Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 20 tháng 4 năm 2024  
Thứ tư, ngày 18 tháng 4 năm 2018 | 15:57

Giống lúa TBR225 “nổi trội” trên đất Quảng Ngãi

Giống TBR225 có tiềm năng năng suất cao, bình quân đạt 76 tạ/ha, cao hơn giống đối chứng 9 tạ/ha. Hiệu quả kinh tế trong mô hình cao hơn so với ruộng đại trà khoảng 5 triệu đồng/ha.

Những năm qua, Công ty CP tổng công ty Giống cây trồng Thái Bình (ThaiBinhseed) đã chọn tạo và du nhập tìm ra những giống mới có năng suất cao và chất lượng gạo ngon, tính chống chịu tốt, có khả năng bổ sung vào cơ cấu giống của Quảng Ngãi, góp phần đa dạng và thay thế một số giống lúa có biểu hiện thoái hoá.
 
Giống lúa TBR225 vụ ĐX 2017-2018 tại xã  Đức Nhuận
Giống lúa TBR225 vụ ĐX 2017-2018 tại xã Đức Nhuận

 

Vụ đông xuân 2017-2018, Cty CP giống cây trồng miền Trung – Tây Nguyên thuộc ThaiBinhseed đã phối hợp với Trạm Trồng trọt và BVTV huyện Mộ Đức (Quảng Ngãi) khảo nghiệm 2 giống lúa TBR225 và TBR279 với diện tích 1,5ha. Trong đó, 01ha giống TBR225 và 0,5ha giống TBR279 tại xã Đức Nhuận. Đối chứng là giống KD đột biến đã được trồng phổ biến tại địa phương.
 
Để tạo điều kiện cho nông dân, ThaiBinhseed cung ứng giống đảm bảo chất lượng. Bên cạnh đó, Trạm Trồng trọt và BVTV huyện Mộ Đức cùng các ngành liên quan và ThaiBinhseed tập huấn hướng dẫn nông dân quy trình canh tác.
 
TBR225 và TBR279 là các giống lúa do Cty CP TCy giống  cây trồng Thái Bình chọn tạo, đã được khảo nghiệm theo quy phạm khảo nghiệm quốc gia. Các giống lúa khảo nghiệm được bố trí trên chân đất thịt, có độ phì khá, vùng sản xuất 2 vụ/năm, đảm bảo điều kiện tưới, tiêu chủ động. Lượng giống gieo sạ 80-90kg/ha.
 
Giống lúa TBR225 là giống lúa thuần bản quyền Cty CP TCy giống  cây trồng Thái Bình, được Hội đồng KHCN Bộ NN&PTNT công nhận là giống quốc gia năm 2014. Thuộc nhóm giống trung ngày, từ Đà Nẵng trở vào có TGST vụ ĐX 105-110 ngày, chiều cao cây trong bình, cứng cây, trỗ thoát, dạng hình đẹp, đẻ gọn. Năng suất trung bình từ 70-75 tạ/ha.
 
Giống lúa TBR279 là giống lúa thuần do ThaiBinhseed lai tạo, đã tham gia khảo nghiệm trong hệ thống khảo nghiệm quốc gia. Trổ tập trung, hạt thon dài, cơm mềm, dẻo và ngon. Dạng hình đẹp, cứng cây, chống chịu sâu bệnh và chống đổ ngã tốt. Năng suất trung bình từ 65-68 tạ/ha.
 
Giống lúa TBR279 vụ ĐX 2017-2018 tại xã Đức Nhuận
Giống lúa TBR279 vụ ĐX 2017-2018 tại xã Đức Nhuận

 

Ngày 18/4, ThaiBinhseed đã phối hợp với địa phương tổ chức Hội nghị đầu bờ nhằm đánh giá khách quan tính ưu việt của các giống lúa nói trên.
 
Theo báo cáo, đánh giá của Trạm Trồng trọt và BVTV huyện Mộ Đức, kết quả theo dõi cho thấy 02 giống lúa TBR225 và TBR279 thuộc nhóm giống trung ngày, giống lúa TBR225 có TGST vụ ĐX 105-110 ngày, giống lúa TBR279 có TGST vụ ĐX 95-100 ngày.
 
Tại Hội nghị, các đại biểu đánh giá giống TBR225 có tiềm năng năng suất cao trên chân đất có thâm canh. Năng suất giống lúa TBR225 trong mô hình đạt bình quân đạt 76 tạ/ha, cao hơn giống đối chứng 9 tạ/ha. Hiệu quả kinh tế trong mô hình cao hơn so với ruộng đại trà  khoảng 5 triệu đồng/ha.
 
Giống lúa TBR279 trong mô hình đạt bình quân đạt 68 tạ/ha, cao hơn giống đối chứng 01 tạ/ha (năng suất KD đột biến 67tạ/ha), chất lượng gạo ngon. Hiệu quả kinh tế trong mô hình cao hơn so với ruộng đại trà  khoảng 550 ngàn đồng/ha.
 
Các giống lúa nói trên có sức sinh trưởng mạnh, đẻ nhánh khỏe, cứng cây, chống chịu sâu bệnh và chống đổ ngã tốt; thích ứng rộng, trổ tập trung, dạng hình to bông, cơm ngon, gieo trồng được cả 2 vụ/năm, thích hợp nhiều chân đất khác nhau.
 
                                                                      
Hải Yến
Ý kiến bạn đọc
  • Cây trồng “khát” nước, người dân như ngồi trên đống lửa

    Cây trồng “khát” nước, người dân như ngồi trên đống lửa

    Mới đầu hè, các huyện miền núi tỉnh Phú Yên như Sông Hinh, Sơn Hoà, Đồng Xuân đã đối mặt với “cơn khát”, khi nhiều ao hồ khô cạn, cây trồng thiếu nước...

  • Đồng Nai chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa

    Đồng Nai chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa

    Tỉnh Đồng Nai vừa ban hành Kế hoạch số 145 về việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa trên địa bàn năm 2024, nhằm thực hiện việc chuyển đổi diện tích lúa kém hiệu quả, không đảm bảo nước tưới, năng suất thấp sang trồng các loại cây hàng năm, lâu năm và nuôi trồng thuỷ sản để nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tăng thu nhập cho các hộ sản xuất.

  • Bá Thước trao sinh kế cho người nghèo phát triển sản xuất

    Bá Thước trao sinh kế cho người nghèo phát triển sản xuất

    Thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, huyện Bá Thước (Thanh Hóa) đã và đang nỗ lực triển khai các mô hình hỗ trợ sinh kế, bước đầu đạt kết quả khả quan, tạo động lực cho người dân trong hành trình thoát nghèo.

Top