Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 11 tháng 5 năm 2024  
Thứ ba, ngày 4 tháng 7 năm 2023 | 16:21

EVN linh hoạt ứng phó với những khó khăn đảm bảo cung ứng điện năm 2023

Tiếp tục thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã yêu cầu các đơn vị phát điện, Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia (A0) và Công ty Mua bán điện yêu cầu triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để đảm bảo cung ứng điện cho những tháng cuối năm 2023.

Khắc phục hiện tượng suy giảm công suất

Theo đó, tại công văn số 3596/EVN-KTSX-TTĐ ngày 27/6/2023, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã yêu cầu các đơn vị phát điện tập trung nhân lực, vật tư và các điều kiện cần thiết khắc phục, sớm đưa vào vận hành các tổ máy, lò hơi đang bị sự cố tại nhà máy nhiệt điện Phả Lại 1 và 2; khắc phục hiện tượng suy giảm công suất dưới định mức trong quá trình vận hành do sự cố các hệ thống phụ trợ, chất lượng nhiên liệu đầu vào, nhiệt độ nước làm mát đầu.

Đồng thời, tăng tần suất kiểm tra, theo dõi vận hành các thiết bị tại chỗ để đảm bảo độ tin cậy hoạt động của các tổ máy phát điện, phát hiện xử lý sớm các bất thường không để xảy ra sự cố, đặc biệt là sự cố chủ quan do lỗi của con người.

Công ty cổ phần Nhiệt điện Phả Lại. Ảnh: http://ppc.evn.vn

Các đơn vị phải chuẩn bị sẵn sàng các phương án, nhân lực, vật tư, thiết bị tại nhà máy để xử lý kịp thời nếu sự cố xảy ra nhằm khôi phục vận hành tổ máy trong thời gian sớm nhất. Bên cạnh đó, thực hiện duy tu bảo dưỡng các nhà máy nhiệt điện để đảm bảo vận hành an toàn, nâng cao độ khả dụng các tổ máy trong thời gian còn lại năm 2023 theo kế hoạch đã được duyệt.

Từ đầu năm đến nay, tổng lũy kế sản lượng điện phát từ nguồn nhiện điện đạt khoảng 70 tỷ kWh; trong đó nhiệt điện miền Bắc đạt hơn 44 tỷ kWh.

Việc thực hiện đảm bảo nhiên liệu than cho phát điện đã được Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tại Chỉ thị 29/CT-TTg và cụ thể hóa tại nhiều văn bản chỉ đạo của Bộ Công Thương. Triển khai thực hiện, EVN yêu cầu các đơn vị thực hiện nghiêm túc và chịu trách nhiệm toàn diện trong việc thu xếp nguồn than cho sản xuất điện, đảm bảo cung cấp đủ và ổn định cho vận hành nhà máy điện năm 2023 và các năm tiếp theo.

Đối với lượng than vượt so với khối lượng than do Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam (TKV) và Tổng công ty Đông Bắc cung cấp, chủ đầu tư các nhà máy nhiệt điện chịu trách nhiệm thu xếp để đảm bảo vận hành nhà máy ổn định, tin cậy, an toàn và đáp ứng yêu cầu huy động của Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia (A0).

Theo báo cáo của TKV, trong 6 tháng đầu năm 2023, tổng khối lượng than rót cung cấp cho các nhà máy nhiệt điện than dự kiến đạt 21,3 triệu tấn (trong đó thực hiện 5 tháng đạt 17,3 triệu tấn và dự kiến tháng 6 đạt 4 triệu tấn) tương đương 105,2% tiến độ hợp đồng và tăng 3,08 triệu tấn (bằng 116,9%) so với cùng kỳ năm 2022. Dự kiến nhu cầu than cấp cho điện tăng cao đến hết tháng 7/2023 sau đó sẽ giảm trong các tháng mùa mưa và tăng trở lại từ tháng 11/2023.

Theo tính toán, nhu cầu than cho các nhà máy nhiệt điện 6 tháng cuối năm 2023 khoảng 19 triệu tấn, như vậy than cấp cho điện năm 2023 dự kiến khoảng 40,3 triệu tấn, tương ứng đạt 105% khối lượng hợp đồng năm và bằng 115% so với năm 2022.

