Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Chủ nhật, ngày 2 tháng 6 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 13 tháng 10 năm 2019 | 20:20

Báo cáo môi trường Hà Nội 2019 lấy số liệu 2005: Nguyên nhân do đâu?

Thứ trưởng Bộ Tư pháp thừa nhận Bộ này đã chủ quan khi tham khảo số liệu về chỉ số ô nhiễm ở Hà Nội trên báo chí để đưa vào báo cáo gửi Quốc hội.

Bộ Tư pháp thừa nhận số liệu ô nhiễm môi trường Hà Nội chưa được cập nhật

Liên quan đến việc báo cáo môi trường Hà Nội gửi Quốc hội năm 2019 lấy số liệu 2005, vừa mới đây nhất, Bộ Tư pháp đã có thông cáo chính thức.

Bộ Tư pháp cho biết, Bộ Tư pháp được giao chủ trì, phối hợp với UBND TP. Hà Nội và các bộ, ngành có liên quan xây dựng Báo cáo số 296/BC-CP của Chính phủ về việc thi hành Luật Thủ đô trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Theo quy trình làm việc, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội đã thẩm tra sơ bộ và Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét cho ý kiến về Báo cáo số 296/BC-CP của Chính phủ.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu Chính phủ bổ sung, đánh giá sâu thêm về việc thi hành Luật Thủ đô trong một số lĩnh vực, đồng thời rà soát, cập nhật các số liệu, hoàn thiện Báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội.

 

phan-chi-hieu-2-3-1245299.jpg
Thứ trưởng Bộ Tư pháp Phan Chí Hiếu. (Ảnh: Quốc hội)

 

Thực hiện kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và kiến nghị của Ủy ban Pháp luật, hiện Bộ Tư pháp đang tích cực phối hợp với UBND TP Hà Nội và các bộ, ngành liên quan đánh giá bổ sung việc thực hiện các quy định của Luật Thủ đô; rà soát, kiểm tra và cập nhật số liệu, trong đó có số liệu về ô nhiễm môi trường và không khí Thủ đô mà báo chí đã phản ánh.

Cùng ngày, trả lời báo chí, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Phan Chí Hiếu thừa nhận bộ phận làm báo cáo của Bộ đã chủ quan trong khâu tổng hợp số liệu để làm báo cáo gửi Quốc hội.

“Khi Bộ Tư pháp thực hiện báo cáo gửi Quốc hội, báo cáo của Bộ Tài Nguyên - Môi trường và báo cáo của UBND TP. Hà Nội gửi đến Bộ không có các số liệu về chỉ số ô nhiễm nên anh em tham khảo và tổng hợp ở một số nguồn từ trên mạng và báo chí.

Trong đó, một báo số ra năm 2018 đưa nội dung này nhưng bài báo không dẫn nguồn từ năm nào nên anh em hơi chủ quan đưa vào.

Vừa rồi tôi cũng kiểm tra việc này và đúng là tờ báo này số ra năm 2018 nhưng không trích nguồn số liệu từ năm nào”, ông Hiếu cho hay.

Thứ trưởng Bộ Tư pháp cũng cho biết đây mới là dự thảo nên các số liệu chưa được chuẩn hóa. Sau khi Ủy ban Pháp luật của Quốc hội thẩm tra, Bộ Tư pháp sẽ chỉnh lý lại để có báo cáo chính thức.

“Sau khi thẩm tra, nội dung nào chưa đạt hay cần bổ sung thì Bộ Tư pháp sẽ bổ sung để chính thức gửi cho các đại biểu Quốc hội”, Thứ trưởng Hiếu nói.

Về quy trình thực hiện báo cáo, Thứ trưởng Bộ Tư pháp cho hay, trong dự thảo báo cáo vẫn có số và có chữ ký. Khi Bộ Tư pháp trình Chính phủ và được Chính phủ đồng ý thì Bộ trưởng Tư pháp sẽ ký thừa ủy quyền để gửi các Ủy ban của Quốc hội thẩm tra.

