Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 18 tháng 5 năm 2024  
Thứ ba, ngày 7 tháng 12 năm 2021 | 20:33

Đẩy mạnh tuyên truyền, Hà Tĩnh giúp người dân thay đổi nhận thức về phòng, chống dịch

Để bảo vệ thành quả phòng, chống dịch trên cơ sở thích ứng linh hoạt, đảm bảo hoàn thành “mục tiêu kép”, Hà Tĩnh đã đẩy mạnh truyền thông giúp người dân thay đổi nhận thức về phòng, chống dịch.

Truyền thông sâu rộng
 
Thời gian này, cùng với cả nước, Hà Tĩnh đang triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 128 của Chính phủ quy định tạm thời về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh, tâm thế và nhận thức của các cấp chính quyền từ tỉnh đến cơ sở, của người dân và doanh nghiệp… vừa bảo đảm cuộc sống hoạt động ở trạng thái bình thường mới nhưng không chủ quan lơ là với dịch bệnh, vừa từng bước khôi phục và phát triển kinh tế.
 
z3001512957136_d144c0e301b9b039b320d39debe3ea7c.jpgPhó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Lê Ngọc Châu chỉ đạo công tác điều tra dịch tễ tại huyện Cẩm Xuyên.

 

Tuy nhiên, theo đánh giá chung số ca nhiễm mới trong cộng đồng có dấu hiệu tăng ở hầu hết các địa phương, trong đó có Hà Tĩnh. Đáng lưu ý, người dân một số nơi có biểu hiện chủ quan, lơ là. Điều này đòi hỏi các cấp, ngành và toàn xã hội phải nhận thức một cách đầy đủ chỉ đạo của Chính phủ về “thích ứng an toàn, linh hoạt”.
 
Trước thực trạng trên, Sở Thông tin và Truyền thông Hà Tĩnh đã có văn bản đề nghị các cơ quan thông tấn báo chí hoạt động trên địa bàn tỉnh, Phòng Văn hóa và Thông tin các huyện, thị xã, thành phố, Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao cấp huyện tiếp tục truyền thông sâu rộng quan điểm thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 để tạo thói quen “bình thường mới” vào tiềm thức hàng ngày của từng người, cần quán triệt: “bình thường mới” không phải là bình thường, nghĩa là tuyệt đối không được lơ là, chủ quan nhưng cũng không hoảng hốt, lo sợ, mất bình tĩnh trước diễn biến dịch bệnh.
 
Truyền thông nhấn mạnh đánh giá cấp độ dịch để xây dựng kế hoạch, kịch bản, phương án phòng - chống dịch theo hướng ở quy mô càng nhỏ càng tốt, đánh giá tới cụm dân cư, từng khu dân cư... Khi đó, các biện pháp ngăn chặn dịch hiệu quả hơn mà không ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân, sự phát triển kinh tế - xã hội trên diện rộng. Việc sớm đạt mục tiêu miễn dịch cộng đồng với hơn 75% người dân được tiêm đủ 2 mũi vắc xin phòng Covid-19 sẽ thay đổi tiêu chí đánh giá dịch theo hướng đánh giá tỷ lệ bệnh nhân nặng, nhập viện, tử vong, tình hình đáp ứng thu dung, điều trị bệnh nhân mà không đặt nặng về số ca mắc mới.
 
Truyền thông thống nhất nhận thức thực hiện thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh phải dựa trên nguyên tắc “5K + vắc xin, thuốc + biện pháp điều trị phù hợp + công nghệ + đề cao ý thức người dân và các biện pháp khác (đông - tây y, phối hợp chặt chẽ người dân với chính quyền, doanh nghiệp...); các biện pháp hành chính, an sinh xã hội và đi lại của người dân áp dụng thống nhất tương ứng với cấp độ dịch của từng vùng.
 
z3001510053221_01fdb2749c845dc2de4694ebd2ec6350.jpg
Lấy mẫu xét nghiệm cho học sinh trường Lê Văn Thiêm, TP. Hà Tĩnh.
 
Báo chí, truyền thông cần thận trọng khi thông tin về “sự cố” tiêm vắc xin phòng Covid-19, trong khi chờ kết luận của Hội đồng chuyên môn, thông tin theo nguồn tin chính thức từ cơ quan chức năng có thẩm quyền địa phương và Bộ Y tế, không bình luận, khai thác mở rộng làm nóng vấn đề, gây hoang mang dư luận, ảnh hưởng đến chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19.
 
Chủ động truyền thông về việc xuất hiện biến thể mới của Covid-19 (B.1.1.529 có tên là Omicron) ở nhiều nước Châu Âu (Anh, Đức, Italia, Hà Lan...) để nâng cao cảnh giác. Tổ chức Y tế thế giới cảnh báo các quốc gia Đông Nam Á không nên buông lỏng ý thức phòng - chống dịch, cảnh báo một số quốc gia trên thế giới có thể phải “đóng cửa trở lại” nếu không cùng nhau kiểm soát hiệu quả dịch bệnh.
 