Linh hoạt ứng phó với những khó khăn 

A0 chủ động xây dựng và thường xuyên cập nhật các kịch bản linh hoạt ứng phó với những khó khăn về cung ứng điện, đảm bảo an ninh hệ thống điện; đồng thời phải bám sát tình hình thời tiết, thủy văn các hồ chứa thủy điện, tình hình vận hành các nguồn điện để có điều chỉnh linh hoạt, điều tiết mực nước các hồ thủy điện lớn đảm bảo công suất huy động và điều chỉnh tần số hệ thống điện.

Theo kịch bản do A0 xây dựng, từ nay đến 20/7/2023 hệ thống điện đáp ứng được nhu cầu phụ tải khu vực miền Bắc. Tuy nhiên, trong các ngày gần đây, khu vực Bắc bộ đang phải đối mặt với hiện tượng nắng nóng tăng cường, dự kiến kéo dài đến 12 tháng 7, trong đó cao điểm có khả năng rơi vào giai đoạn từ 6/7 đến 8/7 với nhiệt độ cao nhất lên tới 39 đến 40 độ C.

Dự kiến khoảng thời gian nắng nóng từ nay đến 12/7, phụ tải miền Bắc có thể đạt trung bình khoảng 440 triệu kWh ngày (cao nhất khoảng 470 triệu kWh/ngày với công suất đỉnh đạt 23.000 MW).

Theo thông tin từ Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia (A0), sản lượng tiêu thụ lớn nhất ngày 30/6/2023 của hệ thống là 854,6 triệu kWh (cao hơn ngày 29/6 là 21,6 triệu kWh, cao hơn ngày 28/6 là 46,1 triệu kWh), công suất đỉnh là 41.823MW lúc 14h30; khu vực miền Bắc là 432,8 triệu kWh, công suất đỉnh là 20.751MW lúc 22h30.

Nguồn thủy điện đang được huy động tăng để đáp ứng phụ tải hệ thống điện

Nhìn vào biến động của sản lượng điện tiêu thụ lớn nhất và công suất đỉnh trong mấy ngày qua, có thể thấy rõ tác động của nhiệt độ đến các thông số phụ tải này. So sánh một cách trừu tượng, tổng sản lượng điện truyền tải qua đường dây Trung Nam trong ngày 30/6 đạt 42,3 triệu kWh, chưa đáp ứng được sản lượng điện tiêu thụ tăng thêm của miền Bắc trong 2 ngày (tăng 46,1 triệu kWh nếu so 30/6 với 28/6).

Về thủy điện, tính đến 0h ngày 30/6/2023, sản lượng tích trong các hồ thủy điện miền Bắc là 2.065 triệu kWh. Trong các ngày tới, sẽ tăng cường khai thác hồ Lai Châu để nâng mực nước hồ Sơn La nhằm tăng công suất khả dụng; khai thác hồ Tuyên Quang để hỗ trợ lưới điện khu vực; hồ Hòa Bình vận hành để đáp ứng phụ tải miền Bắc trong các ngày nắng nóng sắp tới cũng như duy trì mực nước các hồ trong phạm vi an toàn để đón lũ chính vụ.

Nếu thực hiện đồng bộ các giải pháp trên, tình hình cung cấp điện sẽ được đảm bảo, đáp ứng được nhu cầu phụ tải quốc gia và khu vực miền Bắc. Tuy nhiên, để chủ động ứng phó với những tình huống cực đoan, bất lợi như nắng nóng kéo dài trên 380C, phụ tải vượt 23.000MW, thủy văn diễn biến không thuận lợi, EVN khuyến cáo, người dân và doanh nghiệp cần tiếp tục triển khai quyết liệt và hiệu quả các giải pháp về tiết kiệm điện.

Nhiều nhà máy điện than khắc phục sự cố

Theo số liệu từ Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia, công suất đỉnh hệ thống điện (Pmax) ngày 2/7/2023 đạt 33.899,4 MW (vào lúc 0h30); trong đó miền Bắc đạt 19.503,4MW (lúc 12h30); miền Nam đạt 11.882,7MW (lúc 20h30), miền Trung đạt 3.584,3MW (lúc 14h30).

