Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ ba, ngày 19 tháng 3 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 7 tháng 12 năm 2018 | 14:7

Hiệu quả từ dạy nghề cho lao động nông thôn

Những năm qua, Thái Nguyên đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng nông thôn mới. Một trong những giải pháp đó là dạy nghề cho lao động nông thôn.

tr2t.JPG
Khu vực chăn nuôi lợn của gia đình ông Hoan.

 

Nâng cao vai trò của đào tạo nghề

Ông Mông Quốc Dũng, Trưởng phòng Dạy nghề (Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Thái Nguyên) cho biết: Hiện nay, mạng lưới các cơ sở dạy nghề trên địa bàn liên tục được mở rộng, cơ sở vật chất của những đơn vị này không ngừng được đầu tư, nâng cấp, nhiều ngành nghề mới được mở thêm, cơ bản đáp ứng được  nhu cầu thực tế của đời sống xã hội, của thị trường lao động.

Sau gần 10 năm triển khai việc dạy nghề cho lao động nông thôn, Thái Nguyên đã đào tạo nghề cho trên 40.000 người theo diện hỗ trợ từ nguồn ngân sách Trung ương thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia. Đào tạo nghề tập trung  vào các lĩnh vực nông nghiệp nên tỷ lệ lao động sau khi học nghề có việc làm mới hoặc tiếp tục làm nghề cũ cho năng suất, thu nhập cao hơn trước, đạt trên 80%.

Giai đoạn 2015-2017, các cơ sở dạy nghề trên địa bàn đã đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo thường xuyên dưới 3 tháng cho  76.802 người. Đối tượng lao động nông thôn, người nông dân được hỗ trợ nghề từ ngân sách nhà nước theo Đề án 1956 là 12.709 người, đạt 90,78% chỉ tiêu được giao (12.709/14.000); trong đó, dạy nghề phi nông nghiệp cho 5.809 người, nghề nông nghiệp 6.900 người.

Tuy nhiên, số lượng được đào tạo nghề cho lao động khu vực nông thôn chưa  như mong muốn do một bộ phận nhân dân nhận thức còn hạn chế, nhất là người dân vùng 30a, vùng này chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số, trình độ văn hóa còn thấp, ý thức tổ chức kỷ luật chưa cao, tinh thần phối hợp trong sản xuất chưa tốt, việc tiếp cận khoa học kỹ thuật còn thụ động,...

Bên cạnh đó, xu hướng theo học đại học hoặc xin vào các doanh nghiệp không yêu cầu trình độ tay nghề đang còn tồn tại trong ý nghĩ của nhiều người dân.

“Tới đây, chúng tôi sẽ đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của người dân về vai trò của khoa học kỹ thuật, hiệu quả của việc được trang bị kiến thức về nghề nghiệp; nâng cao hơn nữa tầm quan trọng của công tác đào tạo nghề đối cho người dân”, ông Dũng nhấn mạnh.

 

tr2ta.JPG
Ông Mông Quốc Dũng.

 

Niềm vui của người nông dân

Đến thăm ông Triệu Văn Hoan (xóm Cốc Lùng, xã Bảo Cường, huyện Định Hóa), ban đầu không ai nghĩ gia đình ông thuộc diện hộ nghèo từ năm 2012-2016, bởi căn nhà đang ở khá khang trang, thoáng rộng; hệ thống chuồng trại chăn nuôi quy mô, bố trí khoa học; mua sắm máy cày, thiết bị sản xuất nông nghiệp tương đối hiện đại so với các vùng nông thôn hiện nay.

Ông Hoan tâm sự: “Trước đây, do không có kiến thức nên việc chăn nuôi của gia đình phụ thuộc chủ yếu vào tự nhiên, tự phát. Khi ấy, gia đình chưa làm chủ được tình hình chăn nuôi nên thu nhập không cao, bấp bênh, kinh tế luôn trong tình trạng khó khăn. Từ năm 2016, tôi theo học lớp chăn nuôi thú y theo Đề án dạy nghề cho lao động nông thôn. Học xong, nắm được kỹ thuật, có kiến thức nên tôi quyết định mở rộng quy mô chăn nuôi”.

Hiện nay, đàn gà trong chuồng của gia đình ông Hoan lên tới 1.000 con, lợn nái gần 10 con và vài chục lợn con, lợn thịt chuẩn bị tiếp tục xuất chuồng. Từ đầu năm đến nay, tổng thu từ chăn nuôi của gia đình ông đạt khoảng 400- 500 triệu đồng, ước lãi trên 100 triệu.

Ông Hoan bộc bạch, năm 2017, vợ ông cũng đã theo học lớp sơ cấp chăn nuôi thú y để cùng chồng đẩy mạnh chăn nuôi; còn con trai ông đang theo học lớp trung cấp nông nghiệp.

Nụ cười trên khuôn mặt của ông Hoan khiến những người đến thăm mô hình chăn nuôi của gia đình ông ai nấy đều vui. Hy vọng, thời gian tới, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở Thái Nguyên sẽ càng thêm hiệu quả, giúp nông dân có đủ kiến thức để phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, góp phần đưa nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới của tỉnh tiến vững chắc hơn.

 

 

 

Đình Hợi
Ý kiến bạn đọc
  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

  • Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Năm 2023 để lại nhiều dấu ấn trong cả sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông sản, nhất là đối với hai mặt hàng lúa gạo và rau quả.

  • Chào năm mới 2024! Dấu ấn vị thế mới hướng đến thịnh vượng

    Chào năm mới 2024! Dấu ấn vị thế mới hướng đến thịnh vượng

    1. Năm 2023 đã qua đi trong niềm vui và sự tự tin.

Top