Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 16 tháng 5 năm 2024  
Thứ tư, ngày 8 tháng 6 năm 2016 | 2:46

Chú trọng đào tạo nghề cho lao động nông thôn: Bắc Kạn nâng cấp cơ sở dạy nghề

Quyết định 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn (Đề án 1956) được coi là đòn bẩy giúp người lao động khu vực nông thôn có điều kiện nâng cao tay nghề, nâng cao tri thức, vươn lên làm giàu,... Phóng viên Báo Kinh tế nông thôn có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Tiến Cương, Phó giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bắc Kạn để hiểu thêm về tình hình thực hiện nhiệm vụ này tại địa phương.

Ông Nguyễn Tiến Cương.

Xin ông cho biết những nét nổi bật trong công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh những năm vừa qua?

Thực hiện Đề án 1956, Bắc Kạn đã ban hành các văn bản phù hợp, kịp thời, tạo ra sự chuyển biến tích cực trong công tác chỉ đạo điều hành và tổ chức thực hiện ở các cấp, ngành, địa phương, các cơ sở dạy nghề trên địa bàn. Kết thúc giai đoạn 2011 - 2015, tỉnh đã có 18 cơ sở dạy nghề, trong đó có 1 trường cao đẳng nghề (trên cơ sở nâng cấp từ trường trung cấp nghề vào năm 2015) và 7 trung tâm dạy nghề công lập cấp huyện, 5 trung tâm dạy nghề ngoài công lập, 5 cơ sở khác có hoạt động dạy nghề. Hệ thống trung tâm dạy nghề công lập các huyện được đầu tư khá quy mô, 6/7 trung tâm đã có cơ sở khang trang, 7/7 trung tâm có đủ khả năng về thiết bị dạy nghề; các trung tâm được kiện toàn tổ chức, bổ sung biên chế giáo viên cơ hữu, đáp ứng khả năng dạy nghề và nhu cầu học nghề của lao động.

Công tác xã hội hóa trong hoạt động dạy nghề được phát huy mạnh mẽ, nhiều cơ sở dạy nghề ngoài công lập cũng tích cực tham gia; xã hội hóa tốt đã huy động được số lượng lớn đội ngũ cán bộ có chuyên môn kỹ thuật, đội ngũ kỹ sư và những người lao động có tay nghề cao hăng hái tham gia. Nhờ vậy, kết thúc giai đoạn 2011 - 2015, Bắc Kạn đã đào tạo nghề cho 15.633 lao động nông thôn, đạt 104% kế hoạch đề ra.

Đâu là thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện đề án, thưa ông?

Thuận lợi lớn nhất của chúng tôi là được cả hệ thống chính trị quan tâm, vào cuộc, có huyện đã ban hành nghị quyết chuyên đề về thực hiện nhiệm vụ này; chất lượng đội ngũ giáo viên cũng như trang thiết bị phục vụ dạy nghề được tỉnh Bắc Kạn chú trọng đầu tư và nâng cấp, từng bước đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ,...

Bên cạnh thuận lợi, chúng tôi cũng gặp không ít khó khăn như việc nhiều nơi chưa xây dựng được kế hoạch, giải pháp đào tạo nghề cho lao động nông thôn phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương mình; các cơ sở dạy nghề trên địa bàn chủ yếu thiên về lĩnh vục nông nghiệp nên chưa đáp ứng được nhu cầu học nghề trong lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ, chưa phát huy hết các nhu cầu học nghề của bà con khu vực nông thôn; kinh phí dành cho dạy nghề còn thấp, dẫn tới hạn chế khả năng mở rộng của các cơ sở dạy nghề cũng như việc kém sức hút đối với người dân tham gia học nghề,...

Là cơ quan thường trực Ban chỉ đạo Đề án 1956 của tỉnh, ông có thể cho biết, Sở sẽ có tham mưu gì để công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn được triển khai hiệu quả?

Thời gian tới, chúng tôi sẽ tham mưu cho UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo công tác đào tạo nghề theo hướng đặt hàng đào tạo, tổ chức đào tạo nghề theo nhu cầu của doanh nghiệp, đào tạo nghề theo vị trí làm việc; sau đào tạo, đẩy mạnh công tác hỗ trợ người lao động vay vốn tạo việc làm, hỗ trợ phương tiện sản xuất; nhân rộng các mô hình sản xuất có hiệu quả nhằm tạo thêm nhiều cơ hội việc làm cho người lao động; gắn đào tạo nghề với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, gắn đào tạo nghề với nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Song song với đó, tiếp tục tuyên truyền và đẩy mạnh việc thực hiện Nghị quyết số 37-NQ/TU ngày 24/9/2010 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn...

Xin cảm ơn ông!

Đình hợi (thực hiện)

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Theo vòng quay của thời gian, lại một tháng Tư nữa lại về! Tháng Tư về, nhiều khoảnh khắc thiên nhiên tươi đẹp đọng lại trong mỗi người khi mùa Xuân sắp qua đi, nhường chỗ cho mùa Hè tràn ngập ánh vàng lấp lánh của nắng, sắc trắng mong manh của hoa loa kèn có mặt ở mọi nẻo đường, nhiều góc phố Thủ đô yêu dấu.

  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

Top