Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ hai, ngày 20 tháng 5 năm 2024  
Thứ hai, ngày 3 tháng 2 năm 2020 | 18:9

Du Xuân ở phố "ông đồ"

Năm nay, Lễ hội Xuân Canh Tý 2020 ở Văn Miếu Quốc Tử Giám, bắt đầu từ sau Tết ông Công, ông Táo đến hết ngày 12 tháng Giêng. Vì vậy, bà con vẫn trẩy hội và xin chữ ông đồ rất đông.

Chủ đề Thư pháp năm Canh Tý 2020 là “Thành Đức” mang ý nghĩa: đền đáp công ơn của các bậc hiền sỹ, tại Văn Miếu Quốc Tử Giám, từ khi dựng Văn bia đến nay.   

 

img_04821.JPG

 Du khách đang chờ xin chữ Sư Huệ Thiện

 

Dự kiến ban đầu có 60 ông đồ/60 gian hàng, nhưng sau khi lựa chọn lọc, chỉ còn 52 ông đồ/52 gian hàng. Đây cũng là năm các ông đồ được “sát hạch” rất kỹ về tài năng, để phục vụ người dân, nhất là các em học sinh tốt hơn.

Nét mới của Xuân Canh Tý 2020 là các gian hàng được sắp xếp gọn gàng, sang trọng hơn. Vị trí ngồi viết, và các gian hàng cũng được bố trí, trưng bày đẹp hơn. Du khách xin chữ đông đúc hơn, nhưng rất trật tự.

Ông đồ đầu tiên chúng tôi xin chữ là Sư nữ 9x Huệ Thiện, tuổi đời còn rất trẻ, và đang là sinh viên năm thứ 4, Trường Đại học Phật giáo Thái Lan, nhưng đã được xếp vào “tốp đầu” cây bút thư pháp Việt tại Văn miếu Xuân Canh Tý 2020.

Nhờ tài năng đặc biệt này, và đang là sinh viên, nên Sư Huệ Thiện đã được Ban tổ chức xếp vào vị trí khách mời, ở địa điểm trang trọng và đẹp nhất, du khách đến xin chữ cũng đông nhất.

Một phụ nữ trẻ, có con nhỏ, đang băn khoăn không biết xin chữ gì, liền được nhà sư tư vấn, xin chữ “Thuận”, và 2 mẹ con đã có được chữ Thuận bằng thư pháp Việt, như “rồng bay, phượng múa”.

Kèm theo lời giải nghĩa bằng hàng chữ nhỏ: Phu thê thuận hoà/Nhi tử thuận hiếu/hành xử thuận thiên/Tài lộc thuận lợi, khiến bà mẹ trẻ rất vui sướng, vì đúng như lòng mong muốn của mình.

Mặt khác, Sư Huệ Thiện còn giải thích thêm, trong cuộc sống, cần phải làm việc lành, tránh việc dữ, thì tài/lộc mới đến. Ngược lại, có người làm việc dữ, mà muốn xin tài/lộc thì rất khó.

Những du khách khác, nếu chưa biết xin chữ gì, cũng được nhà sư tư vấn xin chữ “tâm”, sống ở đời cần có một tấm lòng, cần yêu thương, tha thứ cho người xung quanh.

Hoặc, sư thầy tư vấn xin chữ “nhẫn”, nhẫn một chút thì được, lùi một bước biển rộng trời cao, có khi nhẫn để bình an, có khi nhẫn để thênh thang cõi lòng. Tất cả đều được du khách đón nhận một cách hào hứng, thoả mãn.   

Theo đó, Sư Huệ Thiện còn cho biết, đây là năm thứ 2 nhà sư được mời về Văn Miếu, viết Thư pháp Việt, ở vị trí khách mời danh dự, và đã tham gia từ đầu ngày khai hội đến nay.

Hiện, mỗi ngày nhà sư viết được khoảng 100 bức tranh chữ, giá bình quân 200.000 đồng/bức (đây là mức giá bình thường, vì còn phụ thuộc vào giấy).

 

img_05181.JPG

 Xin chữ ông đồ, nét đẹp ngày xuân ở Văn Miếu – Hà Nội                                                                                             

Ngoài ra, một gương mặt thư pháp khá trẻ khác, anh Hoàng Tiến Dũng, giáo viên trường THCS xã Khánh Hoài, huyện Yên Khánh (Ninh Bình), cũng cho biết, anh tham gia viết thư pháp tại Văn Miếu đã 12 năm nay.

