Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 17 tháng 5 năm 2024  
Thứ tư, ngày 21 tháng 6 năm 2023 | 17:11

Nắng nóng kéo dài, nông dân lựa chọn làm đêm để cấy lúa và thu hoạch dưa

Thời tiết nắng nóng làm nhiệt độ ban ngày tăng cao, có nơi lên đến trên 40 độ C khi ở ngoài trời, do đó làm ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động sản xuất của bà con nông dân.

Để tránh cái nắng “như thiêu như đốt này” bà con nông dân ở các tỉnh miền Trung lựa chọn, hoạt động sản xuất nông nghiệp về đêm tuy có vất vả nhưng hiệu quả tốt hơn ban ngày khi nhiệt độ ban đêm xuống thấp.

Nông dân Nghệ An đội đèn nhổ mạ, cấy lúa đêm

Nghĩ rằng “ăn cơm bằng đèn đi cấy sáng trăng” chỉ có trong lời của bài hát dân ca của Thanh Hóa, thì nay bà con nông dân ở Nghệ An không đi cấy sáng trăng mà đội đèn để đi nhổ mạ, cấy lúa.

Chị Phạm Thị Nga ở xóm 3, xã Thanh Lương cùng các con ra đồng nhổ mạ

Thời điểm này bà con nông dân ở Nghệ An nói chung và huyện Thanh Chương đang bước vào vụ cấy, tranh thủ ruộng đang có nước nhưng lại vào đúng thời điểm nắng nóng kéo dài, nhiệt độ ở ngoài trời có những hôm lên đến trên 40 độ C gây không ít khó khăn cho bà con nông dân ở nơi đây.

Để tránh cái nắng nóng gay gắt của mùa hè, thay vì đi nhổ mạ, cấy lúa vào ban ngày bà con nông dân huyện Thanh Chương đã lựa chọn đi nhổ mạ và cấy lúa vào ban đêm. Một nông dân xã Thanh Lương cho biết. Thời tiết quá khắc nghiệt, đi làm đồng ban ngày nhiệt độ ngoài trời cao như vậy, bà con nông dân dễ bị cảm nắng, nếu không có biện pháp làm giảm nhiệt chơ cơ thể sẽ dẫn đến nguy hiểm cho tình mạng. Vì thế chúng tôi đã chọn cho mình thời điểm ban đêm để ra đồng nhổ mạ và cấy lúa.

Bà con nông dân Thanh Chương vẫn tranh thủ chong đèn cấy đêm.

Vì thế đêm trên đồng ruộng ở các xã Thanh Lương, Xuân Tường, Thanh Dương... giữa mùa cấy khá nhộn nhịp. Đặc biệt, trên những thửa mạ, bà con nông dân phải huy động nhân lực để nhổ mạ cho kịp cấy. Dưới ánh đèn tích điện treo trên những chiếc sào hay đèn pin đội đầu... mọi người làm việc khá tích cực.

Chị Phạm Thị Nga ở xóm 3, xã Thanh Lương chia sẻ: Chị là công nhân Nhà máy gạch 30/4, ban ngày làm việc ở nhà máy, tối về tranh thủ cùng các con ra đồng nhổ mạ để cấy 2 sào lúa hè - thu cho kịp mùa vụ.

Ban đêm thời tiết mát mẻ, bà con làm việc có năng suất. Một nông dân xã Thanh Lương cho hay, gieo mạ trên đất trồng ngô, mùa nhổ mạ thường phải nhổ "phui" nên hơi vất vả. Nắng nóng, nhổ ban đêm sẽ bảo đảm được cây mạ, chứ nhổ ban ngày cây giống dễ bị khô héo.

Còn anh Nguyễn Văn Huy trú ở xóm 1, xã Thanh Lương chia sẻ: Vụ hè - thu này, nhà anh làm 5 sào ruộng, phải thuê 3 - 4 người cấy. Tiền cấy 300.000 - 350.000 đồng/ngày/người mà tìm vẫn không ra người để thuê. Anh Huy làm công nhân cơ khí, ban ngày đi làm nghề, tối về phải đi nhổ mạ tận khuya mới đủ cho người cấy.

Nhiều người nhổ mạ xong cho vào bì mang về nhà, một số người lại phải mang ra ruộng tiếp ứng cho người cấy đêm. Dù công việc tất bật, nhưng bà con nông dân đi làm đêm vẫn vui tươi, hồ hởi.

