Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Chủ nhật, ngày 2 tháng 6 năm 2024  
Thứ tư, ngày 14 tháng 4 năm 2021 | 10:25

Báo chí gặp khó khi tự chủ về tài chính

Ngày 14/4, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tổ chức Hội thảo “Giải pháp tự chủ tài chính của các cơ quan báo chí trong hệ thống Liên hiệp Hội Việt Nam”. Nhiều khó khăn, giải pháp về tự chủ trong báo chí đã được phân tích, mổ xẻ.

 Toàn cảnh Hội thảo.

 

Báo chí tự chủ gặp khó

Trước đây, nhiều tời báo, tạp chí lấy nguồn thu chính từ quảng cáo của các doanh nghiệp, khi dịch Covid-19 xuất hiện đã làm các doanh nghiệp khó khăn, thậm chí giải thể, kéo theo đó, kinh phí truyền thông với báo chí cũng bị cắt giảm.

Theo bà Phạm Mỵ, TBT Tạp chí Sức khoẻ và Môi trường, dịch Covid-19 như cơn bão siêu khủng khiếp quét qua để lại những dư chấn nặng nề lên nền kinh tế nói chung, ngành truyền thông nói riêng, càng khiến bài toán phát triển nguồn thu trở nên nóng bỏng, cấp bách đối với báo chí. Phần lớn các toà soạn bị sụt giảm tới 50% doanh thu và có thể tiếp tục giảm nhiều hơn nữa.

Cũng theo bà Mỵ, trong hoạt động báo chí đang có bất cập, khi bước ra tự chủ đồng nghĩa với việc báo chí giống như doanh nghiệp, làm thế nào để có ngân sách vận hành bộ máy là một vấn đề?. Trong khi báo chí là công cụ tuyên tuyền của Đảng, Nhà nước là diễn đàn của nhân dân, vì vậy không thể vì chuyện tăng doanh thu mà để bị cuốn vào cơn lốc “lá cải hoá”.

Cùng quan điểm này, bà Hoàng Huệ, TBT Tạp chí Biển Việt Nam, cho biết, chưa bao giờ vấn đề nguồn thu lại nóng bỏng như hiện nay, đặc biệt là những cơ quan tự chủ về tài chính. Sự khó khăn về nguồn thu đã xuất hiện trong nhiều năm qua. Cùng với đó, dịch Covid-19, đã tác động không nhỏ đến nền kinh tế cũng như hầu hết các cơ quan báo chí tự chủ về tài chính.

Nhiều ý kiến khác cho rằng, chỉ trong 10 năm, khoảng 50% thị trường quảng cáo rơi vào tay các nền tảng số xuyên biên giới như: facebook, google ở thị trường Việt Nam. Mất nguồn thu đồng nghĩa với việc sa sút nội dung và giảm sự ảnh hưởng của kênh truyền thông chính thống.

Giải pháp để báo chí tự chủ tài chính

Để hoạt động tự chủ tài chính tại Tạp chí Biển Việt Nam duy trì ổn định, theo bà Huệ, cần có giải pháp căn cơ cho bài toán nguồn thu. Cần cải tiến mạnh mẽ nội dung, vừa đảm bảo tôn chỉ mục đích, vừa mang đậm tính dân sinh, phản ánh sâu sát hơi thở cuộc sống. Bên cạnh đó, góc nhìn của bài viết cần độc đáo, mới mẻ, sáng tạo, nhân văn, theo hướng “không chỉ cung cấp thông tin mà còn cung cấp góc nhìn”.

 

 Nhiều ý kiến về vấn đề về tự chủ tài chính trong báo chí đã được phân tích, mổ xẻ.

 

Cùng với đó, bộ phận quảng cáo phải năng động, xây dựng kế hoạch tiếp thị, truyền thông bài bản, hiệu quả chủ động đến với khách hàng thay vì chỉ “ngồi chờ sung rụng”. Chú trọng xây dựng, phát triển thương hiệu cá nhân các phóng viên, nhà báo. Đào tạo nguồn nhân lực theo hướng vững chính trị, giỏi nghiệp vụ, tinh thông công nghệ, đặc biệt, đào tạo phóng viên đa nhiệm vụ.

Còn theo bà Phạm Mỵ, TBT Tạp chí Sức khoẻ và Môi trường, cơ quan báo chí cần nâng cấp chất lượng, hình thức truyền tải thông tin; đẩy mạnh công tác truyền thông, quảng cáo; tổ chức các sự kiện, hội nghị, hội thảo; tận dụng sức mạnh từ công nghệ.

Ông Nguyễn Văn Tông, Báo Tri thức và Cuộc sống, cho biết, các nhà báo phải biến khó khăn thành cơ hội, không ngừng sáng tạo, giữ vững chính trị nghề nghiệp, trau dồi đạo đức nhà báo để sáng tạo ra những tác phẩm báo chí có giá trị thông tin cao, phù hợp với nhu cầu thực tiễn. Đồng thời, các nhà báo, phóng viên phải tích cực tham gia phát huy các kỹ năng truyền thông, nhằm tạo ra những nguồn thu mới một cách hợp pháp, góp phần xây dựng cơ quan báo.

Nhiều ý kiến khách lại cho rằng, vấn đề sống còn là “nội dung là vua” và “công nghệ là nữ hoàng”. Trong bất cứ giai đoạn nào, nhất là trong kỷ nguyên 4.0, các cơ quan báo chí ngoài việc chú trọng phát triển nội dung, rất cần quan tâm đến yếu tố kỹ thuật. Trong thời gian khá dài, các cơ quan báo chí vẫn phát triển chiến lược lấy công chúng làm trọng tâm, tuy nhiên, giờ đây câu chuyện đã khác, công nghệ thay đổi nhanh đến mức, báo chí truyền thống không biết nền tảng nào là quan trọng nhất trong việc tiếp cận công chúng.

 

 

Hoàng Văn
Ý kiến bạn đọc
  • “Hành trình nhân đạo - Trao nhận yêu thương”

    “Hành trình nhân đạo - Trao nhận yêu thương”

    Chủ đề “Hành trình nhân đạo - Trao nhận yêu thương”, trong tháng 5 này, các cấp hội Chữ thập đỏ trong toàn tỉnh đã triển khai nhiều hoạt động trợ giúp người nghèo, người gặp hoàn cảnh khó khăn và các đối tượng dễ bị tổn thương, giúp họ vượt qua khó khăn vươn lên trong cuộc sống, góp phần xây dựng một cộng đồng đoàn kết, yêu thương.

  • Những “Giọt nước nghĩa tình” cùng người dân miền Tây đi qua mùa hạn, mặn

    Những “Giọt nước nghĩa tình” cùng người dân miền Tây đi qua mùa hạn, mặn

    Tiếp sức người dân miền Tây vượt qua khó khăn mùa hạn mặn, Cty Tân Hiệp Phát phối hợp cùng Báo Công An TPHCM trao 200.000 sản phẩm nước tinh khiết Number 1 cùng 620 khối nước ngọt đến người dâncác vùng hạn mặn Bến Tre, Tiền Giang.

  • Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Ngày 19/4, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức sơ kết 1 năm triển khai chương trình vận động, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà cho người nghèo, người có khó khăn về nhà ở giai đoạn 2023-2025 (Chương trình 1838).

Top