Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 16 tháng 5 năm 2024  
Thứ ba, ngày 19 tháng 12 năm 2017 | 11:47

Khai mạc Hội chợ Nông đặc sản vùng miền, quà tặng Noel và Tuần lễ cam sành Hà Giang

Tối 19/12, tại Hà Nội, diễn ra Lễ khai mạc “Hội chợ Nông đặc sản vùng miền, quà tặng Noel và Tuần lễ cam sành Hà Giang”.

Ông Đào Văn Hồ, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp phát biểu tại Hội chợ

Hội chợ được tổ chức từ ngày 19 đến 25 tháng 12/2017, là sự kiện xúc tiến thương mại quan trọng của ngành Nông nghiệp và của tỉnh Hà Giang năm 2017 nhằm tăng cường hoạt động quảng bá thương hiệu, sản phẩm nông đặc sản tiêu biểu của các địa phương, vùng miền trên cả nước, kết nối  tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, nông thôn.

Phát biểu khai mạc Hội chợ, ông Đào Văn Hồ, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp, cho biết: Năm 2017, mặc dù bị ảnh hưởng bởi yếu tố thiên tai, dịch bệnh, đặc biệt do biến động của thị trường đã tác động không nhỏ tới ngành nông nghiệp.

Cắt băng khai mạc Hội chợ

Tuy nhiên, trong bối cảnh gặp khó khăn nhưng ngành nông nghiệp đã nỗ lực vượt qua để đạt tốc độ tăng trưởng cao. Theo thống kê của ngành, đến hết tháng 11 năm 2017, giá trị xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 33,14 tỷ USD, tăng 13,8% so với cùng kỳ năm 2016 và ước đạt mức kỷ lục 36 tỷ USD khi kết thúc năm kế hoạch 2017, sự tăng trưởng đó đã đóng góp tích cực vào sự tăng trưởng chung của kinh tế đất nước.

Sản phẩm cam sành Hà Giang  được giới thiệu tại Hội chợ

Để đạt được kết quả như kể trên thì vai trò công tác xúc tiến thương mại của ngành Nông nghiệp là hết sức quan trọng, việc mở rộng, phát triển, tìm kiếm các thị trường tiêu thụ hàng nông sản, hàng thủ công mỹ nghệ ổn định và có giá trị cao, bao gồm cả thị trường xuất khẩu và tiêu thụ nội địa luôn là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để thúc đẩy nông nghiệp vượt qua khó khăn và tiếp tục phát triển bền vững.

Hội chợ Nông đặc sản vùng miền, quà tặng Noel 2017 kết hợp Tuần lễ quảng bá cam sành Hà Giang là hoạt động Xúc tiến thương mại quan trọng năm 2017 của Trung tâm Xúc tiến thương mại (Bộ Nông nghiệp và PTNT) và tỉnh Hà Giang. Với quy mô gần 200 gian hàng của các địa phương, các vùng miền trên cả nước và nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất uy tín trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.

Sản phẩm mật ong Hà Giang cũng được giới thiệu tại đây

Hội chợ là dịp để các doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại, cơ sở sản xuất và Nông dân cả nước được kết nối, giao thương quảng bá thương hiệu sản phẩm, thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa đồng thời cung cấp các sản phẩm hàng hóa nông đặc sản tiêu biểu của các địa phương đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, quà tặng và các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu cho bà con nhân dân Hà Nội và các tỉnh lân cận tiêu dùng trong dịp Lễ Giáng sinh và Tết Dương lịch 2018.

Ông Trần Thanh Nam, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT (bên trái)  thăm các gian hàng

Đặc biệt, thông qua việc trưng bày, giới thiệu, tổ chức các sự kiện nhằm quảng bá sản phẩm cam sành, các mặt hàng đặc sản Hà Giang do các cơ quan của tỉnh chủ trì là điểm nhấn đáng chú ý đối với khách hàng tham quan, mua sắm tại Hội chợ, đồng thời đưa thương hiệu sản phẩm cam sành, các đặc sản của tỉnh Hà Giang tiếp cận và định vị trong văn hóa tiêu dùng của người dân Thủ đô.

Theo ông Nguyễn Văn Hậu, Phó giám đốc Sở Công Thương Hà Giang, cam sành Hà Giang là đặc sản nổi tiếng ở miền Bắc. Hiện nay, tổng diện tích cam Hà Giang đã phát triển lên 7.900ha (trong đó diện tích đã cho thu hoạch mới đạt 3.600ha), tập trung tại 2 huyện Quang Bình và Vị Xuyên.

