Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ hai, ngày 3 tháng 6 năm 2024  
Thứ ba, ngày 21 tháng 5 năm 2024 | 19:42

Thừa Thiên Huế đẩy mạnh quảng bá sản phẩm OCOP

Tỉnh Thừa Thiên Huế dành nguồn lực và thực hiện các chương trình cho hoạt động giới thiệu, xúc tiến thương mại các sản phẩm OCOP, góp phần thúc đẩy kết nối và tiêu thụ sản phẩm OCOP.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thừa Thiên Huế, đến nay, toàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã có 76 sản phẩm được đánh giá, công nhận và phê duyệt kết quả chấm điểm theo tiêu chí sản phẩm OCOP. Trong đó, 18 sản phẩm đạt 4 sao (23,7%), 54 sản phẩm đạt 3 sao (71,1%), 4 sản phẩm tiềm năng 5 sao đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá, phân hạng.

Thừa Thiên Huế đẩy mạnh quảng bá sản phẩm OCOP

Thừa Thiên Huế đẩy mạnh quảng bá sản phẩm OCOP

Địa phương cũng hình thành một số điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP (huyện Quảng Điền 2 điểm, thành phố Huế 2 điểm, Phú Vang có Trung tâm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP...). 4 sản phẩm du lịch nông thôn được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao (Khu du lịch cộng đồng Anor tại huyện A Lưới; du lịch sinh thái gắn với tài nguyên bản địa tại huyện Nam Đông; du lịch sinh thái Suối Tiên tại huyện Phú Lộc; dịch vụ du lịch công đồng Ngư Mỹ Thạnh).

Các sản phẩm OCOP tỉnh Thừa Thiên Huế đã tham gia trưng bày tại Hội nghị triển khai Chương trình hành động của Chính phủ tại thành phố Quy Nhơn, Bình Định (trưng bày các sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu, đặc trưng của 14 tỉnh, thành phố Bắc Trung bộ và Duyên hải Trung bộ từ Thanh Hóa đến Bình Thuận); tổ chức Không gian quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP tại Công viên Thương Bạc Huế thu hút hơn 20 chủ thể OCOP của tỉnh tham gia; phối hợp Trung tâm Xúc tiến thương mại và các kols nổi tiếng để livestream một số sản phẩm OCOP tiêu biểu của tỉnh trên kênh Chợ Phiên OCOP.

Tham gia chuỗi các hoạt động tại Festival Bảo tồn và phát triển làng nghề Việt Nam năm 2023 tại Hà Nội, Festival tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP Đồng bằng sông Cửu Long. Đặc biệt, đã hỗ trợ làng nghề dệt Dèng A Lưới quảng bá, bán hàng trên sàn thương mại điện tử Tiktok “Chợ phiên OCOP”…

Ông Hồ Đăng Khoa, Chi Cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn Thừa Thiên Huế cho biết, hàng năm địa phương dành gần300 triệu đồng cho hoạt động giới thiệu, xúc tiến thương mại các sản phẩm OCOP. Qua các hoạt động xúc tiến thương mại đã góp phần thúc đẩy kết nối, tiêu thụ sản phẩm OCOP, tăng sự hiện diện của sản phẩm OCOP trên thị trường, đưa sản phẩm OCOP đến gần hơn với người tiêu dùng.

Theo ông Khoa, nguồn lực chương trình OCOP chủ yếu từ chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới nên không hỗ trợ cho chủ thể ở địa bàn đô thị (phường, thị trấn) dẫn đến các chủ thể có thương hiệu, có thị trường thiếu động lực để tham gia. Nguồn lực hỗ trợ xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP còn hạn hẹp, các chủ thể và đơn vị nghề, làng nghề nhu cầu cần kết nối quảng bá xúc tiến thương mại để đẩy mạnh tiêu thụ, phát triển kinh tế và lan tỏa đến người tiêu dùng, vẫn còn nhiều người chưa biết đến sản phẩm OCOP...

 

T. Thành
Ý kiến bạn đọc
  • Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Theo vòng quay của thời gian, lại một tháng Tư nữa lại về! Tháng Tư về, nhiều khoảnh khắc thiên nhiên tươi đẹp đọng lại trong mỗi người khi mùa Xuân sắp qua đi, nhường chỗ cho mùa Hè tràn ngập ánh vàng lấp lánh của nắng, sắc trắng mong manh của hoa loa kèn có mặt ở mọi nẻo đường, nhiều góc phố Thủ đô yêu dấu.

  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

Top