Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 17 tháng 5 năm 2024  
Thứ hai, ngày 28 tháng 11 năm 2022 | 16:8

Hà Nam tiếp tục đẩy mạnh và nhân rộng các mô hình cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp

Ngành Nông nghiệp, các địa phương cần tập trung bám sát chỉ đạo của Bộ NN&PTNT, của UBND tỉnh, tổ chức sản xuất vụ Xuân 2023 trên tinh thần chủ động, thực hiện nghiêm cơ cấu giống và lịch thời vụ gieo trồng theo kế hoạch, đảm bảo sản xuất an toàn, hiệu quả.

Theo báo cáo của Sở NN & PTNT, vụ Xuân 2022 toàn tỉnh gieo cấy hơn 29.220 ha lúa, đạt 100,6% kế hoạch với 100% diện tích trà lúa xuân muộn. Cơ cấu giống hợp lý, trong đó chủ yếu là giống lúa chất lượng hàng hóa và lúa lai. Năng suất lúa toàn tỉnh đạt 66,6 tạ/ha, sản lượng đạt hơn 194.600 tấn.

Đẩy mạnh và nhân rộng các mô hình cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp

Trong vụ Xuân 2022, các chương trình, đề án tiếp tục được thực hiện có hiệu quả, như: Duy trì, mở rộng các cánh đồng mẫu; thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng và nuôi trồng thủy sản trên đất trồng lúa; xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả an toàn vùng chuyển đổi đất lúa…

Mặc dù vậy, sản xuất vụ xuân 2022 vẫn còn những tồn tại, hạn chế. Đó là, sản xuất manh mún, nhỏ lẻ vẫn chiếm tỷ lệ cao; chuyển đổi phương thức sản xuất còn chậm; một số diện tích lúa gieo sạ quá dày ảnh hưởng đến việc dặm tỉa; khâu dịch vụ của một số HTX còn yếu, chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất; việc tập trung ruộng đất, liên kết sản xuất nông sản sạch tiến độ chậm…

Vụ Xuân 2023, theo kế hoạch toàn tỉnh phấn đấu gieo trồng 32.686,7 ha cây trồng các loại, gồm: 28.317,6 ha lúa, 4.369,1 ha cây màu; tổng sản lượng cây có hạt 197.840 tấn, trong đó lúa 188.600 tấn, ngô 9.240 tấn; giá trị sản xuất dự kiến đạt 1.370,1 tỷ đồng.

Về giải pháp sản xuất: bố trí cơ cấu mùa vụ đảm bảo thời gian gieo mạ và gieo cấy lúa phù hợp, phấn đấu cấy xong trước 5/3/2023, lúa gieo thẳng chỉ đạo gieo tập trung từ 15-20/2/2023. Đối với cơ cấu giống, lúa lai chiếm 40 - 45%, lúa chất lượng hơn 45%, lúa thuần năng suất cao 10 - 15%.

Vụ xuân 2023 được dự báo là thời điểm có tần suất rét đậm cao nhất trong năm. Do vậy, các địa phương chỉ đạo người dân thực hiện đúng theo cơ cấu mùa vụ, cơ cấu giống. Đồng thời, làm tốt việc cày lật đất, điều tiết nước phục vụ sản xuất, hướng dẫn chăm sóc, bảo vệ và phòng trừ sâu, bệnh cho lúa, cây trồng. Trước mắt, chỉ đạo 100% diện tích được diệt chuột tập trung giai đoạn lấy nước, làm đất; chủ động phòng chống bệnh lùn sọc đen Phương Nam, sâu keo mùa thu, bệnh đạo ôn cổ bông, bạc lá và lúa cỏ…

Theo ông Nguyễn Đức Vượng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam: Ngành Nông nghiệp, các địa phương cần tập trung bám sát chỉ đạo của Bộ NN&PTNT, của UBND tỉnh, tổ chức sản xuất vụ Xuân 2023 trên tinh thần chủ động, thực hiện nghiêm cơ cấu giống và lịch thời vụ gieo trồng theo kế hoạch, đảm bảo sản xuất an toàn, hiệu quả.

Ngành Nông nghiệp chủ động phối cùng với các địa phương theo dõi, nắm chắc diễn biến thời tiết, tăng cường kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc các địa phương thực hiện tốt các nhiệm vụ sản xuất nông nghiệp. Phối hợp với các sở, ngành, các huyện, thành phố chỉ đạo triển khai thực hiện các nhiệm vụ sản xuất vụ Xuân năm 2023, cũng như công tác phòng chống dịch bệnh động vật, nhất là dịch bệnh tả lợn châu Phi; quản lý chặt chẽ thị trường kinh doanh giống, vật tư nông nghiệp.