Vì Quốc hội yêu cầu gửi báo cáo là báo cáo chính thức. Nhưng sau khi thẩm tra, bao giờ Bộ Tư pháp cũng phối hợp với các Bộ, ngành để hoàn chỉnh lại báo cáo, có báo cáo giải trình tiếp thu các ý kiến, thẩm tra và điều chỉnh nội dung trong báo cáo để thành Báo cáo chính thức cuối cùng”, ông Hiếu nói thêm.

Chất lượng không khí ngày càng “xấu”

Liên tiếp những tháng gần đây không khí ở thành phố Hà Nội luôn nằm trong mức “kém” với chỉ số chất lượng không khí (AQI) phổ biến từ 100 - 200. Ở ngưỡng ô nhiễm này, con người có thể bị ảnh hưởng sức khỏe, nhóm người nhạy cảm (người già, trẻ em) có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng hơn.

Đáng chú ý, có thời điểm, chỉ số AQI đo được ở khu vực Đại sứ quán Mỹ (Láng Hạ) lên tới 204. Đây là ngưỡng “xấu,” rất nguy hại cho sức khỏe, cảnh báo sức khỏe ở tình trạng khẩn cấp. Người dân có nhiều khả năng bị ảnh hưởng.

Tương tự, chỉ số bụi mịn PM 2.5 có thời điểm dao động từ 90 đến 140, đây được xem là mức “nguy hiểm.” Riêng điểm quan trắc Hàng Đậu, AQI duy trì mức trên 150 trong 3 ngày liên tiếp. Còn kết quả do hệ thống quan trắc của Đại sứ quán Mỹ đặt tại quận Đống Đa cho thấy, chỉ số bụi PM 2.5 có thời điểm đã đạt đỉnh 183.

Đến thời điểm 8 giờ sáng nay (24/9), số liệu quan trắc không khí trên ứng dụng online Pam Air cho thấy chất lượng không khí ở phần lớn các khu vực tại nội thành Hà Nội nằm trong ngưỡng “kém,” với chỉ số AQI từ 151-175. Trong đó, một số điểm có chỉ số chất lượng không khí kém nhất là Tràng Tiền, Võ Chí Công, Xã Đàn, Văn Cao…

Báo cáo nghiên cứu hiện trạng môi trường quốc gia chuyên đề môi trường đô thị do Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện cũng cho thấy, hầu hết các đô thị lớn ở Việt Nam đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm không khí ngày càng gia tăng, trong đó ô nhiễm do khói bụi là là vấn đề nổi cộm, đáng lo ngại nhất.

 

onhiem2_woxr.jpg
Những ngày gần đây, Thành phố Hà Nội bị bao phủ một màn sương mờ mịt. (Ảnh: H.V/Vietnam+).

 

Nguyên nhân dẫn tới ô nhiễm không khí tại các đô thị được xác định là do hoạt động giao thông vận tải, xây dựng, các xí nghiệp nội đô, sinh hoạt của dân cư, xử lý rác thải rắn, đặc biệt là các nguồn ô nhiễm từ ngoại thành chuyển vào như đốt rơm rạ, hay hoạt động phát thải của các nhà máy nhiệt điện than ở các tỉnh lân cận. 

Trong số các nguồn phát thải làm “bẩn” không khí đô thị, khí thải từ các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ như xe mô tô, xe gắn máy đóng góp nhiều nhất trong tổng lượng phát thải gây ô nhiễm không khí. Các khí thải chủ yếu là SO2, NO2, bụi (TPS, PM10, PP2,5).

Chỉ riêng tại Hà Nội, theo thống kê của Sở Tài nguyên và Môi trường, có đến 70% lượng khói và bụi gây ô nhiễm không khí là do hoạt động giao thông vận tải.

Với hơn 4 triệu phương tiện giao thông (tính đến năm 2016), hoạt động giao thông chiếm tới 85% lượng phát thải CO2, và 95% lượng các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi mà mắt thường không quan sát được.

