Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ ba, ngày 7 tháng 5 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 15 tháng 7 năm 2022 | 16:8

Giá cả leo thang ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống người nông dân

Giá cả leo thang ở tất cả các mặt hàng và tác động của dịch bệnh Covid-19 đã ảnh hưởng rất lớn đến đời sống và các phong trào nông dân.

Đánh giá công tác 6 tháng đầu năm 2022 tại Hội nghị sơ kết công tác sáng 15/7, Hội Nông dân tỉnh Hà Nam khẳng định, các cấp Hội đã bám sát nhiệm vụ trọng tâm công tác Hội. Trong đó, chú trọng đến các hoạt động phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh và giảm nghèo bền vững… Tuy nhiên, giá cả leo thang ở tất cả các mặt hàng và tác động của dịch bệnh Covid-19 đã ảnh hưởng rất lớn đến đời sống và các phong trào nông dân.

Chủ tịch Hội nông dân tỉnh Hà Nam-ông Tạ Văn Đạt phát biểu tại hội nghị.

 

 

Triển khai thực hiện 10 nhiệm vụ trọng tâm công tác Hội năm 2022, các cấp Hội Nông dân của tỉnh Hà Nam đã xây dựng nhiều mô hình, Đề án nhằm nâng cao, đổi mới chất lượng hiệu quả phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững.
 
Phong trào sản xuất kinh doanh giỏi đã thu hút trên 92.000 hộ nông dân đăng ký tham gia; trên 106.000 hộ nông dân đăng ký xây dựng gia đình nông dân văn hóa. Các cấp Hội đã hướng dẫn triển khai 10 mô hình kinh tế tập thể với 120 thành viên; 36.600 hộ sản xuất, kinh doanh nông sản, thực phẩm được công nhận đảm bảo an toàn VSTP; Tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương phát triển, sử dụng và quản lý hiệu quả nguồn Quỹ hỗ trợ nông dân gắn với các mô  hình kinh tế tập thể với tổng nguồn quỹ đạt trên 22 tỷ đồng, giúp gần 4.000 hộ được vay vốn; Phối hợp với các đơn vị chức năng mở trên 30 lớp dạy nghề cho lao động nông thôn, cung ứng vật tư, phân bón, sử dụng chế phẩm tại các xã trên địa bàn…
Lãnh đạo Hội nông dân tỉnh Hà Nam báo cáo công tác Hội và phong trào nông dân 6 tháng đầu năm 2022.
 
Cùng với các hoạt động đoàn, hội, các cấp Hội Nông dân tích cực tuyên truyền, vận động hội viên thực hiện tốt đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; thông tin quảng bá sản phẩm trên phương tiện truyền thông, hướng dẫn nông dân tìm hiểu các dự án xúc tiến thương mại về nông nghiệp, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp.
 
Tuy nhiên, nhiều ý kiến đại diện các cấp Hội cơ sở cho rằng, dịch bệnh Covid-19 bùng phát những tháng đầu năm đã ảnh hưởng sâu sắc đến việc làm và thu nhập của nông dân. Ngay sau đó, giá cả leo thang ở tất cả các mặt hàng, nhất là giá xăng dầu, vật tư, phân bón, thức ăn chăn nuôi phục vụ sản xuất nông nghiệp… đã  gây nên nhiều khó khăn trong sản xuất chăn nuôi của nông dân. Một số nơi, diện tích lúa ma phát triển, ảnh hưởng đến năng suất lúa của bà con nông dân.
 
Trước những khó khăn trên cộng thêm với sự biến đổi khí hậu, thời tiết diễn biến khó lường gây nên nhiều khó khăn trong sản xuất nông nghiệp, từ những thực tế này, nông dân rất cần được các cấp các ngành hỗ trợ thêm chính sách an sinh, hỗ trợ đầu ra, bao tiêu sản phẩm, vốn vay ưu đãi thường xuyên, dài hạn và lãi suất thấp để có lực khôi phục lại sản xuất, nâng cao giá trị sản phẩm vượt qua khó khăn thách thức tiến đến phát triển nông nghiệp bền vững.
 
 
Hà Nam
Ý kiến bạn đọc
  • Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Theo vòng quay của thời gian, lại một tháng Tư nữa lại về! Tháng Tư về, nhiều khoảnh khắc thiên nhiên tươi đẹp đọng lại trong mỗi người khi mùa Xuân sắp qua đi, nhường chỗ cho mùa Hè tràn ngập ánh vàng lấp lánh của nắng, sắc trắng mong manh của hoa loa kèn có mặt ở mọi nẻo đường, nhiều góc phố Thủ đô yêu dấu.

  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

Top