Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã trở thành tấm gương sáng trong các hoạt động an sinh xã hội, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng…

  • PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    Với tinh thần tương thân tương ái, vừa qua, Đoàn Thanh niên Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã tổ chức chương trình từ thiện “Xuân tình nguyện 2024” để thăm hỏi, động viên và trao quà đến các em học sinh nghèo, các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại xã Nậm Chảy, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Đây là hoạt động hưởng ứng tinh thần Tháng Thanh niên và Năm Thanh niên tình nguyện của tuổi trẻ PVcomBank.

Top