Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ ba, ngày 7 tháng 5 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 9 tháng 9 năm 2018 | 14:43

Hải Phòng: Siết chặt hoạt động nhập khẩu phế liệu

UBND TP. Hải Phòng giao Sở TN&MT chủ trì cùng các sở, ngành chức năng và đơn vị khẩn trương thực hiện các nhiệm vụ của UBND thành phố giao, kiểm tra, rà soát hoạt động nhập khẩu phế liệu.

Kiên quyết xử lý các doanh nghiệp không đủ điều kiện về bảo vệ môi trường

Phó Chủ tịch UBND TP. Hải Phòng Nguyễn Văn Thành vừa có ý kiến chỉ đạo, giao Sở TN&MT chủ trì cùng các Sở, ngành chức năng và đơn vị khẩn trương thực hiện các nhiệm vụ của UBND thành phố giao, kiểm tra, rà soát công tác cấp giấy chứng nhận, xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong hoạt động nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất.

Theo chỉ đạo của UBND TP. Hải Phòng, Cục Hải quan Hải Phòng phối hợp với Công an thành phố, Sở TN&MT, Sở Công thương, Sở GTVT và các cơ quan khẩn trương làm việc với các doanh nghiệp nhập khẩu phế liệu để làm thủ tục nhận hàng. Đồng thời, sẽ kiên quyết xử lý các doanh nghiệp chậm trễ và có hành vi vi phạm, theo đúng quy định của pháp luật.

ss1.jpg
Siết chặt hoạt động nhập khẩu phế liệu. 

 

Thời gian qua, việc hàng ngàn container phế liệu được nhập khẩu vào Việt Nam và tồn đọng tại các cảng biển, không chỉ gây ách tắc cảng biển, các container này đang khiến Việt Nam có nguy cơ trở thành bãi rác thải công nghiệp của thế giới.

Liên quan đến vấn đề này, mới đây, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng đã chủ trì cuộc họp với đại diện các bộ ngành địa phương để giải quyết tình trạng tồn đọng phế liệu ở các cảng biển.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho biết, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo yêu cầu các bộ, ngành, địa phương liên quan khẩn trưởng nâu cao hiệu quả, hiệu lực trong công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động NK phế liệu về Việt Nam cho mục tiêu sử dụng làm nguyên liệu sản xuất.

Tuy nhiên, lượng container phế liệu vẫn tiếp tục gia tăng với số lượng lớn. Điều này cho thấy các bộ, ngành, địa phương liên quan còn chưa làm hết trách nhiệm, công tác chỉ đạo, điều hành còn thiếu quyết liệt và không kịp thời trong thực hiện nhiệm vụ được giao.

Để giải quyết nhanh tình trạng tồn đọng phế liệu tại các cảng biển, đồng thời ngăn chặn kịp thời, có hiệu quả tình trạng nhập khẩu phế liệu trái phép vào Việt Nam, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng các Bộ: Tài chính, Công Thương, Giao thông vận tải, Tư pháp, Ngoại giao, Công an, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Bà Rịa - Vũng Tàu thực hiện nghiêm kết luận của Thủ tướng Chính phủ về công tác quản lý môi trường trong hoạt động nhập khẩu và sử dụng phế liệu làm nguyên liệu sản xuất (theo Thông báo số 281/TB-VPCP).

 

Hà Nội lên kế hoạch thanh tra, thu hồi đất tại các dự án hoang hoá

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Thông báo số 18/TB-HĐND, ngày 16/8/2018, của Hội đồng nhân dân thành phố về việc kiểm tra, xử lý các dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm triển khai, vi phạm Luật Đất đai trên địa bàn thành phố.

Theo đó, UBND thành phố Hà Nội giao Sở Kế hoạch và Đầu tư tập trung kiểm tra, rà soát 383 dự án chậm triển khai trên địa bàn 30 quận huyện, thị xã.

Qua báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, tổng số dự án chậm triển khai, có dấu hiệu vi phạm trên địa bàn Hà Nội lên tới 383. Một số quận, huyện có số dự án chậm nhiều là Hoài Đức với 51 dự án; Mê Linh 50; Nam Từ Liêm 48; Hoàng Mai 25; Bắc Từ Liêm 23.

Đối với các dự án đã chấp thuận chủ trương đầu tư nhưng chưa thực hiện các thủ tục thu hồi đất, giao đất mà quá thời hạn triển khai dự án thì căn cứ quy định của Luật Đầu tư để xem xét, đề xuất thu hồi chủ trương đầu tư theo quy định; báo cáo UBND thành phố trong quý 4/2018.

ss2.jpg
Hà Nội sẽ thanh tra, thu hồi đất tại các dự án hoang hoá

 

Đối với những dự án đã thực hiện thu hồi đất, giao đất nhưng chậm triển khai, Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp trong quý 3/2018, báo cáo UBND thành phố để giao Sở Tài nguyên và Môi trường tiến hành thanh tra, kiểm tra việc quản lý, sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai 2013.

