Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Chủ nhật, ngày 16 tháng 6 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 2 tháng 9 năm 2016 | 2:19

Cốc Đán ngày mới

Chúng tôi có dịp về Cốc Đán - vùng quê giàu truyền thống cách mạng của huyện Ngân Sơn (Bắc Kạn). Bên những ruộng trồng cây thuốc lá, những con đường làng rải bê tông chạy dài tít tắp, là hệ thống cơ sở vật chất đã được xây dựng khang trang, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện.

Điểm Bác Hồ dừng chân trên đường từ Pác Bó về Tân Trào tháng 5/1945 tại thôn Hoàng Phài  (xã Cốc Đán), được xếp hạng Di tích lịch sử cấp Quốc gia năm 2012.

Năm tháng hào hùng

Đến Cốc Đán, chúng tôi may mắn gặp được cụ Đồng Phúc Đẹ (93 tuổi), một nhân chứng của những ngày đấu tranh cách mạng, cũng là một trong những đội viên tham gia cách mạng tại xã lúc bấy giờ.

Nhớ lại những ngày tháng oanh liệt ấy, đôi mắt của cụ Đẹ ánh lên niềm tự hào, xúc động. Cụ kể: Đầu năm 1941, Bác Hồ về nước lãnh đạo cách mạng, Cốc Đán vinh dự được đón các đoàn cán bộ nam tiến ở Cao Bằng xuống tuyên truyền cách mạng. Từ những năm 1942 - 1943, phong trào cách mạng đã phát triển mạnh không những ở trong xã mà còn ở hầu khắp các xã lân cận và trên toàn huyện. Cùng cả nước, nhân dân các dân tộc xã Cốc Đán đã vùng lên giành chính quyền.

Trong cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp cũng như trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, hàng chục người con của xã đã tình nguyện lên đường tham gia kháng chiến. Những người ở lại là hậu phương vũng chắc về cả vật chất lẫn tinh thần, thi đua “mỗi người làm việc bằng hai”, ra sức sản xuất và sẵn sàng chiến đấu, góp phần không nhỏ cho cuộc đấu tranh giải phóng đất nước.

Với những cống hiến lớn lao trong kháng chiến của dân tộc, năm 2000, xã Cốc Đán vinh dự được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu Đơn vị Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. Tháng 5/2012, xã Cốc Đán được Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch cấp Bằng xếp hạng Di tích lịch sử cấp quốc gia, nơi Bác Hồ dừng chân trên đường từ Pác Bó về Tân Trào tháng 5/1945 tại thôn Hoàng Phài.

Diện mạo mới

Cốc Đán có 584 hộ với hơn 2.000 nhân khẩu, gồm 04 dân tộc Tày, Dao, Kinh, Mông cùng chung sống; gồm 22 thôn, có 21 chi bộ trực thuộc với 185 đảng viên. Là xã vùng cao, vùng sâu đặc biệt khó khăn do địa hình chia cắt, giao thông, giao thương còn nhiều hạn chế. Tuy nhiên, chính quyền và nhân dân trong xã đã tận dụng điều kiện tự nhiên để xây dựng nền tảng kinh tế nông - lâm nghiệp theo lợi thế. Tập trung thay đổi cơ cấu cây trồng, đầu tư giống cây cho năng suất, hiệu quả cao; mở rộng diện tích trồng cây công nghiệp ngắn ngày: thuốc lá, lúa, ngô, trồng rừng. Đặc biệt, các đồi, bãi rộng được tận dụng để phát triển chăn nuôi đại gia súc theo hướng chăn thả, kết hợp phát triển trang trại vườn đồi với chăn nuôi đại gia súc... Bên cạnh đó, xã đã tranh thủ hiệu quả mọi nguồn vốn, từng bước đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, tập trung vào các thôn, bản vùng sâu, góp phần nâng cao chất lượng đời sống của nhân dân.

Diện tích đất canh tác của xã hàng năm cơ bản được bà con khai thác sản xuất 2 vụ. Vụ xuân chủ yếu trồng cây thuốc lá và một số cây công nghiệp ngắn ngày, chiếm khoảng 80% diện tích gieo trồng; vụ mùa với cơ cấu giống lúa, ngô lai chiếm trên 70%. Tổng sản lượng lương thực có hạt tăng dần, năm 2010 đạt 1.569 tấn, đến năm 2015 đạt 1.839,8 tấn, tăng 270,8 tấn; lương thực bình quân đầu người cuối nhiệm kỳ so với mục tiêu nghị quyết đạt 691kg.

Cùng với việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, thâm canh tăng vụ, Cốc Đán còn chú trọng phát triển chăn nuôi đàn gia súc, gia cầm theo hướng hàng hoá. Nếu như trước đây, bà con thường nuôi trâu, bò bằng cách chăn thả và tận dụng phụ phẩm sau thu hoạch mùa vụ thì nay đã biết trồng thêm cỏ để chăn nuôi. Hiện nay, toàn xã có khoảng 1.500 con trâu, bò; gần 2.000 con lợn và trên 10.000 con gia cầm.

