Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 18 tháng 5 năm 2024  
Thứ ba, ngày 14 tháng 4 năm 2020 | 10:16

Chính phủ “tiếp sức” cho nhà ở xã hội

Vừa qua, Chính phủ đã giao Bộ Kế hoạch - Đầu tư đã bổ sung 2.000 tỉ đồng cho 4 ngân hàng thương mại và cân đối thêm 1.000 tỉ đồng cho Ngân hàng Chính sách xã hội để hỗ trợ cho vay nhà ở xã hội thời gian tới.

Tăng cường nguồn vốn

Để thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội, nghị quyết đồng ý cho Bộ Kế hoạch và đầu tư cân đối thêm 1.000 tỉ đồng cho Ngân hàng Chính sách xã hội theo nghị quyết số 71 của Quốc hội và bổ sung 2.000 tỉ đồng để cấp bù lãi suất cho 4 ngân hàng thương mại do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ định để thực hiện hỗ trợ cho vay nhà ở xã hội.

Chính phủ cũng giao Bộ Xây dựng nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung một số nội dung bất cập tại Nghị định số 100 để trình Chính phủ xem xét, ban hành trong quý 4/2020 theo trình tự thủ tục rút gọn.

Ngoài ra, còn đề xuất đổi mới phương thức, cơ chế chính sách để giải quyết căn bản nhà ở cho các đối tượng thu nhập thấp. Phối hợp với các địa phương, đặc biệt là TP.Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh phát triển Nhà ở xã hội, đáp ứng nhu cầu của người thu nhập thấp, nhất là công nhân.

Chính phủ đã giao Bộ Kế hoạch - Đầu tư đã bổ sung 2.000 tỉ đồng cho 4 ngân hàng thương mại và cân đối thêm 1.000 tỉ đồng cho Ngân hàng Chính sách xã hội để hỗ trợ cho vay nhà ở xã hội thời gian tới.
Chính phủ đã giao Bộ Kế hoạch - Đầu tư đã bổ sung 2.000 tỉ đồng cho 4 ngân hàng thương mại và cân đối thêm 1.000 tỉ đồng cho Ngân hàng Chính sách xã hội để hỗ trợ cho vay nhà ở xã hội thời gian tới.

Theo Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA), bước sang nửa cuối 2019 và đầu năm 2020, thị trường bất động sản gặp những khó khăn nhất định và có dấu hiệu giảm sút mạnh, ảnh hưởng đến nhiều ngành nghề khác, khiến nhiều doanh nghiệp lớn, có thương hiệu trên thị trường đứng trước nguy cơ phá sản, nhất là khi mất thanh khoản tại nhiều dự án kéo dài, việc triển khai dự án mới gặp nhiều khó khăn. Để tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp và người dân, VNREA đã kiến nghị cấp nguồn vốn cho nhà ở xã hội.

Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí Minh cũng cho biết, tổng kết của Bộ Xây dựng khi kết thúc gói 30.000 tỉ đồng, từ 1 đồng, ngân hàng thương mại huy động thêm được 33 đồng. Còn Ngân hàng Chính sách xã hội, từ 1 đồng có thể huy động thêm 1 đồng nữa. Như vậy với 2.000 tỉ đồng mà nhà nước giao cho các ngân hàng thương mại, khi đó các ngân hàng sẽ huy động được nguồn lực khoảng 66.000 tỉ để cho doanh nghiệp vay xây nhà ở xã hội và người dân vay để mua, thuê nhà ở xã hội.

Cơ hội sở hữu nhà ở xã hội

Theo tìm hiểu, 9 dự án nhà ở xã hội dành cho người thu nhập thấp có quy mô khoảng 4.110 căn hộ. Tuy nhiên, kết quả phát triển nhà ở xã hội đã đạt được nêu trên chưa đạt yêu cầu đề ra trong Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (mới đạt khoảng 34,3% so với mục tiêu đã đề ra trong Chiến lược phấn đấu đến năm 2020 xây dựng 12,5 triệu m2 nhà ở xã hội).

Theo các chuyên gia, nguyên nhân khiến kết quả đạt được khá thấp, một phần do gói 30.000 tỉ đồng kết thúc đã thiếu nguồn lực hỗ trợ doanh nghiệp phát triển nhà ở xã hội và người dân không vay được tiền để thuê, mua nhà ở xã hội.

Ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM cho biết, gói tín dụng này sẽ cho cả chủ đầu tư và cả người dân vay để xây dựng nhà ở xã hội và thuê, mua nhà ở xã hội nên sẽ tạo thêm nguồn cung căn hộ. Khi nguồn cung nhà ở xã hội tăng lên, các chủ đầu tư dự án nhà thương mại sẽ phải tính toán lại giá bán để cạnh tranh.

Sau khi gói 30.000 tỉ đồng kết thúc thì đến nay Chính phủ mới có thêm gói tín dụng mới để “cứu” chương trình nhà ở xã hội bị đình trệ mấy năm nay. Gói hỗ trợ này là gói hỗ trợ có quy mô lớn đầu tiên cho nhà ở xã hội từ khi gói tín dụng 30.000 tỷ kết thúc. Cũng chính vì vậy, nhiều người hy vọng gói hỗ trợ mới của Chính phủ sẽ giúp cho nhiều người dân tiếp cận được với nhà ở xã hội.

Tấn Thành
Ý kiến bạn đọc
Top