Trên những chân ruộng đã dập sục bùn, bà con nông dân Thanh Chương vẫn tranh thủ chong đèn cấy đêm, phần vì tránh nắng, phần vì sợ cạn nước. Những chiếc đèn tích điện là vật dụng không thể thiếu trong quá trình cấy đêm. Mỗi hộ đi cấy đêm thường mang theo ít nhất 2 -3 chiếc đèn, gồm đèn treo di động và đèn đội đầu. Ngoài những đèn đã thắp sáng trên ruộng, phải có một số đèn để trên bờ phòng khi trục trặc, hết nguồn... Một phụ nữ xóm 10, xã Xuân Tường đang cấy trên ruộng cho hay: Gia đình chị làm hơn 2 sào ruộng, đã đi cấy 2 đêm.

Những chiếc đèn tích điện là vật dụng không thể thiếu trong quá trình cấy đêm

Theo bà con nông dân, cấy đêm tuy chỉ bao quát được một không gian hẹp trên ruộng, nhưng mọi người vẫn cấy đều bụi, xuống hàng nhanh. Dịp này, nhiều gia đình cả hai vợ chồng cùng đi cấy đêm. Không ít nam thanh niên cũng lội ruộng cấy lúa đêm không thua phụ nữ. Với tinh thần "tránh nắng, đón nước, xong sớm nghỉ sớm", bà con nông dân nhiều địa phương đang tích cực làm đêm để hoàn thành việc gieo cấy vụ hè - thu đúng tiến độ. Tầm 10 -11 giờ đêm, người dân đi cấy mới ra về. Mùa cấy làm đêm vất vả, nhưng khá sôi nổi, khí thế.

Không phải thức đêm để nhổ mạ và cấy lúa như bà con nông dân huyện Thanh Chương, tại Hà Tĩnh bà con trồng dưa lại phải thức dậy từ tờ mờ sáng để thu hoạch dưa đang vào vụ, vừa tránh được cái nóng vừa thu hoạch được hiệu quả cao.

Nông dân Hà Tĩnh đội đèn thu hoạch dưa từ tờ mờ sáng

Những ngày này, Hà Tĩnh ghi nhận nắng nóng đặc biệt gay gắt, nhiệt độ cao nhất ở các khu vực phổ biến 40 - 42,2 độ C. Để tránh cái nắng như thiêu đốt, các hộ trồng dưa tại xã Việt Tiến, huyện Thạch Hà đội đèn pin, cùng nhau ra đồng thu hoạch nông sản từ 4h.

Các hộ trồng dưa tại xã Việt Tiến, huyện Thạch Hà đội đèn pin, cùng nhau ra đồng thu hoạch nông sản từ 4h.

Anh Lê Đình Hồng (thôn Việt Yên, xã Việt Tiến) cho biết, do thời tiết nắng nóng mấy ngày nay nên gia đình anh phải thức dậy sớm, thu hoạch dưa bán cho thương lái sao cho kịp lúc mặt trời lên. “Thu hoạch dưa lúc sáng sớm mát mẻ lại đảm bảo sức khỏe, làm việc có năng suất hơn ban ngày", anh Hồng nói.

Theo anh Hồng, hầu hết bà con trồng dưa đều dậy từ 3h sáng, sau đó thu hoạch đến 7h thì mang nhập cho thương lái. Năm nay dưa được mùa, năng suất cao nên nông dân phấn khởi, ai cũng tranh thủ bám đồng, thu hoạch kịp thời vụ.

Hiện giá dưa lê từ 20.000 - 25.000 đồng/kg; dưa bở có giá từ 15.000 - 20.000 đồng/kg, còn dưa hấu thì trên 10.000 - 13.000đồng/kg.

Do nhiệt độ ban ngày tăng cao nên bà con phải dậy sớm để thu hoạch dưa

Theo bà con nông dân trồng dưa ở đây cho biết, dưa năm nay được mùa, dưa được bà con ở đây lựa chọn trồng hầu hết là dưa hấu, dưa bở, dưa lê. Do thời tiết nắng nhiều nên dưa ngọt, nhiều nước vì thế rất được thương lái ở các nơi khác về mua để vận chuyển đi tiêu thụ.

Theo lãnh đạo UBND xã Việt Tiến, nghề trồng dưa đem lại nguồn thu nhập chính, được xem là cây hàng hóa chủ lực, cây xóa đói giảm nghèo làm giàu cho người dân trên địa bàn xã. Từ những giá trị nó mang lại, nhiều hộ dân đã chuyển đất trồng hoa màu kém hiệu quả sang chuyên trồng dưa để phát triển kinh tế.