Tuyên truyền thống nhất triển khai ứng dụng PC-COVID, ứng dụng hiệu quả các giải pháp công nghệ khai báo y tế và kiểm soát đi lại giữa các địa phương để người dân di chuyển thuận lợi, không để ách tắc lưu thông hàng hóa, sản xuất, kinh doanh, đồng thời bảo đảm an sinh xã hội, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh.
 
Thích ứng với trạng thái “bình thường mới”
 
Bác sĩ Nguyễn Tuấn, Giám đốc Sở Y tế Hà Tĩnh cho biết: “Để người dân toàn tỉnh sớm thích ứng với trạng thái “bình thường mới” trong công tác phòng chống dịch Covid-19 ngành y tế Hà Tĩnh đã tham mưu UBND tỉnh ban hành kế hoạch thực hiện Nghị quyết 128 thống nhất trên toàn tỉnh, triển khai cách ly F0 tại nhà, đẩy nhanh tốc độ tiêm vắc xin.
 
Cùng với đó, công tác tiêm vắc xin phòng Covid-19 luôn được lãnh đạo tỉnh đặc biệt quan tâm. Tính đến nay, tổng lũy tích tiêm vắc xin trên toàn tỉnh đạt gần 1.300.000 mũi, trong đó mũi 2 gần 500.000 mũi, nguời trên 18 tuổi đạt tỷ lệ mũi 1: 97%, mũi 2: 56%, tiêm trẻ em đạt 45% mũi 1, tiêm cho 100% trẻ em trựớc 15/12/2021. Ngành y tế toàn tỉnh cũng tiếp tục duy trì hoạt động của các tổ phản ứng nhanh của các bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện và bệnh viện tư nhân, triển khai hơn 10.000 tổ Covid-19 cộng đồng với khoảng 30.000 thành viên.
 
3.jpg
Với phương châm “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng”, ngành y tế Hà Tĩnh luôn bảo đảm kịp thời trong công tác phòng chống dịch Covid-19.
 
Với quan điểm không lơ là, chủ quan trước dịch bệnh, từ đầu năm 2021 đến nay, ngành y tế Hà Tĩnh đã hướng dẫn thành lập trạm y tế lưu động, đối với các địa phương có cách ly F0 tại nhà, thành lập tổ y tế lưu động với nhân lực gồm 1 bác sĩ đã được tập huấn về điều trị covid, điều dưỡng, dược sĩ, y tá, y sĩ với nhiệm vụ được phân công rõ ràng... Đồng thời tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo xây dựng “Trụ sở an toàn, đội ngũ an toàn, ngõ phố an toàn, gia đình an toàn”, nhân rộng mô hình “Tổ liên gia tự quản” nhằm nắm chắc tình hình di biến động dân cư với phương châm “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng”, đặc biệt là người từ vùng dịch và các địa phương khác về tỉnh.
 
Với những kết quả và biện pháp trên, Hà Tĩnh luôn tự tin, quyết tâm bảo vệ tốt thành quả công tác phòng, chống dịch trên cơ sở thích ứng linh hoạt nhằm đảm bảo hoàn thành “mục tiêu kép”, đồng thời giúp người dân thay đổi nhận thức về phòng, chống dịch.
 
 
Xuân Hoàng
Ý kiến bạn đọc
  • Quảng Nam giới thiệu Nhà bảo tàng đa dạng sinh học

    Quảng Nam giới thiệu Nhà bảo tàng đa dạng sinh học

    Bảo tàng đa dạng sinh học tỉnh Quảng Nam – nơi trình diễn, quảng bá các giá trị tài nguyên đa dạng sinh học, sự phong phú của các loài động, thực vật quý hiếm, đặc hữu, đặc trưng mà thiên nhiên ban tặng; đồng thời góp phần thúc đẩy lối sống có trách nhiệm với thiên nhiên, phục hồi đa dạng sinh học.

  • Đặc sắc chương trình kỷ niệm 15 năm “Lăng Cô – Vịnh đẹp thế giới”

    Đặc sắc chương trình kỷ niệm 15 năm “Lăng Cô – Vịnh đẹp thế giới”

    Chương trình kỷ niệm diễn ra từ ngày 10-12/5 với nhiều hoạt động, chương trình nghệ thuật đặc sắc, các hoạt động văn hoá, thể thao truyền thống và hiện đại.

  • Ấn tượng Lễ hội Hoa Phượng đỏ Hải Phòng năm 2024

    Ấn tượng Lễ hội Hoa Phượng đỏ Hải Phòng năm 2024

    Điểm nhấn của Lễ hội Hoa Phượng đỏ năm 2024 là chương trình nghệ thuật "Hải Phòng - Bừng sáng miền di sản". Đêm hội đã để lại ấn tượng đẹp cho hàng vạn người dân, du khách về một thành phố phát triển, trẻ trung, năng động.

Top