Phụ tải toàn hệ thống điện ngày 2/7/2023 đạt 756,2 triệu kWh; trong đó miền Bắc khoảng 416,2 triệu kWh, miền Trung khoảng 74 triệu kWh, miền Nam khoảng 256,6 triệu kWh.

Trong ngày 2/7/2023, tổng sản lượng huy động từ thủy điện đạt khoảng 193,8 triệu kWh; nhiệt điện than huy động 400,8 triệu kWh; tuabin khí huy động 65,7 triệu kWh; điện năng lượng tái tạo đạt 66,7 triệu kWh. Nguồn điện dầu không phải huy động.

Nhiều tổ máy nhiệt điện than được khắc phục xong sự cố ngắn ngày

Nguồn nhiên liệu than cho sản xuất được đảm bảo. Một số tổ máy sự cố ngắn ngày đã được khắc phục kịp thời, hòa lưới trở lại như: tổ máy S2 của Nhiệt điện Thái Bình 1, lò 1B tổ máy S2 của Nhiệt điện Mông Dương 1, tổ máy S1 của Nhiệt điện Nghi Sơn 1.

Ngoài ra, có tổ máy S1 của Nhiệt điện Mạo Khê ngừng sự cố do xảy ra hiện tượng đánh lửa ở cổ góp kích từ; lò 2A tổ máy S2 Mông Dương 1 bị sự cố, dự kiến 4/7 đưa vào dự phòng.

Theo Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp (Bộ Công Thương), ngày 3/7, lưu lượng nước về các hồ chứa thủy điện khu vực Bắc Bộ, Đông Nam Bộ tăng nhẹ; khu vực Bắc Trung Bộ, duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên giảm nhẹ so với ngày trước đó.

Hiện nay, các hồ thủy điện lớn khu vực Bắc Bộ, Đông Nam Bộ, Tây Nguyên đang nâng cao mực nước hồ chứa, phát điện theo quy trình vận hành và huy động phát điện của cơ quan điều hành.

Dự báo tình hình thủy văn, lưu lượng nước về hồ 24h tới các hồ khu vực Bắc Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ tăng nhẹ; Khu vực Bắc Trung Bộ, duyên hải Nam Trung Bộ giảm.

Tiếp tục thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam và các đơn vị thành viên đang tiếp tục triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để đảm bảo cung ứng điện cho những tháng cuối năm 2023.

Đóng điện đường dây 220kV Bắc Giang - Lạng Sơn

Thêm một thông tin khác, vào lúc 3h36 phút ngày 2/7/2023, Ban Quản lý dự án các công trình điện miền Trung (CPMB) phối hợp với các đơn vị liên quan đóng điện dự án đường dây 220kV Bắc Giang - Lạng Sơn và lắp máy 2 Trạm biến áp 220kV Lạng Sơn, qua đó giúp tăng cường đảm bảo điện cho khu vực phía Bắc từ mùa nắng nóng năm nay.

Dự án do Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) làm chủ đầu tư, CPMB quản lý điều hành dự án, Công ty Truyền tải điện 1 tiếp nhận vận hành.

Dự án do Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) làm chủ đầu tư, CPMB quản lý điều hành dự án, Công ty Truyền tải điện 1 tiếp nhận vận hành.

Dự án lắp máy 2 (250MVA) Trạm biến áp 220kV Lạng Sơn được thi công, xây dựng trong phạm vi Trạm biến áp 220kV Lạng Sơn hiện hữu thuộc địa phận thôn Còn Chủ, xã Phú Xá, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn. Qua đó, nâng công suất toàn trạm lên 375MVA.

Dự án đường dây 220kV Bắc Giang - Lạng Sơn có chiều dài tuyến 101,6km, từ Trạm biến áp 220kV Bắc Giang đến Trạm biến áp 220kV Lạng Sơn.

