Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ tư, ngày 22 tháng 5 năm 2024  
Thứ ba, ngày 14 tháng 6 năm 2022 | 17:4

Cần sớm hoàn thiện tuyến đường 74 nối hai huyện Nam Đông - A Lưới

Việc hoàn thiện tuyến đường 74 là cần thiết và có ý nghĩa quan trọng đối với 2 huyện miền núi Nam Đông và A Lưới, tỉnh Thừa Thiên- Huế.

Sáng 14/6, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên- Huế Nguyễn Văn Phương và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Hải Minh vừa có chuyến khảo sát, kiểm tra tuyến đường 74.

 

Dự án ngừng triển khai giữa chừng, chất lượng kém không chỉ ảnh hưởng đến công tác quốc phòng và phát triển kinh tế, mà còn gây lãng phí rất lớn.
Dự án ngừng triển khai giữa chừng, chất lượng kém không chỉ ảnh hưởng đến công tác quốc phòng và phát triển kinh tế, mà còn gây lãng phí rất lớn.

Theo báo cáo của Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Thừa Thiên- Huế, dự án Đường quốc phòng, kinh tế Nam Đông - A Lưới là tuyến đường nối xã Hương Sơn (huyện Nam Đông) đến xã A Roàng (huyện A Lưới). Toàn bộ tuyến đường có chiều dài 50km, đường một làn xe 3,5m, nền 6,5m.

Đây là công trình giao thông huyết mạch quan trọng nhất nối liền hai huyện Nam Đông và huyện A Lưới, có ý nghĩa chiến lược cho nhiệm vụ quốc phòng và phát triển giao thông nông thôn, phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội và phục vụ quốc phòng, an ninh tại địa bàn và trong khu vực.

 

Vật liệu xây dựng ở dự án công trình.
Vật liệu xây dựng ở dự án công trình.

 

Sau khi đi khảo sát thực địa tuyến đường 74, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên- Huế Nguyễn Văn Phương nhấn mạnh, đường Quốc phòng – Kinh tế Nam Đông – A Lưới (tỉnh lộ 74) là tuyến giao thông huyết mạch nối cửa khẩu A Đớt – Tà Vàng (S10), đường Hồ Chí Minh với Quốc lộ 1A và Khu Kinh tế Chân Mây – Lăng Cô; là tuyến đường duy nhất nối hai huyện miền núi Nam Đông – A Lưới.

Ngoài ra, đường 74 nằm trên trục hành lang kinh tế Đông Tây, là cửa ngõ hành trình ra biển Đông của vùng kinh tế Nam Lào và Đông Bắc Thái Lan, có tầm quan trọng đặc biệt tạo động lực phát triển kinh tế xã hội, xây dựng thế trận phòng thủ, cơ động lực lượng đảm bảo an ninh quốc phòng, nâng cao đời sống của người dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số. Chính vì vậy, việc đầu tư hoàn thiện tuyến đường là cần thiết và có ý nghĩa quan trọng đối với hai huyện Nam Đông, A Lưới.

Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên- Huế đề nghị Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh phối hợp với các đơn vị liên quan khẩn trương triển khai thực hiện. Trước mắt, tổ chức thực hiện khảo sát một cách cụ thể, làm rõ từng hạng mục, rà soát hiện trạng toàn tuyến; từ đó xây dựng tuyến đường phù hợp với thực trạng hiện nay. Chủ tịch UBND tỉnh lưu ý, trong quá trình thực hiện cần xem xét, nghiên cứu kỹ, đảm bảo hướng tuyến thuận lợi, mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Đồng thời tiến hành nghiên cứu kỹ các dữ liệu về các tác động mưa lũ vì tuyến đường đi qua nhiều suối, hạn chế tác động đến cảnh quan thiên nhiên hiện hữu của khu rừng.

Dự án Đường quốc phòng, kinh tế Nam Đông - A Lưới được triển khai xây dựng năm 2011, từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ với số vốn hơn 530 tỷ đồng, do Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Thừa Thiên Huế làm chủ đầu tư. Đây là dự án trọng điểm về quốc phòng, kinh tế, có ý nghĩa chiến lược cho phát triển giao thông nông thôn... Tuy nhiên, việc dự án ngừng triển khai giữa chừng, chất lượng kém không chỉ ảnh hưởng đến công tác quốc phòng và phát triển kinh tế, mà còn gây lãng phí rất lớn.

 

 

T. Thành
Ý kiến bạn đọc
  • Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Theo vòng quay của thời gian, lại một tháng Tư nữa lại về! Tháng Tư về, nhiều khoảnh khắc thiên nhiên tươi đẹp đọng lại trong mỗi người khi mùa Xuân sắp qua đi, nhường chỗ cho mùa Hè tràn ngập ánh vàng lấp lánh của nắng, sắc trắng mong manh của hoa loa kèn có mặt ở mọi nẻo đường, nhiều góc phố Thủ đô yêu dấu.

  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

Top