Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ hai, ngày 6 tháng 5 năm 2024  
Thứ năm, ngày 2 tháng 3 năm 2023 | 14:57

Vì sao không khí ở Hà Nội ô nhiễm nghiêm trọng?

Hà Nội là một trong những thành phố ô nhiễm không khí nặng nhất thế giới. Khoảng 3,5 triệu người dân thủ đô bị ảnh hưởng bởi mức bụi gấp 5 lần tiêu chuẩn của WHO.

Chất lượng không khí ở mức nguy hại

Bản đồ chất lượng không khí theo thời gian thực Pam Air sáng ngày 2/3 ở Hà Nội tràn ngập sắc đỏ (nguy hại), tím (cực kỳ nguy hại) và nâu (nguy hiểm khi hít thở). Lúc 10h sáng, hệ thống quan trắc chất lượng không khí Pam Air cũng ghi nhận chỉ số chất lượng không khí ở hơn 80 điểm đo tại Hà Nội đều ở ngưỡng rất có hại, một số điểm đo lên ngưỡng nguy hại như điểm đo tại thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội (Cầu Giấy), Trung tâm Sao Mai (quận Thanh Xuân), điểm đo trường mầm non thực hành Hoa Sen (Ba Đình). Đây là các điểm có chỉ số AQI trên 300. Thậm chí tại điểm đo ở Đại học Quốc gia Hà Nội thuộc quận Cầu Giấy có chỉ số AQI là 413, mức gần kịch khung ô nhiễm.

Tình trạng ô nhiễm không khí ở Hà Nội dự báo còn kéo dài nhiều ngày tới.

Hầu hết các điểm quan trắc không khí ở Hà Nội của Đại sứ quán Mỹ đều ở ngưỡng tím (ngưỡng rất có hại cho sức khỏe tất cả mọi người), một số điểm ở ngưỡng đỏ (ngưỡng có hại). Đáng chú ý, điểm đo tại Tây Hồ có chỉ số chất lượng không khí lên mức nguy hại (mức nguy hiểm nhất với khuyến cáo tất cả mọi người nên ở trong nhà). Kết quả quan trắc của Tổng cục Môi trường cũng ghi nhận ô nhiễm phổ biến ở ngưỡng đỏ và ngưỡng tím.

Theo dự báo trên trang web công bố chất lượng không khí của đại sứ quán Mỹ, tình trạng ô nhiễm không khí có thể kéo dài trong nhiều ngày tới ở Hà Nội. Mức độ ô nhiễm sẽ phổ biến ở ngưỡng có hại và rất có hại cho sức khỏe con người.

Hà Nội hiện đang trong giai đoạn ô nhiễm không khí nhất trong năm. Chỉ số chất lượng không khí (gọi tắt là AQI) tại Thủ đô Hà Nội suốt từ đầu tháng 2 đến nay có tới 10 ngày ở mức kém. Có những ngày chất lượng không khí còn ở mức xấu. Nồng độ bụi mịn lên tới 197, có hại cho sức khỏe của mọi người, nhất là nhóm người nhạy cảm, mắc các bệnh về hô hấp, người già và trẻ nhỏ. Đây chỉ là con số tính trung bình trên toàn thành phố Hà Nội.

Còn xét theo khu vực, có những ngày, tình trạng ô nhiễm không khí ở trung tâm thành phố Hà Nội đã lên mức rất xấu với nồng độ bụi mịn nhiều trạm vượt con số 200. Hai trạm thuộc quận Ba Đình và Cầu Giấy nồng độ bụi mịn đo được còn trên 300, mức cảnh báo nguy hại cao nhất tới sức khỏe.

Nguy cơ mắc bệnh về hô hấp đang hiện hữu

Trong bối cảnh ô nhiễm không khí nghiêm trọng và có thể kéo dài, các chuyên gia khuyến cáo người dân hạn chế ra khỏi nhà, vận động tập thể dục, lao động ngoài trời. Khi ra đường nên sử dụng khẩu trang đảm bảo chất lượng và đeo khẩu trang đúng quy cách (đảm bảo kín, khít mặt).

Ô nhiễm không khí tăng nguy cơ mắc bệnh về hô hấp

Các chuyên gia đặc biệt lưu ý, ô nhiễm không khí ở Hà Nội chủ yếu là ô nhiễm bụi mịn PM 2,5. Người ra đường nên sử dụng các loại khẩu trang có khả năng ngăn bụi mịn, thay vì khẩu trang thông thường. Bộ Y tế cũng khuyến cáo người dân nên vệ sinh mũi, súc họng sáng tối bằng nước muối sinh lý, đặc biệt sau khi ra đường.

