Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 16 tháng 5 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 4 tháng 6 năm 2021 | 14:25

Bến Nhà Rồng - Nơi khởi đầu hành trình cứu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh là biểu tượng sáng ngời về ý chí, nghị lực và sự rèn luyện vượt qua mọi gian lao, thử thách; hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân; cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; sống giản dị, gần gũi

t14.jpg

Ngày 5/6/1911, từ bến Nhà Rồng - cảng Sài Gòn, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành rời Tổ quốc, ra đi trên con tàu Đô đốc Latouche-Tréville để thực hiện hoài bão giải phóng nước nhà khỏi ách nô lệ của thực dân. (Ảnh tư liệu: TTXVN)

 

Người ra đi tìm đường cứu nước với hai bàn tay trắng và trả lời “Tất cả là ở đây”. Hành trình ấy là những dấu ấn đậm nét, cả cuộc đời vì nước, vì dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ đấu tranh, mưu cầu cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân mà còn để lại cho các thế hệ mai sau một di sản tinh thần vô cùng quý báu - đó là tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Bến Nhà Rồng năm ấy

Ngày 5/6/1911, từ Bến Nhà Rồng ở Sài Gòn, nay là TP Hồ Chí Minh, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm đường cứu nước. Hành trình của Người đã đem lại cho dân tộc Việt Nam một con đường cứu nước đúng đắn, đưa Việt Nam trở thành một nước độc lập, tự do, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội. Sài Gòn vinh dự là nơi Người ra đi năm ấy, mở đầu cho một hành trình xuất dương cứu nước 30 năm của Người.

Bôn ba năm châu bốn biển, vừa lao động, học tập, vừa tìm hiểu bản sắc văn hóa, kinh tế, chính trị của nhiều quốc gia, dân tộc, Người đã hiểu hơn chính Tổ quốc mình và tìm thấy ánh sáng thời đại: Chủ nghĩa Marx-Lenin. Ánh sáng đó cũng là chân lý dẫn Người tới con đường cứu nước, giải phóng dân tộc Việt Nam: Độc lập dân tộc gắn với Chủ nghĩa xã hội.

Việc Bác Hồ lựa chọn Sài Gòn là nơi để ra nước ngoài sau này cũng được nhiều nhà nghiên cứu lý giải bởi lúc bấy giờ Sài Gòn là cửa ngõ của xứ Nam Kỳ, nơi đây có những công ty tàu biển lớn chạy tuyến Pháp - Đông Dương nên rất thuận lợi cho việc sang Pháp. Đây cũng là vùng đất tự do hơn so với các xứ khác ở Việt Nam thời bấy giờ.

Theo Phó giáo sư, Tiến sĩ Võ Văn Sen, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, Sài Gòn là cửa ngõ giao thương quan trọng nhất của toàn xứ Đông Dương thuộc Pháp. Thành phố Sài Gòn đầu thế kỷ XX là thương cảng lớn thứ tám vùng Viễn Đông, là cửa ngõ ra thế giới cho 75% lượng hàng hóa xuất khẩu của xứ Đông Dương và đã là nhà xuất khẩu gạo nhất nhì thế giới.

 

t14a.jpg
Chàng thanh niên Nguyễn Tất Thành làm phụ bếp ở khách sạn Carlton (Anh), năm 1913. Ảnh tư liệu: TTXVN.

 

Sài Gòn, nơi Người dừng chân trong thời gian ngắn nhất nhưng lại có vai trò quyết định đối với sự lựa chọn con đường cứu nước do được tiếp xúc với nhiều luồng thông tin đa dạng. Còn việc Người chọn nghề phụ bếp trên tàu Latouche Tréville cũng có tính mục đích rất rõ ràng, bởi chỉ trên chiếc tàu viễn dương, người thanh niên yêu nước này mới có điều kiện đến nhiều nước khác nhau. Một điều khâm phục và ngạc nhiên, đó là Nguyễn Tất Thành - Văn Ba đi tìm đường cứu nước bằng hai bàn tay trắng. Người cũng lường trước được sự mạo hiểm và khó khăn nên đã rủ một số bạn cùng đi, ai cũng nhận lời đi cùng. Nhưng đến phút cuối thì họ lảng hết, vì họ ngợp bởi sự khó khăn trước mắt nên đều băn khoăn hỏi Người những câu rất thiết thực: “Đi bằng cách nào? Lấy gì mà sống?...”  - Người giơ hai bàn tay trả lời, tất cả là ở đây.

Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc

Chia sẻ về việc giữ gìn, bảo quản di tích tại Bến Nhà Rồng, bà Lưu Thị Tuyết Trinh, Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh, Chi nhánh TP Hồ Chí Minh, cho biết: Ghi nhớ sự kiện lịch sử trọng đại này cùng với công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, sau ngày miền Nam được giải phóng, UBND TP Hồ Chí Minh đã quyết định khôi phục Bến Nhà Rồng thành Khu di tích Bác Hồ. Năm 1982, UBND TP Hồ Chí Minh quyết định thành lập Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, sau hơn 10 năm hoạt động, đến ngày 30/10/1995, thành phố quyết định đổi tên “Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh” thành “Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh TP Hồ Chí Minh”.

Bà Trinh nhấn mạnh: Hơn 40 năm qua, Bảo tàng thực hiện tốt nhiệm vụ nghiên cứu, sưu tầm, kiểm kê, bảo quản, trưng bày, tuyên truyền về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng vĩ đại, tư tưởng, đạo đức, phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến mọi tầng lớp nhân dân. Qua đó, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa mà Người đã để lại cho dân tộc. Trong hơn 40 năm qua, Bảo tàng đã đón hàng chục triệu lượt khách từ khắp nơi trong nước và nước ngoài đến tham quan, trong đó có hàng trăm đoàn nguyên thủ quốc gia và đoàn cấp cao các nước.

“Công tác trưng bày, triển lãm từng bước được đổi mới. Qua sáu lần chỉnh lý, hiện nay, hệ thống trưng bày cố định của Bảo tàng gồm bảy phòng, tám gian trưng bày phản ánh đầy đủ và sinh động những sự kiện lịch sử trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ba phòng nhấn mạnh đến sự kiện Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước, tình cảm sâu nặng của Bác Hồ đối với nhân dân miền Nam và tình cảm kính yêu của nhân dân miền Nam dành cho Bác Hồ. Đặc biệt, Phòng tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh là nơi các lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo TP Hồ Chí Minh, các sở, ban, ngành, đoàn thể và nhân dân thành kính tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân các ngày lễ trọng đại của đất nước và mỗi khi đến tham quan Bảo tàng”, bà Lưu Thị Tuyết Trinh cho biết.

Lan tỏa và truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ

Chia sẻ về ấn tượng nhất với những hiện vật nào liên quan đến thời điểm Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước, TS Chu Đức Tính, nguyên Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh – người thường xuyên được tiếp cận với những tài liệu, hiện vật liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cho biết, ấn tượng nhất của ông là Bảo tàng có một số hiện vật tiêu biểu như trang sổ lương của Nguyễn Tất Thành ký khi nhận lương làm việc trên tàu; bức thư của Nguyễn Tất Thành viết gửi Tổng thống Pháp và Bộ trưởng Bộ Thuộc địa Pháp để xin học vào năm 1911. Đó là những hiện vật vô cùng quý giá về Người đang được lưu giữ, bảo quản tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.

TS Chu Đức Tính  cho rằng, từ sự kiện Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước cách đây 110 năm, thế hệ ngày nay cần nhìn lại những việc mình đã và đang làm. Học theo Bác là làm việc gì đều cần phải có sự nhiệt tình, quyết tâm, sự đổi mới để đạt được chứ không dựa vào cái gì khô cứng, giáo điều, cũ kỹ. Luôn tự đổi mới, luôn tự làm mới để tìm ra cái mới. Theo tôi, dịp kỷ niệm 110 năm ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước là để thế hệ ngày nay rút ra được giá trị đó và chúng ta cần truyền cảm hứng đó cho thế hệ trẻ.

“Điều quan trọng nhất với giới trẻ hiện nay là tạo cho các em hoài bão, dám xả thân, có khát vọng tìm ra cái mới và quan trọng hơn, thế hệ ngày nay phải nghĩ đến giá trị phục vụ nhân dân, phục vụ xã hội chứ không chỉ nghĩ đơn thuần Tổ quốc đã cho mình cái gì. Với tuổi trẻ thì khi có khát vọng, hoài bão, có chí khí nhưng phải gắn với phục vụ dân tộc, nhân dân, chứ không phải chỉ có hưởng thụ, đó chính là điều quan trọng nhất.

TS Chu Đức Tính cho rằng, càng học về Bác Hồ thì càng rút ra một điều, mọi việc làm đều phải rất giản dị, gắn với cuộc sống đời thường. Nếu chỉ có các nghiên cứu mang tính trí tuệ thì cũng chỉ đọng lại trong một bộ phận tầng lớp nhân dân. Phong trào học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh gắn với cuộc sống đời thường thông qua đạo đức, phong cách của Bác thì tính lan tỏa sẽ rất lớn, cần thiết hơn và mọi tầng lớp nhân dân, từ những người có điều kiện học hành bài bản đến những người bình dân, đều học Bác qua đạo đức và phong cách trong sáng, thanh cao.