Sau nhiều năm thực hiện chính sách giao đất, giao rừng cho người dân, đến nay diện tích rừng trồng trên toàn xã đạt gần 500ha, không còn đất trống, đồi trọc, rừng cũng mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho nông dân.

Hiện nay, tỷ lệ thôn có đường ô tô đi đến đạt hơn 70%. Nhiều tuyến giao thông nông thôn ở xã đã được mở mới như: Đường Hoàng Phài - Khuổi Ngoài, đường cấp phối vào thôn Nà Cháo, đường trung tâm xã đi thôn Bản Pồm, đường dân sinh lên thôn vùng cao Phia Khao… Hệ thống thủy lợi nội đồng  được xã tích cực đầu tư, thôn nào cũng có mương bê tông cho những cánh đồng chủ lực…

Kinh tế ổn định đã góp phần nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân. Đến nay, tình trạng bỏ học ở bậc mầm non, tiểu học không còn. Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân được chú trọng. Công tác chăm sóc người có công với cách mạng được quan tâm chu đáo.

Ông Đồng Phúc Nghĩa, Bí thư Đảng ủy xã Cốc Đán, cho biết: Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng phát huy truyền thống cách mạng, Đảng bộ xã đã tập trung lãnh đạo nhân dân đoàn kết, phát huy nội lực, năng động, sáng tạo, tranh thủ hiệu quả nguồn vốn của các chương trình, dự án đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội và đạt được nhiều kết quả tích cực, đời sống nhân dân ngày càng được nâng lên. Thời gian tới, xã tiếp tục tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng - vật nuôi, chọn những giống có giá trị kinh tế cao, phù hợp vớiđiều kiện thực tế của địa phương. Phấn đấu từng bước nâng cao mức sống của đồng bào các dân tộc, giảm số hộ nghèo.

Lường Loan

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Thanh Hoá ủng hộ hơn 4,6 tỷ đồng làm nhà cho hộ nghèo, hộ còn khó khăn

    Thanh Hoá ủng hộ hơn 4,6 tỷ đồng làm nhà cho hộ nghèo, hộ còn khó khăn

    Sau 1,5 tháng kêu gọi ủng hộ chung tay vì người nghèo, tài khoản Quỹ “Vì người nghèo” của Ủy ban MTTQ tỉnh Thanh Hoá đã tiếp nhận hơn 4,6 tỷ đồng từ các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh ủng hộ.

  • “Hành trình nhân đạo - Trao nhận yêu thương”

    “Hành trình nhân đạo - Trao nhận yêu thương”

    Chủ đề “Hành trình nhân đạo - Trao nhận yêu thương”, trong tháng 5 này, các cấp hội Chữ thập đỏ trong toàn tỉnh đã triển khai nhiều hoạt động trợ giúp người nghèo, người gặp hoàn cảnh khó khăn và các đối tượng dễ bị tổn thương, giúp họ vượt qua khó khăn vươn lên trong cuộc sống, góp phần xây dựng một cộng đồng đoàn kết, yêu thương.

  • Những “Giọt nước nghĩa tình” cùng người dân miền Tây đi qua mùa hạn, mặn

    Những “Giọt nước nghĩa tình” cùng người dân miền Tây đi qua mùa hạn, mặn

    Tiếp sức người dân miền Tây vượt qua khó khăn mùa hạn mặn, Cty Tân Hiệp Phát phối hợp cùng Báo Công An TPHCM trao 200.000 sản phẩm nước tinh khiết Number 1 cùng 620 khối nước ngọt đến người dâncác vùng hạn mặn Bến Tre, Tiền Giang.

  • Vịnh ngọc Nha Trang bừng sáng

    Vịnh ngọc Nha Trang bừng sáng

    Liên hoan Du lịch Biển Nha Trang là chương trình tổ chức hai năm một lần với nhiều hoạt động, sự kiện du lịch, văn hóa, lễ hội, thể thao, ẩm thực quy mô, phong phú, đa dạng, đặc sắc.

  • Trải nghiệm hái mận chín ở Bắc Hà

    Trải nghiệm hái mận chín ở Bắc Hà

    Tháng 6, những đồi mận tam hoa Bắc Hà (Lào Cai) chín rộ, quả mọng, ngọt đậm khiến nhiều du khách thích thú với trải nghiệm tự tay thu hoạch mận tại vườn.

  • Bế mạc Tuần lễ Festival nghệ thuật Quốc tế Huế 2024

    Bế mạc Tuần lễ Festival nghệ thuật Quốc tế Huế 2024

    Tối 12/6, tại Điện Kiến Trung trong Đại Nội Huế (TP. Huế), UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế tổ chức bế mạc Tuần lễ Festival nghệ thuật quốc tế Huế 2024, khép lại một chuỗi các sự kiện văn hóa, nghệ thuật đặc sắc, sôi nổi để lại nhiều dấu ấn tốt đẹp trong lòng người dân và du khách.

Top