Gian hàng anh thuê năm nay giá 11 triệu đồng (mức giá này cũng như năm ngoái), vị trí đẹp, và có 2 mặt tiền. Bình quân, mỗi ngày viết được 30 bức thư pháp.

Ngoài ra, anh Dũng còn vẽ tranh nghệ thuật, giá 300.000 đồng/bức, mỗi ngày vẽ được khoảng 25 - 30 bức, kích thước 40 x 40cm   

“Năm nay, du khách xin những chữ về chủ đề học tập cho con cái như: Đăng khoa, đỗ đạt, khôi nguyên, tài (giỏi). Bố mẹ xin chữ: bình an, khang ninh, tài (lộc). Bình quân 200.000 đồng/bức (giấy thường), 250 – 300.000 đồng/bức (giấy biểu) – anh Dũng cho biết.   

 

img_04871.JPG

Cụ Nguyễn Tường Khải đang viết chữ “đăng khoa” cho khách

 

Đặc biệt, là “cây đa, cây đề” trong làng Thư pháp, cụ Nguyễn Tường Khải, phường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân (Hà Nội), cho biết, năm nay có 52 ông đồ, viết Thư pháp  Hán và Việt, trong đó có 12 ông đồ viết chữ Việt, còn lại là các ông đồ viết chữ Hán. Các gian hàng cũng có 2 loại: Loại 2 mặt tiền giá 11 triệu đồng/gian; 1 gian, giá 8 triệu đồng.

“Tuy nhiên, nét mới của Xuân Canh Tý 2020 là, quy mô “sát hạch” khó hơn; bài dự thi cũng yêu cầu chất lượng hơn. Nội dung đề thi, lấy ở các Văn bia  trong Văn Miếu, với chủ đề “Thành  Đức”, nghĩa là vừa có tài, vừa có đức. Thí sinh phải dựa vào đấy, để thể hiện tài năng viết thư pháp của mình, xoay quanh nội dung, ca ngợi công đức các Tiến sỹ có tên trên Văn bia.

Hoặc, giám khảo có thể ra một đề tài (bằng tiếng Việt), ca ngợi công đức các Tiến sỹ có tên trên bia đá, và yêu cầu thí sinh thể hiện bằng chữ Hán. Sau đó, Ban giám khảo chấm cả 2 phần: Phần Văn phạm, viết đúng chữ Hán; phần Thư pháp, cho chữ phải giải thích được ý nghĩa của chữ, để người xin chữ hiểu. Tóm lại, ông đồ vừa phải viết đẹp, vừa phải giải nghĩa hay và đúng, mới đạt yêu cầu” – ông Khải cho biết. 

 

 

 

Dương An Như
Ý kiến bạn đọc
  • Tháng 5, hương sen thơm ngát trên quê Bác

    Tháng 5, hương sen thơm ngát trên quê Bác

    Cứ đến dịp tháng 5 về, những đầm sen trên quê hương Chủ tịch Hồ Chí Minh lại đua nhau nở hoa, tỏa hương thơm ngát.

  • Bế mạc Lễ hội Làng Sen năm 2024

    Bế mạc Lễ hội Làng Sen năm 2024

    Tối 19/5, tại sân vận động Làng Sen (xã Kim Liên, huyện Nam Đàn), tỉnh Nghệ An phối hợp với TP. Hồ Chí Minh tổ chức Chương trình nghệ thuật đặc biệt bế mạc Lễ hội Làng Sen năm 2024 với chủ đề “Từ Làng Sen đến thành phố Hồ Chí Minh” kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.

  • Quảng Nam giới thiệu Nhà bảo tàng đa dạng sinh học

    Quảng Nam giới thiệu Nhà bảo tàng đa dạng sinh học

    Bảo tàng đa dạng sinh học tỉnh Quảng Nam – nơi trình diễn, quảng bá các giá trị tài nguyên đa dạng sinh học, sự phong phú của các loài động, thực vật quý hiếm, đặc hữu, đặc trưng mà thiên nhiên ban tặng; đồng thời góp phần thúc đẩy lối sống có trách nhiệm với thiên nhiên, phục hồi đa dạng sinh học.

Top