Đồng thời, không xem xét, đề xuất điều chỉnh dự án, gia hạn thời gian thực hiện dự án đối với các dự án chậm triến khai, chủ đầu tư vi phạm các quy định của Luật Đất đai; yêu cầu các chủ đầu tư cam kết thực hiện dự án đúng tiến độ, chấp hành việc ký quỹ thực hiện dự án và xử lý nghiêm các dự án chậm triển khai theo quy định của pháp luật.

Khẩn trương thực hiện việc thu hồi đất đối với các dự án đã có quyết định thu hồi, bãi bỏ quyết định giao đất, cho thuê đất để quản lý và đề xuất phương án sử dụng phù hợp quy hoạch hoặc tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định.

 

Bộ TN-MT giảm 10 đơn vị sự nghiệp và 82 tổ chức phòng, đoàn, trung tâm

Thông tin từ Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, triển khai thực hiện Nghị quyết 56/2017/QH14, Ban cán sự đảng, lãnh đạo Bộ này đã quyết liệt chỉ đạo rà soát, kiện toàn chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức các đơn vị trực thuộc. Đến nay cơ cấu tổ chức của Bộ đã được sắp xếp, kiện toàn theo hướng tinh gọn, giảm nhiều tầng nấc trung gian và khắc phục một cách căn bản sự chồng chéo, trùng lặp trong phân công, tổ chức thực hiện nhiệm vụ giữa các đơn vị.

Theo Nghị định số 36/2017, Bộ Tài nguyên và Môi trường được kiện toàn, tinh gọn với 23 đơn vị phục vụ chức năng quản lý nhà nước bao gồm: 6 Vụ, Văn phòng Bộ, Thanh tra Bộ, 5 Tổng cục, 5 Cục, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường, Báo Tài nguyên và Môi trường, Tạp chí Tài nguyên và Môi trường, Trung tâm Quy hoạch Điều tra tài nguyên nước quốc gia, Trường Đào tạo - Bồi dưỡng cán bộ tài nguyên và môi trường.

Đặc biệt, đối với các tổng cục đã được rà soát, nghiên cứu chuyển đổi mô hình hoạt động phù hợp. Các Cục có chức năng, nhiệm vụ chủ yếu thực hiện chức năng tham mưu, tổng hợp, không triển khai nhiều hoạt động tại địa bàn thì xem xét, chuyển thành Vụ trực thuộc Tổng cục. Đối với các tổ chức có chức năng, nhiệm vụ quản lý tương đồng thì xem xét hợp nhất, tổ chức lại.

Riêng đối với Tổng cục Môi trường được nghiên cứu, tổ chức lại và phân định rõ chức năng, nhiệm vụ để thành lập các Cục Kiểm soát hoạt động bảo vệ môi trường 3 miền.

Bộ Tài nguyên và và Môi trường đã hoàn thành việc kiện toàn tổ chức bộ máy, đặc biệt số đầu mối các tổ chức thuộc Bộ đã giảm đáng kể. Về các tổ chức hành chính: giảm 69 tổ chức phòng, chi cục so với năm 2015.

Về đơn vị sự nghiệp: giảm 10 đơn vị và 82 tổ chức phòng, đoàn, trung tâm thuộc các đơn vị sự nghiệp trực thuộc các cục, trường, viện, trung tâm trực thuộc Bộ.

Về số lượng cấp phó: giảm số lượng cấp phó từ 3 xuống 2 đối với hầu hết các đơn vị trực thuộc 5 Tổng cục trực thuộc Bộ (kết quả đã giảm được 84 số lượng cấp phó sau khi kiện toàn, sắp xếp lại tổ chức bộ máy).

Ngoài ra, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã quyết liệt thực hiện cải cách thủ tục hành chính, cắt giảm nhiều thủ tục, giấy tờ không cần thiết, rút ngắn thời gian thực hiện cho người dân, doanh nghiệp.

 

 

PV (Tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Ngày 19/4, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức sơ kết 1 năm triển khai chương trình vận động, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà cho người nghèo, người có khó khăn về nhà ở giai đoạn 2023-2025 (Chương trình 1838).

  • “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    Với 28 lần hiến máu nhân đạo, trình dược viên Từ Thị Tuyên (SN 1989), xã Thạch Thắng, Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã trở thành tấm gương sáng trong các hoạt động an sinh xã hội, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng…

  • PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    Với tinh thần tương thân tương ái, vừa qua, Đoàn Thanh niên Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã tổ chức chương trình từ thiện “Xuân tình nguyện 2024” để thăm hỏi, động viên và trao quà đến các em học sinh nghèo, các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại xã Nậm Chảy, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Đây là hoạt động hưởng ứng tinh thần Tháng Thanh niên và Năm Thanh niên tình nguyện của tuổi trẻ PVcomBank.

Top