Từ khi áp dụng mô hình nhà kính, nhà màn trong hoạt động sản xuất nông nghiệp thì hiệu quả hơn nhiều so với trước

Tiếp tục đẩy mạnh và nhân rộng các mô hình cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp một cách hiệu quả; mở rộng các mô hình: mạ khay máy cấy, phun thuốc bảo vệ thực vật và bón phân qua lá bằng máy bay không người lái; đẩy mạnh triển khai đề án chuyển đổi số trong ngành nông nghiệp.

Triển khai có hiệu quả việc cấp, quản lý mã số vùng trồng gắn với xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu theo đúng chỉ đạo của Bộ NN&PTNT.

Nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của các HTX dịch vụ nông nghiệp; trong đó, các HTX dịch vụ nông nghiệp phải làm tốt các khâu dịch vụ thiết yếu vật tư, khuyến nông, BVTV, dịch vụ bao tiêu, chế biến sản phẩm nông sản và chuyển giao kỹ thuật mới trong sản xuất… Chủ động nghiên cứu nhu cầu thị trường để phát triển sản xuất; quan tâm xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm; nhân rộng và phát triển thêm các sản phẩm OCOOP

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam Nguyễn Đức Vượng cũng đề nghị các huyện, thị xã, thành phố chủ động xây dựng phương án, giải pháp sản xuất vụ Xuân 2023 phù hợp với điều kiện của địa phương. Tổ chức thực hiện tốt chiến dịch làm thủy lợi nội đồng vụ Đông Xuân 2022-2023. Chỉ đạo, vận động nông dân gieo cấy, không để tình trạng bỏ ruộng; chú ý rà soát quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp, đất hai lúa giai đoạn 2015 -2030; tăng cường quản lý nhà nước đối với lĩnh vực nông nghiệp, nhất là quản lý về giống, vật tư, phân bón, thuốc trừ sâu…

 

 

Hà Nam
Ý kiến bạn đọc
  • Quảng Nam giới thiệu Nhà bảo tàng đa dạng sinh học

    Quảng Nam giới thiệu Nhà bảo tàng đa dạng sinh học

    Bảo tàng đa dạng sinh học tỉnh Quảng Nam – nơi trình diễn, quảng bá các giá trị tài nguyên đa dạng sinh học, sự phong phú của các loài động, thực vật quý hiếm, đặc hữu, đặc trưng mà thiên nhiên ban tặng; đồng thời góp phần thúc đẩy lối sống có trách nhiệm với thiên nhiên, phục hồi đa dạng sinh học.

  • Đặc sắc chương trình kỷ niệm 15 năm “Lăng Cô – Vịnh đẹp thế giới”

    Đặc sắc chương trình kỷ niệm 15 năm “Lăng Cô – Vịnh đẹp thế giới”

    Chương trình kỷ niệm diễn ra từ ngày 10-12/5 với nhiều hoạt động, chương trình nghệ thuật đặc sắc, các hoạt động văn hoá, thể thao truyền thống và hiện đại.

  • Ấn tượng Lễ hội Hoa Phượng đỏ Hải Phòng năm 2024

    Ấn tượng Lễ hội Hoa Phượng đỏ Hải Phòng năm 2024

    Điểm nhấn của Lễ hội Hoa Phượng đỏ năm 2024 là chương trình nghệ thuật "Hải Phòng - Bừng sáng miền di sản". Đêm hội đã để lại ấn tượng đẹp cho hàng vạn người dân, du khách về một thành phố phát triển, trẻ trung, năng động.

  • Hải Dương: Ô nhiễm hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải

    Hải Dương: Ô nhiễm hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải

    Hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải, đoạn qua địa bàn tỉnh Hải Dương, từ lâu luôn “nhức nhối” ô nhiễm ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt và phục vụ sản xuất… của người dân.

  • Năm 2024, Quảng Ngãi đào tạo nghề cho 100 lao động nông thôn

    Năm 2024, Quảng Ngãi đào tạo nghề cho 100 lao động nông thôn

    Theo Kế hoạch, năm 2024, tỉnh Quảng Ngãi tổ chức đào tạo nghề nông nghiệp cho 100 lao động nông thôn, với mục tiêu sau khi tham gia học nghề có từ 80% trở lên số người học nghề có việc làm, thu nhập cao hơn so với trước khi chưa tham gia học nghề.

  • Duy Xuyên tích cực ứng phó với hạn, mặn

    Duy Xuyên tích cực ứng phó với hạn, mặn

    Các biện pháp ứng phó hạn hán, xâm nhập mặn đang được chính quyền và ngành nông nghiệp huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam triển khai đồng bộ góp phần hạn chế thiệt hại đối với sản xuất nông nghiệp.

Top