Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ ba, ngày 7 tháng 5 năm 2024  
Thứ năm, ngày 30 tháng 3 năm 2023 | 13:22

Hòa Bình hướng dẫn, triển khai Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” năm 2023

Mới đây, tỉnh Hòa Bình ban hành văn bản hướng dẫn, triển khai thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” năm 2023 và triển khai Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí và quy định đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm.

Theo Quyết định 148/QĐ-TTg ngày 24/02/2023 của Thủ tướng Chính phủ có một số điểm mới về quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP. Cụ thể: về hồ sơ đăng ký, đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP bổ sung “Báo cáo tự đánh giá của chủ thể”. Về đánh giá, công nhận sản phẩm OCOP, phân cấp cho UBND cấp huyện đánh giá và công nhận sản phẩm OCOP đạt 3 sao; UBND cấp tỉnh đánh giá và công nhận sản phẩm OCOP đạt 4 sao; Trung ương đánh giá và công nhận sản phẩm OCOP đạt 5 sao (OCOP cấp quốc gia).

Quy định về tổ chức họp Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP: Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được quy định họp một (01) lần (thay vì 02 lần theo Quyết định số 1048/QĐ-TTg); bổ sung vai trò, nhiệm vụ của Tổ tư vấn Hội đồng để giúp việc Hội đồng trong hoạt động đánh giá, phân hạng sản phẩm.

Sản phẩm được xếp hạng OCOp đã mang lại giá trị cao hơn cho người sản xuất.

Trên cơ sở đó, tỉnh Hòa Bình giao Sở Nông nghiệp và PTNT (Cơ quan Thường trực Chương trình OCOP tỉnh), hỗ trợ, hướng dẫn các huyện, thành phố triển khai Kế hoạch thực hiện Chương trình OCOP ở địa phương theo đúng hướng dẫn của Trung ương ban hành cho giai đoạn 2021-2025. Chủ trì, phối hợp các Sở, ban, ngành; các huyện thành phố và các đơn vị có liên quan đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh (sản phẩm được cấp huyện đánh giá đạt 4 sao trở lên) trước 15/12/2023. Rà soát và nâng cao chất lượng công tác đánh giá và phân hạng sản phẩm OCOP đảm bảo minh bạch và chất lượng.

Phối hợp tổ chức, tham gia Hội chợ nông nghiệp và sản phẩm OCOP do Trung ương và các địa phương tổ chức theo kế hoạch năm 2023 khi có yêu cầu. Thường xuyên tổ chức kiểm tra, đôn đốc đánh giá tiến độ thực hiện Chương trình OCOP ở các huyện, thành phố và đề xuất giải pháp, tháo gỡ khó khăn trong quá trình thực hiện Chương trình.

Văn phòng điều phối NTM tỉnh chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức đoàn công tác cấp tỉnh thực hiện, tham mưu cho UBND tỉnh thu hồi 09 sản phẩm OCOP cấp tỉnh đã hết hạn 36 tháng khi không đăng ký tham gia đánh giá, phân hạng lại. Phối hợp UBND các, huyện thành phố hướng dẫn hỗ trợ 14 sản phẩm OCOP cấp tỉnh năm 2019 đã hết hạn 36 tháng tiếp tục đăng ký tham gia, đánh giá phân hạng lại năm 2023 theo quy định.

Nhiều sản phẩm chủ lực được công nhận OCOP.

Trên cơ sở các sản phẩm đăng ký tham gia chu trình OCOP năm 2023 của các huyện, thành phố tổ chức đoàn công tác kiểm tra, đánh giá, duyệt ý tưởng để lựa chọn các sản phẩm tiềm năng có quy mô sản xuất phù hợp, mang tính hàng hoá, mang tính đặc trưng của vùng, quy chuẩn sản xuất an toàn, sản phẩm sáng tạo gia tăng giá trị, sản phẩm thế mạnh tránh trường hợp các sản phẩm nhỏ lẻ, manh mún, thiếu các tiêu chuẩn sản xuất an toàn.

Các sở, ngành (thành viên Hội đồng thẩm định tỉnh) hỗ trợ, hướng dẫn các huyện, thành phố triển khai Kế hoạch thực hiện Chương trình OCOP ở địa phương theo đúng hướng dẫn của Trung ương ban hành cho giai đoạn 2021-2025 theo lĩnh vực được giao quản lý. Tham gia Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh theo lĩnh vực được phân công. Trung tâm Xúc tiến đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm OCOP vươn ra thị trường trong và ngoài tỉnh hướng đến xuất khẩu. Tuyên truyền, vận động, giới thiệu, hỗ trợ các chủ thể OCOP, các doanh nghiệp, HTX, trang trại, làng nghề... tham gia trưng bày, giới thiệu, bán sản phẩm OCOP và nông sản tại các Hội nghị xúc tiến, hội chợ thương mại và các sàn thương mai điện tử.

UBND các huyện, thành phố kiện toàn Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP, tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP theo quy định. Chỉ đạo Ủy ban nhân dân xã phường, thị trấn tổ chức đánh giá một số nội dung của hồ sơ sản phẩm đăng ký tham gia đánh giá sản phẩm OCOP. Tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm trên phần mềm http://hoabinh.sohoaocop.vn.

Tổ chức đánh giá, công nhận sản phẩm OCOP 3 sao, gửi hồ sơ sản phẩm có số điểm đạt từ 70 điểm trở lên tham gia đánh giá sản phẩm OCOP 4 sao qua phần mềm sohoaocop.vn. UBND cấp huyện ban hành Quyết định phê duyệt kết quả đánh giá và cấp Giấy chứng nhận cho các sản phẩm đạt 3 sao, tổ chức công bố kết quả. Đồng thời, chuyển hồ sơ các sản phẩm có số điểm đạt từ 70 điểm đến 100 điểm (từ 4 sao trở lên) về UBND tỉnh để đề nghị đánh giá, phân hạng, công nhận sản phẩm OCOP.

 

Hoàng Văn
Ý kiến bạn đọc
  • Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Theo vòng quay của thời gian, lại một tháng Tư nữa lại về! Tháng Tư về, nhiều khoảnh khắc thiên nhiên tươi đẹp đọng lại trong mỗi người khi mùa Xuân sắp qua đi, nhường chỗ cho mùa Hè tràn ngập ánh vàng lấp lánh của nắng, sắc trắng mong manh của hoa loa kèn có mặt ở mọi nẻo đường, nhiều góc phố Thủ đô yêu dấu.

  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

Top