Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ ba, ngày 21 tháng 5 năm 2024  
Thứ tư, ngày 29 tháng 12 năm 2021 | 12:59

Đắk Lắk: Dự án đường 100 tỷ triển khai thi công chậm, trách nhiệm thuộc về ai?

Dự án đường Hùng Vương tuyến đường có vai trò quan trọng trong việc điều phối giao thông, rút ngắn thời gian đi lại, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Nằm giáp ranh giữa hai phường Tân Lập và Tự An, TP Buôn Ma Thuột (đoạn từ Nguyễn Công Trứ đến đường Nguyễn Văn Cừ), Dự án đường Hùng Vương có chiều dài 1.750 m với tổng mức đầu tư hơn 102 tỷ đồng (vốn ngân sách tỉnh 45%; vốn thành phố 55%). Trong đó, chi phí bồi thường giải phóng theo quyết định được phê duyệt hơn 38 tỷ đồng, chi phí xây dựng hơn 36 tỷ đồng, còn lại các chi phí khác.

Đơn vị thi công không có phương án thoát nước dọc khiến cho người dân đi lại khó khăn.
Đơn vị thi công không có phương án thoát nước dọc khiến cho người dân đi lại khó khăn.

Dự án do Ban QLDA đầu tư xây dựng TP Buôn Ma Thuột làm chủ đầu tư, đơn vị trúng thầu là Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Sài Gòn. Thời gian thực hiện hợp đồng 400 ngày (kể từ ngày 22/12/2020), dự kiến đến đầu năm 2022 dự án sẽ hoàn thành.

Đoạn đường chưa được thi công ảnh hưởng tới đời sống, buôn bán của nhân dân.
Đoạn đường chưa được thi công ảnh hưởng tới đời sống, buôn bán của nhân dân.

Tuy nhiên, sau hơn một năm triển khai thi công dự án vẫn còn đang “ì ạch” khiến đời sống của các hộ dân hai bên đường (thuộc phường Tân Lập và Tự An) gặp không ít khó khăn.

Theo ghi nhận P/V, đoạn đầu tuyến (từ đường Nguyễn Công Trứ đến Ama Khê) chưa có dấu hiệu thi công; đoạn từ đường Ama Khê trở về cuối tuyến nhà thầu mới thi công được hơn 100m  rải đá cấp phối và bó vỉa bê tông. Ngoài ra, một số vị trí nhà thầu mới hạ nền đường rồi dừng lại đã tạo thành "vực sâu" ngay phía trước nhà các hộ dân sinh sống dọc bên tuyến đường đang thực hiện thi công.

Tuyến đường đã được rải đá cấp phối và đổ bê tông bó vỉa 100m.
Tuyến đường đã được rải đá cấp phối và đổ bê tông bó vỉa 100m.

Trao đổi với P/V, một người dân cho biết: Việc thi công này đã gây xáo trộn đến cuộc sống của bà con hiện tuyến đường của dự án nhếch nhác, nham nhở, cùng với đó là “ổ gà, ổ voi”, lồi lõm (Mặt đường một số đoạn mới được rải đá qua loa, nhiều đoạn vẫn còn là đường đất, nắng bụi, mưa sình,) mất ATGT. Một số vị trí, đơn vị thi công múc xong “bỏ hoang”. Đặc biệt, sau khi  múc hạ nền đường rất nhiều nhà dân bị “tắc” lối vào nhà vì cổng nhà và mặt đường chênh nhau gần 1m. khiến cho việc buôn bán và đi lại khó khăn những hộ dân ở đây đều mong muốn Nhà nước làm đường thì làm nhanh gọn gàng để người dân an tâm sinh sống.

Trên công trường, bãi tập kết vật liệu, máy móc chất đống nhưng phải “nằm chờ” hoặc thi công cầm chừng. Không có biển báo quy mô dự án, chủ đầu tư, đơn vị giám sát và đơn vị thi công.

Thiết bị thi công tại bãi tập kết vật liệu thi công công trình.
Thiết bị thi công tại bãi tập kết vật liệu thi công công trình.

Một công trình có ý nghĩa cải thiện điều kiện môi trường, thông qua việc nâng cấp và mở rộng đường giao thông; góp phần thúc đẩy việc phát triển kinh tế nông thôn phát triển xã hội, nhưng việc thi công trì trệ đã khiến Dự án này lại trở thành nỗi bức xúc của người dân việc thi công chậm tiến độ này trách nhiệm thuộc về ai. Các cấp chính quyền ở tỉnh Đắk Lắk cần gấp rút xử lý những vấn đề còn tồn đọng, đẩy nhanh tiến độ thi công diễn, sớm trả lại mặt đường cho người dân an tâm sinh sống./.

 

 

Trường Sơn
Ý kiến bạn đọc
  • Tháng 5, hương sen thơm ngát trên quê Bác

    Tháng 5, hương sen thơm ngát trên quê Bác

    Cứ đến dịp tháng 5 về, những đầm sen trên quê hương Chủ tịch Hồ Chí Minh lại đua nhau nở hoa, tỏa hương thơm ngát.

  • Bế mạc Lễ hội Làng Sen năm 2024

    Bế mạc Lễ hội Làng Sen năm 2024

    Tối 19/5, tại sân vận động Làng Sen (xã Kim Liên, huyện Nam Đàn), tỉnh Nghệ An phối hợp với TP. Hồ Chí Minh tổ chức Chương trình nghệ thuật đặc biệt bế mạc Lễ hội Làng Sen năm 2024 với chủ đề “Từ Làng Sen đến thành phố Hồ Chí Minh” kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.

  • Quảng Nam giới thiệu Nhà bảo tàng đa dạng sinh học

    Quảng Nam giới thiệu Nhà bảo tàng đa dạng sinh học

    Bảo tàng đa dạng sinh học tỉnh Quảng Nam – nơi trình diễn, quảng bá các giá trị tài nguyên đa dạng sinh học, sự phong phú của các loài động, thực vật quý hiếm, đặc hữu, đặc trưng mà thiên nhiên ban tặng; đồng thời góp phần thúc đẩy lối sống có trách nhiệm với thiên nhiên, phục hồi đa dạng sinh học.

Top