Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 11 tháng 5 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 2 tháng 12 năm 2016 | 2:26

Agribank Điện Biên: Cho vay hiệu quả theo Nghị định 55

Thời gian qua, Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT tỉnh Điện Biên (Agribank Điện Biên) đã thực hiện tốt việc cung cấp tín dụng cho khu vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn theo Nghị định 55/CP ngày 09/06/2015 của Chính phủ. Phóng viên Báo Kinh tế nông thôn đã có cuộc trao đổi với ông Phạm Đình Kính, Giám đốc Chi nhánh Agribank Điện Biên xung quanh vấn đề này

Ông Phạm Đình Kính, Giám đốc Agribank Điện Biên.

Xin ông cho biết kết quả nổi bật trong thực hiện chương trình cho vay theo Nghị định 55/CP của Chính phủ?.

Ngay sau khi có chủ trương của Đảng, Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ nông nghiệp, nông dân, nông thôn và xây dựng nông thôn mới, Agribank Điện Biên đã tổ chức triển khai tới toàn thể Đảng viên, cán bộ công nhân viên và các chi nhánh, phòng giao dịch trực thuộc để triển khai các chỉ thị, nghị quyết, quyết định liên quan.

Ngoài ra, Agribank Điện Biên đã tiến hành làm việc và ký kết các thỏa thuận hợp tác liên ngành với Hội Nông dân, Hội Phụ nữ tỉnh Điện Biên về việc thực hiện chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định 55/NĐ- CP ngày 09/06/2015 của Chính phủ và đang dự thảo tiến tới ký kết chương trình hợp tác với Văn phòng Điều phối XDNTM tỉnh Điện Biên giai đoạn 2016-2020.

Đến 30/10/2016, Agribank Điện Biên có tổng dư nợ đạt trên 4.264 tỷ đồng, trong đó cho vay ngắn hạn đạt trên 1.773 tỉ đồng, nợ cho vay trung, dài hạn đạt trên 2.490 tỉ đồng, với 16. 405 hộ khách hàng vay vốn; tổng doanh số cho vay từ đầu năm đạt trên 3.049 tỉ đồng; doanh số thu nợ đạt 2.587 tỉ đồng.

Những thuận lợi khi thực hiện cho vay theo Nghị định 55/NĐ- CP là gì, thưa ông?

Nghị định 55/2015/NĐ-CP đã bổ sung đối tượng được vay vốn phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn bao gồm cả các đối tượng là cá nhân, hộ gia đình sinh sống trên địa bàn thành phố, thị xã tham gia sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp.  Mặt khác, Chính phủ cũng nâng mức cho vay không có tài sản bảo đảm đối với các đối tượng hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã,... lên gấp 1,5 - 2 lần so với quy định hiện nay.

Có thể nói, Nghị định số 55/2015/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn là một hệ thống chính sách đồng bộ không chỉ khuyến khích các tổ chức tín dụng mạnh dạn đầu tư vốn phát triển lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn mà còn tạo điều kiện thuận lợi để người dân, doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng. Các quy định hỗ trợ phát triển mô hình liên kết, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp tại Nghị định là một trong những giải pháp đột phá, tạo “cú hích” đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp, gia tăng sức cạnh tranh, góp phần phát triển bền vững ngành nông nghiệp; qua đó cải thiện và nâng cao điều kiện sống của cư dân vùng nông thôn, góp phần thực hiện thắng lợi chương trình XDNTM.

Mục tiêu cụ thể trong năm 2017 của Agribank Điện Biên là gì, thưa ông?

Năm 2017, Agribank Điện Biên tiếp tục triển khai đầy đủ kịp thời các văn bản, hướng dẫn của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các văn bản của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước; Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Việt Nam về việc cho vay đối với các thành phần kinh tế, ngành kinh tế phục vụ trong lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn và XDNTM. Phấn đấu đạt tổng dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định 55 đạt trên 4.264 tỉ đồng, khống chế nợ xấu dưới 1,6% trên tổng dư nợ.

Xin cảm ơn ông!

Hùng Trang (thực hiện)

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Theo vòng quay của thời gian, lại một tháng Tư nữa lại về! Tháng Tư về, nhiều khoảnh khắc thiên nhiên tươi đẹp đọng lại trong mỗi người khi mùa Xuân sắp qua đi, nhường chỗ cho mùa Hè tràn ngập ánh vàng lấp lánh của nắng, sắc trắng mong manh của hoa loa kèn có mặt ở mọi nẻo đường, nhiều góc phố Thủ đô yêu dấu.

  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

Top