Niềm vui của bà con nông dân khi được mùa dưa

Năm nay được cho là năm có thời tiết bất thường do ảnh hưởng của hiện tượng El Nino, nhiệt độ cả thế giới tăng cao hơn trung bình nhiều năm. Tuy là mới đầu mùa hạ nhưng nhiều nơi trên thế giới đã phái hứng chịu những trận nắng nóng, làm ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người dân.

Việt Nam chúng ta không nằm ngoài sự tác động của thiên nhiên này, với một đất nước sản xuất nông nghiệp chưa ứng dụng công nghệ cao trong thu hoạch các sản phẩm nông nghiệp, vì thế bà con nông dân vẫn phải tìm cách để thích nghi với thời tiết và thu hoạch đảm bảo đúng thời vụ. Hoạt động cấy lúa và thu hoạch dưa vào ban đêm đang được bà con nông dân áp dụng thực sự đã đem lại hiệu quả lao động và bảo vệ được sức khỏe cho chính mình.

 

Ngọc Thủy (Tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Ngày 19/4, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức sơ kết 1 năm triển khai chương trình vận động, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà cho người nghèo, người có khó khăn về nhà ở giai đoạn 2023-2025 (Chương trình 1838).

  • “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    Với 28 lần hiến máu nhân đạo, trình dược viên Từ Thị Tuyên (SN 1989), xã Thạch Thắng, Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã trở thành tấm gương sáng trong các hoạt động an sinh xã hội, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng…

  • PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    Với tinh thần tương thân tương ái, vừa qua, Đoàn Thanh niên Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã tổ chức chương trình từ thiện “Xuân tình nguyện 2024” để thăm hỏi, động viên và trao quà đến các em học sinh nghèo, các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại xã Nậm Chảy, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Đây là hoạt động hưởng ứng tinh thần Tháng Thanh niên và Năm Thanh niên tình nguyện của tuổi trẻ PVcomBank.

  • Quảng Nam giới thiệu Nhà bảo tàng đa dạng sinh học

    Quảng Nam giới thiệu Nhà bảo tàng đa dạng sinh học

    Bảo tàng đa dạng sinh học tỉnh Quảng Nam – nơi trình diễn, quảng bá các giá trị tài nguyên đa dạng sinh học, sự phong phú của các loài động, thực vật quý hiếm, đặc hữu, đặc trưng mà thiên nhiên ban tặng; đồng thời góp phần thúc đẩy lối sống có trách nhiệm với thiên nhiên, phục hồi đa dạng sinh học.

  • Đặc sắc chương trình kỷ niệm 15 năm “Lăng Cô – Vịnh đẹp thế giới”

    Đặc sắc chương trình kỷ niệm 15 năm “Lăng Cô – Vịnh đẹp thế giới”

    Chương trình kỷ niệm diễn ra từ ngày 10-12/5 với nhiều hoạt động, chương trình nghệ thuật đặc sắc, các hoạt động văn hoá, thể thao truyền thống và hiện đại.

  • Ấn tượng Lễ hội Hoa Phượng đỏ Hải Phòng năm 2024

    Ấn tượng Lễ hội Hoa Phượng đỏ Hải Phòng năm 2024

    Điểm nhấn của Lễ hội Hoa Phượng đỏ năm 2024 là chương trình nghệ thuật "Hải Phòng - Bừng sáng miền di sản". Đêm hội đã để lại ấn tượng đẹp cho hàng vạn người dân, du khách về một thành phố phát triển, trẻ trung, năng động.

  • Hải Dương: Ô nhiễm hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải

    Hải Dương: Ô nhiễm hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải

    Hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải, đoạn qua địa bàn tỉnh Hải Dương, từ lâu luôn “nhức nhối” ô nhiễm ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt và phục vụ sản xuất… của người dân.

  • Năm 2024, Quảng Ngãi đào tạo nghề cho 100 lao động nông thôn

    Năm 2024, Quảng Ngãi đào tạo nghề cho 100 lao động nông thôn

    Theo Kế hoạch, năm 2024, tỉnh Quảng Ngãi tổ chức đào tạo nghề nông nghiệp cho 100 lao động nông thôn, với mục tiêu sau khi tham gia học nghề có từ 80% trở lên số người học nghề có việc làm, thu nhập cao hơn so với trước khi chưa tham gia học nghề.

  • Duy Xuyên tích cực ứng phó với hạn, mặn

    Duy Xuyên tích cực ứng phó với hạn, mặn

    Các biện pháp ứng phó hạn hán, xâm nhập mặn đang được chính quyền và ngành nông nghiệp huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam triển khai đồng bộ góp phần hạn chế thiệt hại đối với sản xuất nông nghiệp.

Top