Trong dòng chảy của thời đại ngày nay, TS Chu Đức Tính cho rằng, Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị khóa XII “Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” đã lan tỏa thành phong trào rộng rãi trong các tầng lớp nhân dân.

Trên cơ sở đó, mới đây nhất, ngày 18/5/2021, Bộ Chính trị đã ban hành Kết luận số 01-KL/TW về tiếp tục thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị khóa XII về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Đây sẽ là nhân tố quan trọng góp phần vào việc thực hiện thành công những mục tiêu mà Đại hội XIII của Đảng đề ra.

 

 

Thanh Tâm
Ý kiến bạn đọc
  • Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Ngày 19/4, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức sơ kết 1 năm triển khai chương trình vận động, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà cho người nghèo, người có khó khăn về nhà ở giai đoạn 2023-2025 (Chương trình 1838).

  • “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    Với 28 lần hiến máu nhân đạo, trình dược viên Từ Thị Tuyên (SN 1989), xã Thạch Thắng, Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã trở thành tấm gương sáng trong các hoạt động an sinh xã hội, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng…

  • PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    Với tinh thần tương thân tương ái, vừa qua, Đoàn Thanh niên Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã tổ chức chương trình từ thiện “Xuân tình nguyện 2024” để thăm hỏi, động viên và trao quà đến các em học sinh nghèo, các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại xã Nậm Chảy, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Đây là hoạt động hưởng ứng tinh thần Tháng Thanh niên và Năm Thanh niên tình nguyện của tuổi trẻ PVcomBank.

  • Quảng Nam giới thiệu Nhà bảo tàng đa dạng sinh học

    Quảng Nam giới thiệu Nhà bảo tàng đa dạng sinh học

    Bảo tàng đa dạng sinh học tỉnh Quảng Nam – nơi trình diễn, quảng bá các giá trị tài nguyên đa dạng sinh học, sự phong phú của các loài động, thực vật quý hiếm, đặc hữu, đặc trưng mà thiên nhiên ban tặng; đồng thời góp phần thúc đẩy lối sống có trách nhiệm với thiên nhiên, phục hồi đa dạng sinh học.

  • Đặc sắc chương trình kỷ niệm 15 năm “Lăng Cô – Vịnh đẹp thế giới”

    Đặc sắc chương trình kỷ niệm 15 năm “Lăng Cô – Vịnh đẹp thế giới”

    Chương trình kỷ niệm diễn ra từ ngày 10-12/5 với nhiều hoạt động, chương trình nghệ thuật đặc sắc, các hoạt động văn hoá, thể thao truyền thống và hiện đại.

  • Ấn tượng Lễ hội Hoa Phượng đỏ Hải Phòng năm 2024

    Ấn tượng Lễ hội Hoa Phượng đỏ Hải Phòng năm 2024

    Điểm nhấn của Lễ hội Hoa Phượng đỏ năm 2024 là chương trình nghệ thuật "Hải Phòng - Bừng sáng miền di sản". Đêm hội đã để lại ấn tượng đẹp cho hàng vạn người dân, du khách về một thành phố phát triển, trẻ trung, năng động.

  • Hải Dương: Ô nhiễm hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải

    Hải Dương: Ô nhiễm hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải

    Hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải, đoạn qua địa bàn tỉnh Hải Dương, từ lâu luôn “nhức nhối” ô nhiễm ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt và phục vụ sản xuất… của người dân.

  • Năm 2024, Quảng Ngãi đào tạo nghề cho 100 lao động nông thôn

    Năm 2024, Quảng Ngãi đào tạo nghề cho 100 lao động nông thôn

    Theo Kế hoạch, năm 2024, tỉnh Quảng Ngãi tổ chức đào tạo nghề nông nghiệp cho 100 lao động nông thôn, với mục tiêu sau khi tham gia học nghề có từ 80% trở lên số người học nghề có việc làm, thu nhập cao hơn so với trước khi chưa tham gia học nghề.

  • Duy Xuyên tích cực ứng phó với hạn, mặn

    Duy Xuyên tích cực ứng phó với hạn, mặn

    Các biện pháp ứng phó hạn hán, xâm nhập mặn đang được chính quyền và ngành nông nghiệp huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam triển khai đồng bộ góp phần hạn chế thiệt hại đối với sản xuất nông nghiệp.

Top