Bên cạnh đó, hoạt động xây dựng (khu chung cư, đô thị, sửa chữa cầu đường, vận chuyển vật liệu) diễn ra rầm rộ trong những năm qua cũng là nguồn gây ra tình trạng ô nhiễm cục bộ với mức ô nhiễm bụi rất cao.

Đáng lưu ý là, hiện nay tại các đô thị vẫn còn tồn tại nhiều cơ sở, nhà máy sản xuất công nghiệp nằm trong nội thành. Các nhà máy này thường quy mô nhỏ và vừa, có công nghệ sản xuất lạc hậu, thiếu thiết bị lọc bụi và xử lý khí thải độc hại.

Ngoài ra, còn có nhiều nguyên nhân góp phần làm ô nhiễm “bầu không khí đô thị” bởi các hoạt động đốt nhiên liệu hóa thạch làm tăng nồng độ các chất ô nhiễm không khí như: Khí thải từ của các nhà máy nhiệt điện chủ yếu từ khu vực lò hơi có chứa nhiều chất ô nhiễm; mùi và khí thải từ các bãi thải lộ thiên; đặc biệt là tình trạng đốt rơm rạ sau mỗi vụ gặt.

Từ góc độ chuyên gia, ông Hoàng Dương Tùng, Chủ tịch Mạng lưới không khí sạch Việt Nam cho rằng, ở các đô thị lớn, nhất là Hà Nội giao thông quá đông đúc, công trình xây dựng quá nhiều đã gây ra lượng bụi rất lớn.

Nói về giải pháp ông Tùng cho rằng, Hà Nội cần phải tìm cách để giảm mật độ lưu thông của các phương tiện cá nhân, ưu tiên sử dụng các phương tiện công cộng.

Cùng với đó, cần nghiên cứu, đưa kỹ thuật tiên tiến vào xây dựng các công trình giao thông, hạ tầng để giảm phát sinh bụi; kiểm soát việc xử lý khí thải ngay từ cơ sở, trong các nhà máy, các khu công nghiệp. Đặc biệt, ở ngoại thành, người dân thường có thói quen đốt rơm rạ, vì thế chính quyền phải có biện pháp khuyến cáo, thậm chí ngăn chặn tình trạng này để hạn chế phát thải khói bụi.

Các đô thị lớn cũng cần nghiên cứu và trồng thêm nhiều cây xanh hơn nữa để tạo nên “lá phổi xanh” điều hòa không khí, bảo vệ môi trường.

 

 

PV (tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • “Hành trình nhân đạo - Trao nhận yêu thương”

    “Hành trình nhân đạo - Trao nhận yêu thương”

    Chủ đề “Hành trình nhân đạo - Trao nhận yêu thương”, trong tháng 5 này, các cấp hội Chữ thập đỏ trong toàn tỉnh đã triển khai nhiều hoạt động trợ giúp người nghèo, người gặp hoàn cảnh khó khăn và các đối tượng dễ bị tổn thương, giúp họ vượt qua khó khăn vươn lên trong cuộc sống, góp phần xây dựng một cộng đồng đoàn kết, yêu thương.

  • Những “Giọt nước nghĩa tình” cùng người dân miền Tây đi qua mùa hạn, mặn

    Những “Giọt nước nghĩa tình” cùng người dân miền Tây đi qua mùa hạn, mặn

    Tiếp sức người dân miền Tây vượt qua khó khăn mùa hạn mặn, Cty Tân Hiệp Phát phối hợp cùng Báo Công An TPHCM trao 200.000 sản phẩm nước tinh khiết Number 1 cùng 620 khối nước ngọt đến người dâncác vùng hạn mặn Bến Tre, Tiền Giang.

  • Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Ngày 19/4, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức sơ kết 1 năm triển khai chương trình vận động, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà cho người nghèo, người có khó khăn về nhà ở giai đoạn 2023-2025 (Chương trình 1838).

Top