Việc hoàn thành các dự án có ý nghĩa quan trọng giúp tăng cường khả năng cung cấp điện phục vụ phát triển kinh tế xã hội các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang và khu vực lân cận. Đồng thời giúp cho lưới điện 220kV, 110kV trong khu vực vận hành an toàn và tin cậy.

 

Hữu Thắng
Ý kiến bạn đọc
  • Khu Đông Thủ đô dần trở thành tâm điểm của các sự kiện đẳng cấp quốc tế

    Khu Đông Thủ đô dần trở thành tâm điểm của các sự kiện đẳng cấp quốc tế

    Trung tâm thương mại kết hợp Trung tâm hội nghị - tiệc cưới lớn nhất Việt Nam và Nhà hát quy mô “khủng” 10.000 chỗ sẽ sớm hiện diện tại “thành phố điểm đến” phía Đông Hà Nội, hứa hẹn trở thành tâm điểm của các sự kiện đẳng cấp, mang lại những trải nghiệm độc đáo, mới mẻ thu hút du khách đổ về Ocean City.

  • Agribank dành hơn 180.000 tỷ đồng vốn ưu đãi lãi suất thấp hỗ trợ khách hàng sản xuất, kinh doanh

    Agribank dành hơn 180.000 tỷ đồng vốn ưu đãi lãi suất thấp hỗ trợ khách hàng sản xuất, kinh doanh

    Thực hiện Chỉ thị số 14/CT-TTG của Thủ tướng Chính phủ về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, với vai trò tiên phong trong việc thực thi nghiêm túc, có hiệu quả chính sách tiền tệ và chính sách tín dụng thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô, Agribank đã chủ động, linh hoạt cung ứng hơn 180.000 tỷ đồng vốn ưu đãi triển khai 10 chương trình tín dụng lãi suất thấp dành cho khách hàng, doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.

  • Khi ngân hàng cá nhân hóa trải nghiệm thanh toán cho người dùng

    Khi ngân hàng cá nhân hóa trải nghiệm thanh toán cho người dùng

    Từ việc cung cấp sản phẩm được tùy chỉnh theo nhu cầu của khách hàng, đến việc áp dụng công nghệ tiên tiến để tạo ra trải nghiệm thanh toán mượt mà và linh hoạt hơn, VPBank đã mang lại một cách tiếp cận mới mẻ trong quản lý tài chính cá nhân với tấm thẻ đa năng VPBank Flex.

  • Chi hơn 70.000 đồng mỗi ngày, có ngay VinFast VF 3 “mưa không tới mặt, nắng không tới đầu”

    Chi hơn 70.000 đồng mỗi ngày, có ngay VinFast VF 3 “mưa không tới mặt, nắng không tới đầu”

    Quan niệm ô tô là phương tiện đắt đỏ đã hoàn toàn biến mất khi VinFast ra mắt VF 3. Với chi phí sở hữu cực thấp, chỉ khoảng 2 triệu đồng/tháng, ai cũng dễ dàng sở hữu ô tô mà không cần băn khoăn về giá bán và chi phí vận hành.

  • Trải nghiệm hệ sinh thái số đa tiện ích PVConnect

    Trải nghiệm hệ sinh thái số đa tiện ích PVConnect

    Với sự cải tiến vượt bậc về công nghệ, ứng dụng ngân hàng số phiên bản mới - PVConnect của Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) không chỉ mang đến những trải nghiệm khác biệt, hiện đại, mà còn tập trung tối ưu tương tác với người dùng, đảm bảo mọi nhu cầu giao dịch của khách hàng đều trở nên nhanh chóng, thuận tiện và dễ dàng.

  • Sun Ponte Residence và màn “chào sân” ấn tượng tại Đà Nẵng

    Sun Ponte Residence và màn “chào sân” ấn tượng tại Đà Nẵng

    Ngày 13/4, tại Đà Nẵng, biểu tượng sống mới bên sông Hàn - tổ hợp Sun Ponte Residence đã có màn “chào sân” ấn tượng với chủ đề “Ciao Ponte: Cầu trên không - Sông ánh sáng”. Sự kiện do Sun Property (thành viên Sun Group) tổ chức, với sự tham dự của hàng trăm khách hàng đến từ Đà Nẵng và nhiều địa phương.

Top