Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 11 tháng 5 năm 2024  
Thứ hai, ngày 13 tháng 3 năm 2023 | 8:9

Hà Nội tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Chỉ thị số 06/CT-UBND về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn thành phố năm 2023.

Để giảm thiểu thiệt hại về kinh tế, giảm nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội yêu cầu chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã tiếp tục chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện đồng bộ, nghiêm túc công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, bảo đảm vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm theo quy định.

Tiêm vắc xin phòng bệnh cho gia cầm. Ảnh: Sơn Hà

Bên cạnh đó, tăng cường tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh cơ sở, mạng xã hội về công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm từ huyện đến cơ sở, từng cơ quan, đơn vị, từng bộ phận; đổi mới hình thức tuyên truyền, cập nhật thường xuyên các văn bản và chỉ đạo mới để áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch hiệu quả, tuyên truyền thường xuyên, liên tục để nâng cao ý thức người dân trong việc thực hiện nghiêm quy định về công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm.

Chủ tịch UBND thành phố cũng lưu ý, người đứng đầu UBND các cấp thường xuyên đôn đốc, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về phòng, chống dịch bệnh động vật trên địa bàn; chịu hoàn toàn trách nhiệm trong việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật; lấy kết quả công tác phòng, chống dịch bệnh động vật làm tiêu chí thi đua, khen thưởng của địa phương; thực hiện xử lý cán bộ, công chức thiếu trách nhiệm, buông lỏng, lơ là, chủ quan trong quản lý phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm theo quy định.

Cùng với tăng cường thanh tra, kiểm tra, kiểm soát các hoạt động chăn nuôi, kinh doanh, vận chuyển, giết mổ, chế biến động vật, sản phẩm động vật, các địa phương chuẩn bị sẵn sàng nguồn lực, kinh phí dự phòng theo quy định và có kế hoạch để chủ động ứng phó khi có ổ dịch bệnh động vật phát sinh trên địa bàn. Tổ chức tuyên truyền, tập huấn, hướng dẫn người chăn nuôi, kinh doanh, vận chuyển, giết mổ, chế biến động vật, sản phẩm động vật tuân thủ các quy định của pháp luật trong việc bảo đảm an toàn dịch bệnh, vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm.

UBND các quận, huyện, thị xã chỉ đạo UBND cấp xã, các ban, ngành của địa phương chủ động phối hợp với cơ quan Thú y quản lý chặt chẽ đàn vật nuôi, tổ chức tiêm phòng vắc xin bảo đảm tỷ lệ tiêm phòng theo quy định; tăng cường hoạt động giám sát dịch bệnh đến từng hộ, xóm, thôn và cộng đồng dân cư để phát hiện sớm, báo cáo kịp thời dịch bệnh trên động vật...

Sở Nông nghiệp và PTNT chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội rà soát, triển khai thực hiện tốt công tác tiêm phòng, đặc biệt chú trọng các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như: Bệnh lở mồm long móng, bệnh cúm gia cầm, bệnh dại, bệnh viêm da nổi cục và bệnh tai xanh tại khu vực có ổ dịch cũ, địa bàn có nguy cơ cao và địa phương bị ảnh hưởng xấu do thời tiết (lũ lụt, rét đậm, rét hại...).

Đặc biệt, tăng cường công tác chủ động giám sát dịch bệnh gia súc, gia cầm, chú trọng giám sát các khu vực đã từng có dịch bệnh xuất hiện, khu vực có nguy cơ cao để phát hiện sớm, cảnh báo và hướng dẫn, phối hợp xử lý kịp thời, dứt điểm khi dịch bệnh mới được phát hiện...

Đây là thời điểm thuận lợi để dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm phát triển, do đo việc chủ động phòng chống dịch bệnh là hết sức quan trọng và cần thiết đối với các hộ chăn nuôi và các trang trại lớn. Chỉ đạo này của thành phố Hà Nội rất kịp thời để ngăn ngừa và hạn chế tối đa thiệt hại cho gia súc, gia cầm và vật nuôi do dịch bệnh gây ra.

 

 

Ngọc Thủy
Ý kiến bạn đọc
  • Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Theo vòng quay của thời gian, lại một tháng Tư nữa lại về! Tháng Tư về, nhiều khoảnh khắc thiên nhiên tươi đẹp đọng lại trong mỗi người khi mùa Xuân sắp qua đi, nhường chỗ cho mùa Hè tràn ngập ánh vàng lấp lánh của nắng, sắc trắng mong manh của hoa loa kèn có mặt ở mọi nẻo đường, nhiều góc phố Thủ đô yêu dấu.

  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

Top