Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 3 tháng 5 năm 2024  
Thứ ba, ngày 23 tháng 4 năm 2024 | 14:55

HLV và TT Thanh Hoá: Giúp hội viên xây dựng thương hiệu nông sản, hướng đến xuất khẩu

Xác định xây dựng mã số vùng trồng, trồng trọt theo quy trình VietGAP sẽ giúp nông sản tăng sức cạnh tranh; xây dựng thương hiệu, sản phẩm dễ dàng tiêu thụ, từ đó nâng cao thu nhập cho hội viên, nông dân, Hội Làm vườn và Trang trại (HLV-TT) tỉnh Thanh Hoá đã và đang tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền thông qua các hội nghị tập huấn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật.

Phát huy vai trò “cầu nối”

Những năm qua, HLV-TT tỉnh Thanh Hoá đã có những đóng góp rất tích cực, góp sức cùng với ngành nông nghiệp tỉnh đẩy mạnh chuyển đổi các loại cây có giá trị kinh tế thấp, kém hiệu quả sang những loại cây mang lại giá trị cao hơn; tổ chức cho hội viên xây dựng và phát triển các mô hình kinh tế VAC - vườn trại, hướng tới mục tiêu phát triển, nâng cao đời sống nông dân, góp phần vào thực hiện nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới ở địa phương.

Hàng năm, theo xu hướng phát triển cũng như nhu cầu thực tiễn, HLV-TT tỉnh Thanh Hoá luôn chú trọng triển khai hội nghị tập huấn truyền thông về nông nghiệp, nông thôn theo chuyên đề phù hợp nhằm giúp hội viên, chủ trang trại tiếp cận chủ trương, chính sách của Đảng, hỗ trợ của Nhà nước trong phát triển nông nghiệp; chuyển giao, nâng cao kiến thức, áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất.

HLV-TT Thanh Hoá tổ chức Hội nghị tập huấn hướng dẫn xây dựng và cấp mã số vùng trồng cho  hội viên, chủ trang trại.

Hội đã tổ chức “Hướng dẫn điều kiện cấp chứng nhận quy trình VietGAP trong sản xuất nông nghiệp”, “Hướng dẫn và xây dựng cấp mã vùng trồng” để hướng dẫn hội viên, chủ trang trại hiểu rõ và nâng cao nhận thức về sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, điều kiện về truy xuất nguồn gốc đến từng vùng trồng (mã số vùng trồng), nhằm tạo ra được các sản phẩm hàng hóa lớn, chất lượng, có thương hiệu, tạo sức cạnh tranh trên thị trường, tìm đầu ra ổn định, qua đó nâng cao giá trị nông sản và thu nhập cho hội viên, nông dân.

Ông Võ Duy Sang, Chủ tịch HLV-TT tỉnh Thanh Hoá, cho biết: Toàn tỉnh hiện có hơn 1.500 trang trại, chủ yếu là trang trại có quy mô sản xuất hàng hóa đủ lớn, nhưng số lượng trang trại được cấp Giấy chứng nhận sản xuất theo quy trình VietGAP và được cấp mã số vùng trồng còn rất thấp. Các sản phẩm tạo ra chưa được xây dựng thương hiệu cũng như chứng nhận chất lượng, vì thế, chưa chiếm được lòng tin của người tiêu dùng dẫn đến thị trường tiêu thụ không ổn định, giá trị các sản phẩm còn thấp, thu nhập của chủ trang trại chưa cao.

Thông qua các chuyến tham quan thực tế giúp hội viên được giao lưu, học hỏi, chia sẻ những kinh nghiệm trong phát triển mô hình.

Theo ông Sang, nguyên nhân xuất phát từ việc các chủ trang trại chưa nắm bắt được xu thế của thị trường, chưa xây dựng được thương hiệu, chất lượng sản phẩm cho mình… Do đó, việc hướng dẫn hội viên, chủ trang trại về chứng nhận tiêu chuẩn VietGAP và cấp mã số vùng trồng là rất cần thiết. Trước tiên là giúp hội viên, chủ trang trại hiểu rõ ý nghĩa và tầm quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu, chất lượng sản phẩm để tiếp cận người tiêu dùng, mở ra cơ hội tìm kiếm đầu ra, hướng đến mục tiêu xuất khẩu. Ngoài ra, Hội còn giúp kết nối các đơn vị chức năng có liên quan để giúp hội viên, chủ trang trại có nhu cầu làm thủ tục đăng ký.

Xây dựng thương hiệu, tạo sức cạnh tranh

Trong khuôn khổ Hội nghị tập huấn truyền thông về nông nghiệp, nông thôn năm 2024 do HLV-TT tỉnh Thanh Hoá vừa tổ chức, chúng tôi cùng hội viên, chủ trang trại đến thăm mô hình trang trại sinh thái hữu cơ kết hợp trồng cây quả và chăn nuôi rộng 15ha của bà Nguyễn Thị Sanh (hội viên HLV-TT thị xã Bỉm Sơn).

Trang trại của bà Sanh hiện trồng gần 5ha cam Canh, 1,5ha bưởi da xanh,  2ha mít, gần 1,5ha nhãn chín muộn... Phía dưới chân đồi khá bằng phẳng được trồng dứa theo hướng cơ giới hóa. Tất cả đều cho thu hoạch với tổng sản lượng hàng trăm tấn quả mỗi năm. Năm 2023, tổng thu nhập ước  khoảng 1,5 tỷ đồng, trừ chi phí, lợi nhuận đạt khoảng 40 -50%.

Mô hình trang trại sinh thái hữu cơ kết hợp trồng cây và chăn nuôi rộng 15ha của bà Nguyễn Thị Sanh.