Để tránh cảnh được mùa rớt giá, UBND tỉnh Hà Giang đã khống chế chỉ dừng lại ở quy hoạch là 8.000ha. Mặc dù năng suất, sản lượng ngày càng tăng lên nhưng người Hà Nội rất khó mua được cam sành xịn. Trong khi đó, nhiều tư thương nhập các loại cam không rõ nguồn gốc đưa về Hà Nội bán nhưng mượn danh là cam sành Hà Giang, khiến người tiêu dùng khó phân biệt khi mua sắm. Vấn đề khó khăn nhất hiện nay khi đi tìm đầu ra cho cam sành Hà Giang là không kết nối được nơi sản xuất và thị trường tiêu thụ vì chưa có chứng nhận về nguồn gốc để người tiêu dùng yên tâm.

Một số sản phẩm của các tỉnh, thành phía Bắc tham gia trong Hội chợ

Trao đổi với phóng viên Báo Kinh tế nông thôn, ông Nguyễn Minh Tiến, Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Giang, cho biết, là tỉnh ở cực Bắc của Tổ quốc, địa hình phức tạp nhưng sản phẩm cam sành của Hà Giang vẫn được người tiêu dùng ưa chuộng. Lần này, Hà Giang đưa cam xuống Thủ đô với mục tiêu nhằm giới thiệu, đưa sản phẩm sạch này đến với đông đảo bà con trong cả nước. 

Hoàng Văn

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Ngày 19/4, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức sơ kết 1 năm triển khai chương trình vận động, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà cho người nghèo, người có khó khăn về nhà ở giai đoạn 2023-2025 (Chương trình 1838).

  • “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    Với 28 lần hiến máu nhân đạo, trình dược viên Từ Thị Tuyên (SN 1989), xã Thạch Thắng, Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã trở thành tấm gương sáng trong các hoạt động an sinh xã hội, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng…

  • PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    Với tinh thần tương thân tương ái, vừa qua, Đoàn Thanh niên Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã tổ chức chương trình từ thiện “Xuân tình nguyện 2024” để thăm hỏi, động viên và trao quà đến các em học sinh nghèo, các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại xã Nậm Chảy, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Đây là hoạt động hưởng ứng tinh thần Tháng Thanh niên và Năm Thanh niên tình nguyện của tuổi trẻ PVcomBank.

  • Quảng Nam giới thiệu Nhà bảo tàng đa dạng sinh học

    Quảng Nam giới thiệu Nhà bảo tàng đa dạng sinh học

    Bảo tàng đa dạng sinh học tỉnh Quảng Nam – nơi trình diễn, quảng bá các giá trị tài nguyên đa dạng sinh học, sự phong phú của các loài động, thực vật quý hiếm, đặc hữu, đặc trưng mà thiên nhiên ban tặng; đồng thời góp phần thúc đẩy lối sống có trách nhiệm với thiên nhiên, phục hồi đa dạng sinh học.

  • Đặc sắc chương trình kỷ niệm 15 năm “Lăng Cô – Vịnh đẹp thế giới”

    Đặc sắc chương trình kỷ niệm 15 năm “Lăng Cô – Vịnh đẹp thế giới”

    Chương trình kỷ niệm diễn ra từ ngày 10-12/5 với nhiều hoạt động, chương trình nghệ thuật đặc sắc, các hoạt động văn hoá, thể thao truyền thống và hiện đại.

  • Ấn tượng Lễ hội Hoa Phượng đỏ Hải Phòng năm 2024

    Ấn tượng Lễ hội Hoa Phượng đỏ Hải Phòng năm 2024

    Điểm nhấn của Lễ hội Hoa Phượng đỏ năm 2024 là chương trình nghệ thuật "Hải Phòng - Bừng sáng miền di sản". Đêm hội đã để lại ấn tượng đẹp cho hàng vạn người dân, du khách về một thành phố phát triển, trẻ trung, năng động.

  • Hải Dương: Ô nhiễm hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải

    Hải Dương: Ô nhiễm hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải

    Hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải, đoạn qua địa bàn tỉnh Hải Dương, từ lâu luôn “nhức nhối” ô nhiễm ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt và phục vụ sản xuất… của người dân.

  • Năm 2024, Quảng Ngãi đào tạo nghề cho 100 lao động nông thôn

    Năm 2024, Quảng Ngãi đào tạo nghề cho 100 lao động nông thôn

    Theo Kế hoạch, năm 2024, tỉnh Quảng Ngãi tổ chức đào tạo nghề nông nghiệp cho 100 lao động nông thôn, với mục tiêu sau khi tham gia học nghề có từ 80% trở lên số người học nghề có việc làm, thu nhập cao hơn so với trước khi chưa tham gia học nghề.

  • Duy Xuyên tích cực ứng phó với hạn, mặn

    Duy Xuyên tích cực ứng phó với hạn, mặn

    Các biện pháp ứng phó hạn hán, xâm nhập mặn đang được chính quyền và ngành nông nghiệp huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam triển khai đồng bộ góp phần hạn chế thiệt hại đối với sản xuất nông nghiệp.

Top