Báo Kinh tế nông thôn đã có loạt bài phản ánh việc UBND huyện Đông Hải (Bạc Liêu) thu hồi đất của người dân xã Long Điền Tây để phục vụ dự án nâng cấp, mở rộng tuyến đường Giá Rai-Gành Hào. Trong khi đoạn đầu và cuối giải quyết đền bù thì đoạn giữa có độ dài khoảng 2km lại không ban hành quyết định thu hồi đất, không giải quyết bồi thường. Chính vì vậy, bà con chưa bàn giao đất và con đường phải chịu cảnh thi công dở dang.
>> Tiếp bài “Đoạn đường nhiều bức xúc ở Long Điền Tây”: Chính quyền ra “tối hậu thư” cho người dân
>> Đoạn đường nhiều bức xúc ở Long Điền Tây
>> Chính quyền nhượng bộ theo yêu cầu của người dân
Tuyến đường Giá Rai - Gành Hào thi công dang dở.
Ngày 06/9/2014, tại UBND huyện Đông Hải, UBND tỉnh Bạc Liêu tổ chức cuộc họp với 16 hộ dân khiếu nại để động viên người dân bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công nhưng bà con không đồng ý bởi địa phương không giải quyết bồi thường cho bà con.
Theo dự án, đường Giá Rai-Gành Hào có chiều rộng 10m, hồ sơ địa chính thể hiện đất của bà con không nằm trong dự án mở đường nên không có căn cứ bồi thường theo yêu cầu. Tại cuộc họp này, chính quyền cho rằng đất của người dân không nằm trong phạm vi dự án nhưng lại “đề nghị bà con đồng thuận cho thực hiện thi công đường có chiều ngang 6,5m”. Bà con không đồng thuận và chỉ đồng ý cho thi công trong phạm vi 5,5m như đường cũ .
Ngày 22/9/2014, tỉnh Bạc Liêu huy động hàng trăm người gồm lực lượng công an địa phương, cảnh sát cơ động, cảnh sát giao thông cùng các ngành chức năng tiến hành “bảo vệ thi công” một cách rầm rộ.
Tại đoạn đường trên, lực lượng công an với đầy đủ công cụ hỗ trợ đã tiến hành lập hàng rào, phong tỏa, bảo vệ cho đơn vị thi công đưa máy móc phương tiện vào tiến hành thi công con đường nhưng vấp phải sự phản kháng quyết liệt của bà con bị thu hồi đất mà chưa giải quyết đền bù. Cuối cùng, địa phương chấp thuận theo yêu cầu của bà con là thi công đường trong phạm vi 5,5m theo hiện trạng cũ, dù dự án toàn tuyến đường này rộng 10m.
Thế nhưng, sau hơn 2 tháng cưỡng chế, đoạn đường được cưỡng chế rầm rộ vẫn dang dở, không thấy bóng dáng đơn vị thi công. Một người dân cho biết: “Theo các công nhân, công trình này phải ngưng lại vì không có… tiền”.
Cưỡng chế rầm rộ nhưng thi công nửa vời, trách nhiệm này thuộc về ai? Câu trả lời xin dành cho ngành chức năng tỉnh Bạc Liêu và huyện Đông Hải.
Xuân Huỳnh
Nông sản Đà Lạt đang bị giả mạo xuất xứ nhằm thu lợi bất chính đang là thực trạng nhức nhối. Mặc dù, các cơ quan chức năng đã tích cực phối hợp bảo vệ, nhưng trong mười năm qua vẫn tái diễn xâm phạm thương hiệu nông sản Đà Lạt, gian lận và lừa gạt người tiêu dùng bằng các hành vi, thủ đoạn tinh vi hơn của những cơ sở kinh doanh từ quy mô vừa, nhỏ đến quy mô lớn trên địa bàn.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.