Tuy nhiên, sản phẩm của gia đình bà Sanh chủ yếu bán cho người dân trong vùng và thương lái ở các các địa phương lân cận, giá bán lên xuống, không ổn định, vẫn gặp tình trạng “được mùa, mất giá”.

Bà Sanh cho biết, năm 2023, với hơn 30 tấn cam, bưởi các loại, được nhiều người đánh giá cao về chất lượng, thế nhưng đầu mùa chỉ bán được với giá 30.000 đồng/kg, cuối mùa giảm còn 25.000 đồng, thậm chí còn 20.000 đồng/kg. Nhiều lần bà tìm đến các đơn vị cung ứng sản phẩm hoa quả sạch trên địa bàn để ký kết bao tiêu, nhưng do sản phẩm của gia đình chưa xây dựng được tiêu chuẩn về chất lượng nên không thành.

Tham gia Hội nghị tập huấn truyền thông về hướng dẫn, đăng ký VietGAP và mã số vùng trồng do HLV-TT tỉnh Thanh Hoá  tổ chức, bà Sanh đề nghị hỗ trợ đăng ký chứng nhận tiêu chuẩn VietGAP cho 5ha dứa. Thời gian tới, gia đình bà Sanh sẽ mở rộng diện tích cây ăn quả khác và sản xuất theo quy trình VietGAP, sau đó tiến hành làm thủ tục để đăng ký mã số vùng trồng để mở rộng thị trường. Bà mong muốn đưa nông sản trong vườn vào bán trong siêu thị, hệ thống cửa hàng hoa quả sạch trong và ngoài tỉnh.

Cũng như trang trại của gia đình bà Sanh, nhiều trang trại trồng bưởi tại huyện Đông Sơn đang gặp khó trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm, hầu hết các sản phẩm chưa xây dựng được thương hiệu, thị trường tiêu thụ chủ yếu là các thương lái và người dân trong vùng.

Ông Nguyễn Chí Cường, Chủ tịch HLV-TT huyện Đông Sơn, cho biết: Trên địa huyện có nhiều trang trại đang hoạt động sản xuất hiệu quả, tuy nhiên,  tiêu thụ chủ yếu qua thương lái nên giá cả khá “bấp bênh”. Hiện nay, có 5 trang trại trồng bưởi Diễn với quy mô khoảng 1,3ha cho sản lượng, chất lượng tốt nhưng nhà vườn vẫn loay hoay tìm đầu ra.

Từ tình hình thực tế và xu hướng phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ,  thời gian tới, HLV - TT tỉnh và các cấp sẽ mở rộng hỗ trợ hội viên, chủ trang trại cần chú trọng xây dựng thương hiệu, đảm bảo chất lượng, nông sản có sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.

 

Lê Thức
Ý kiến bạn đọc
  • Bảo vệ, chăm sóc đàn vật nuôi trong mùa nắng nóng

    Bảo vệ, chăm sóc đàn vật nuôi trong mùa nắng nóng

    Trước tình hình nắng nóng kéo dài, Chi cục Chăn nuôi và Thú y (Sở NN&PTNT) tỉnh Bình Định đã chủ động hướng dẫn người chăn nuôi áp dụng các biện pháp phòng chống dịch bệnh, bảo vệ và chăm sóc tốt đàn gia súc, gia cầm.

  • Hướng dẫn sử dụng phân bón đúng: Tăng thu nhập và giảm phát thải khí nhà kính

    Hướng dẫn sử dụng phân bón đúng: Tăng thu nhập và giảm phát thải khí nhà kính

    Sử dụng phân bón chưa hợp lý và chưa hiệu quả đang là vấn đề lớn trong sản xuất nông nghiệp, dẫn đến thu nhập hạn chế và hiệu suất sử dụng chất dinh dưỡng thấp. Vậy làm thế nào để sử dụng phân bón đúng nhưng vẫn đảm bảo được năng suất, không làm ảnh hưởng đến lợi ích của người nông dân?

  • Nông dân Kon Tum trồng hoa hồng Bulgaria

    Nông dân Kon Tum trồng hoa hồng Bulgaria

    UBND xã Tê Xăng (huyện Tu Mơ Rông) vừa phối hợp với người dân làng tái định cư Tu Thó tổ chức trồng 4.000 cây hoa hồng Bulgaria trên diện tích 5.000m2.

  • Hứa hẹn đem lại thu nhập cao với mận hồng

    Hứa hẹn đem lại thu nhập cao với mận hồng

    Giống mận hồng mới trái to, thịt chắc, ăn giòn, ngọt được anh Trần Ngọc Quận (44 tuổi, ngụ ấp Thành Lộc, xã Thành Trung, huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long) trồng thành công và cho trái đạt trọng lượng lên đến 5 trái/kg.

  • Lan tỏa phong trào khởi nghiệp của thanh niên đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi Thanh Hóa

    Lan tỏa phong trào khởi nghiệp của thanh niên đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi Thanh Hóa

    Để khơi dậy và lan toả phong trào khởi nghiệp của thanh niên nói chung và thanh niên trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Thanh Hoá nói riêng, Tỉnh đoàn Thanh Hóa đang tích cực phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh và các ban, ngành, đoàn thể triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm hỗ trợ, đồng hành cùng thanh niên lập thân, lập nghiệp.

  • Mô hình “độc, lạ” - nuôi gà, vịt làm thú cưng

    Mô hình “độc, lạ” - nuôi gà, vịt làm thú cưng

    Anh Phạm Minh Biên (36 tuổi, ngụ xã Nhơn Phú, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long) sưu tầm nhiều giống gà, vịt “độc, lạ” như gà sư tử Ba Lan, gà Serama, vịt gọi… mang về nhân giống bán, cho thu nhập hơn 30 triệu đồng/tháng.

Top