Tra rửa mắt bằng nước muối sinh lý vào buổi tối trước khi đi ngủ. Nên hạn chế mở cửa sổ, cửa ra vào thời điểm không khí bị ô nhiễm nặng, đặc biệt các gia đình gần đường giao thông, gần khu vực ô nhiễm.

Thường xuyên vệ sinh phòng ở và nhà cửa, dọn dẹp thông thoáng môi trường sống. Hạn chế sử dụng hoặc thay thế sử dụng bếp than tổ ong, củi, rơm rạ bằng bếp điện, bếp từ hoặc bếp ga. Trồng cây xanh trong và quanh nhà giúp ngăn bụi và làm sạch không khí.

Nhiều tác nhân gây ô nhiễm không khí

Theo Sở Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội, số người thiệt mạng do các nguyên nhân bắt đầu từ bụi mịn của Hà Nội gần 5.800 người mỗi năm, chiếm 32% của miền Bắc. Vậy không khí Hà Nội ô nhiễm do đâu? Qua quá trình thực đo, mới đây, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, khoảng 1/3 lượng bụi PM2.5 có trong không khí đến từ các nguồn tại chỗ ở Hà Nội, trong đó phát thải từ giao thông là nguyên nhân hàng đầu.

40% dân số của thủ đô Hà Nội đã bị phơi nhiễm với nồng độ bụi PM2.5 ở mức trên 45 μg/m3, hơn gấp đôi mức quy chuẩn quốc gia. Đó là kết quả từ năm 2015. Nhưng có lẽ con số này đến nay cũng không giảm, bởi gần 8 năm trôi qua, vấn đề ô nhiễm do giao thông chưa được giải quyết.

Ô nhiễm không khí từ làng nghề tái chế

Giao thông được chỉ mặt, đặt tên là nguyên gây ô nhiễm nội tại lớn nhất của Hà Nội. Nhưng lượng bụi mịn do giao thông chỉ chiếm 1/3 số bụi mịn ở Hà Nội. Các số liệu đo đạc đã cho thấy nguyên nhân chính của ô nhiễm không khí lại nằm ở yếu tố bên ngoài. 2/3 lượng bụi mịn có nguồn gốc từ các hoạt động công nghiệp, bao gồm các nhà máy điện và công nghiệp lớn cũng như các làng nghề.

Các làng nghề nằm ở các tỉnh lân cận như Hưng Yên và Bắc Ninh vẫn ngày ngày thổi khói bụi về phía thủ đô. Các loại khói thải này được sinh ra từ việc đốt than, đốt củi tại các nồi hơi và lò nung. Gần 100 làng nghề hoạt động không ngày nghỉ cũng chính là nguyên nhân gây ô nhiễm tại chính hai tỉnh Bắc Ninh và Hưng Yên. Lo ngại nhất là khói thải từ những làng nghề tái chế.

Hoạt động của con người đều là các nguồn gây ô nhiễm không khí. Trên cơ sở mức độ ô nhiễm được quan trắc cũng như tác động được đánh giá, các can thiệp dưới đây được khuyến nghị thực hiện cho Hà Nội:

+ Giảm sử dụng than và sinh khối đối với nồi hơi và lò nung tại các làng nghề;

+ Ngăn chặn bụi đường bằng cách trải nhựa và phun nước;

+ Tăng cường kiểm soát khí thải đối với ô tô và xe máy;

+ Hạn chế phương tiện có lượng khí thải cao;

+ Hướng đến việc loại bỏ hoàn toàn phương tiện không đủ tiêu chuẩn về khí thải;

+ Thúc đẩy giao thông công cộng, đẩy mạnh phương tiện ô tô và xe máy điện.

 

 

Thanh Xuân (Tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Ngày 19/4, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức sơ kết 1 năm triển khai chương trình vận động, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà cho người nghèo, người có khó khăn về nhà ở giai đoạn 2023-2025 (Chương trình 1838).

  • “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    Với 28 lần hiến máu nhân đạo, trình dược viên Từ Thị Tuyên (SN 1989), xã Thạch Thắng, Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã trở thành tấm gương sáng trong các hoạt động an sinh xã hội, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng…

  • PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    Với tinh thần tương thân tương ái, vừa qua, Đoàn Thanh niên Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã tổ chức chương trình từ thiện “Xuân tình nguyện 2024” để thăm hỏi, động viên và trao quà đến các em học sinh nghèo, các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại xã Nậm Chảy, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Đây là hoạt động hưởng ứng tinh thần Tháng Thanh niên và Năm Thanh niên tình nguyện của tuổi trẻ PVcomBank.

Top