Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 27 tháng 4 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 25 tháng 11 năm 2017 | 11:20

Giáo dục Mường Chà: Quy mô và chất lượng tăng

Nhắc đến Mường Chà (Điện Biên) là nhắc đến những khó khăn, thiếu thốn, những vất vả khó nhọc. Nhưng trong những năm qua, huyện luôn quan tâm đầu tư, hỗ trợ, phát triển giáo dục trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số bởi đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển. Nhờ đó, quy mô và chất lượng giáo dục trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số không ngừng tăng lên, góp phần quan trọng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho địa phương.

Lãnh đạo UBND huyện Mường Chà trao giấy khen cho cán bộ, giáo viên nhân kỷ niệm 35 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

Thầy Đinh Khắc Nghĩa, Trưởng phòng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Mường Chà cho biết, năm học 2016 -  2017, toàn huyện có 45 trường, trong đó có 16 trường mầm non, 16 trường tiểu học, 13 trường THCS, 717 lớp với 14.762 học sinh, trong đó, mầm non có 254 nhóm, lớp với 5.064 học sinh (nhà trẻ 76 nhóm với 1.139 trẻ; mẫu giáo 178 lớp, 3.952 học sinh); tiểu học có 331 lớp với 5.887 học sinh; trung học cơ sở có 132 lớp với 3.811 học sinh.

Năm học vừa qua, công tác giáo dục dân tộc tiếp tục được quan tâm, toàn huyện hiện có 9 trường trung học cơ sở bán trú; 8 trường tiểu học bán trú; số trường có học sinh bán trú là 25 trường, trong đó (tiểu học 14; THCS 11); số học sinh bán trú 3.565 em, trong đó tiểu học 1.571 em; THCS 1.994 em; học sinh dân tộc chiếm 95,7% tổng số học sinh trong toàn huyện.

Các đơn vị trường thường xuyên tổ chức hoạt động giao lưu tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số; tổ chức dạy học tăng thời lượng môn Tiếng Việt lớp 1 từ 350 tiết lên 504 tiết tại 16 trường tiểu học vùng dân tộc thiểu số nhằm nâng cao chất lượng đọc, viết cho học sinh dân tộc ngay từ đầu cấp học phổ thông; triển khai thực hiện Đề án tiếng Thái tại hai trường; tiếng Mông tại 5 trường.

Bên cạnh đó, việc triển khai tự đánh giá và đánh giá ngoài được các đơn vị trường quan tâm. Các cơ sở giáo dục đã đăng ký kiểm định chất lượng giáo dục, thành lập hội đồng tự đánh giá, xây dựng cơ sở dữ liệu, báo cáo tự đánh giá và đăng ký kiểm định chất lượng giáo dục. Năm học 2016-2017 có 6 trường được Sở Giáo dục và Đào tạo Điện Biên đánh giá ngoài như Tiểu học số 2 Na Sang, tiểu học Huổi Lèng, PTDTBT TH Ma Thì Hồ và các trường PTDTBT THCS: Mường Mươn, Na Sang, Ma Thì Hồ đều đạt kết quả tốt.

Phòng Giáo dục và Đào tạo tăng cường các điều kiện để nâng cao chất lượng thực hiện chương trình giáo dục mầm non (GDMN), tiếp tục chỉ đạo 100% đơn vị trường với 254 nhóm, lớp thực hiện chương trình GDMN trong các lớp mẫu giáo ghép, trong đó có 136 lớp mẫu giáo 5 tuổi thực hiện bộ chuẩn PTTENT.

Qua nhiều năm thực hiện chương trình GDMN, Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi, tăng cường tiếng Việt cho trẻ mẫu giáo vùng dân tộc thiểu số, Phòng Giáo dục và Đào tạo Mường Chà đều tổ chức rút kinh nghiệm việc thực hiện chương trình thông qua các đợt bồi dưỡng hè, tổng kết năm học, tập huấn… Qua đó, đánh giá cụ thể việc xây dựng môi trường học tập, xây dựng kế hoạch hóa kế hoạch giáo dục, lựa chọn nội dung giáo dục và đặc biệt lưu ý đến việc tổ chức hoạt động học theo hướng tích cực, sáng tạo của cán bộ giáo viên một cách thiết thực và hiệu quả; thực hiện tốt việc phối kết hợp giữa cha mẹ trẻ và nhà trường trong công tác cải tạo môi trường giáo dục cho trẻ.

Đối với giáo dục tiểu học, các đơn vị trường đã thực hiện nghiêm túc chương trình hướng dẫn điều chỉnh nội dung chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo; thực hiện dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng. Chất lượng giáo dục đã từng bước được nâng lên, số học sinh hoàn thành chương trình lớp học là 5.737/5.887 em, đạt 97,45%.

 Về giáo dục trung học, Phòng GD&ĐT tiếp tục chỉ đạo các trường có đủ điều kiện về cơ sở vật chất thực hiện dạy học 2 buổi/ngày và làm việc 40h/tuần, đặc biệt là đối với các trường PTDTBT. Qua quá trình triển khai, các đơn vị trường học đã thực hiện khá tốt, góp phần nâng cao chất lượng dạy học và tạo điều kiện cho cán bộ giáo viên thuận lợi trong công tác. Chất lượng giáo dục từng bước được ổn định và nâng lên: Theo mô hình trường học mới, tỷ lệ học sinh hoàn thành tốt là 5,2%, hoàn thành 90,7% và còn cần phải cố gắng 4%; Theo chương trình hiện hành, tỷ lệ học sinh khá giỏi đạt 33,6%, học sinh yếu 4,6%, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở đạt 99,7%.

Tuy nhiên, việc huy động học sinh ra lớp và duy trì học sinh đi học chuyên cần còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là cấp THCS. Chất lượng giáo dục ở một số bản vùng cao, vùng khó khăn còn chưa đạt chuẩn kiến thức kỹ năng của cấp học. Cơ sở vật chất, lớp học, trang thiết bị tuy đã được quan tâm đầu tư bổ sung song vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu dạy và học. Các trường trong kế hoạch xây dựng trường chuẩn quốc gia cơ sở vật chất còn thiếu và chưa đảm bảo được yêu cầu.

Về mục tiêu năm học 2017-2018, thầy Nghĩa cho biết thêm, Mường Chà tiếp tục duy trì, phát triển quy mô mạng lưới trường lớp ở tất cả các cấp học, huy động tối đa học sinh lớp 3,4,5 về trung tâm theo kế hoạch. Củng cố và duy trì bền vững hệ thống các trường PTDTBT.

Bảo Loan

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Theo vòng quay của thời gian, lại một tháng Tư nữa lại về! Tháng Tư về, nhiều khoảnh khắc thiên nhiên tươi đẹp đọng lại trong mỗi người khi mùa Xuân sắp qua đi, nhường chỗ cho mùa Hè tràn ngập ánh vàng lấp lánh của nắng, sắc trắng mong manh của hoa loa kèn có mặt ở mọi nẻo đường, nhiều góc phố Thủ đô yêu dấu.

  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

Top