Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 16 tháng 5 năm 2024  
Thứ hai, ngày 21 tháng 2 năm 2022 | 8:51

Kinh nghiệm chống rét bảo vệ cây trồng, vật nuôi ở các địa phương

Thời tiết rét đậm, rét hại đã ảnh hưởng nhiều đến sản xuất và chăn nuôi. Bà con nông dân các địa phương tích cực triển khai biện pháp phòng, chống, giảm thiểu nguy cơ thiệt hại từ thời tiết cực đoan.

dscf2383.jpg
Nông dân huyện Ba Vì bổ sung thức ăn giúp đàn bò có thêm năng lượng để chống chọi với thời tiết rét đậm, rét hại.

 

Hà Nội: Rốt ráo các biện pháp bảo vệ cây trồng, vật nuôi trước đợt rét khắc nghiệt

Vụ Xuân 2022, gia đình bà Đào Thị Hòa (xã Mai Đình, huyện Sóc Sơn) gieo cấy 4 sào lúa. Diện tích lúa đến nay được gần 3 tuần. Dù thời tiết giá rét những ngày qua nhưng bà Hòa vẫn thường xuyên ra thăm đồng, điều chỉnh mực nước từ 2 - 3cm trên mặt ruộng, không để ruộng khô cạn.

Để hạn chế ảnh hưởng của giá rét đến diện tích lúa mới cấy, bà con nông dân huyện Sóc Sơn nói riêng, các địa phương trên địa bàn Hà Nội nói chung cũng tập trung bón thúc, cào cỏ, sục bùn… để giúp lúa đẻ nhánh nhiều, tập trung; đồng thời diệt trừ cỏ dại và giải phóng khí độc trong đất, giúp lúa sinh trưởng, phát triển tốt hơn trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt.

Là địa phương có diện tích gieo sạ khá lớn, những ngày qua, bà con nông dân huyện Phúc Thọ cũng rốt ráo thực hiện các biện pháp chống rét cho cây lúa. “Chúng tôi thường xuyên kiểm tra đồng ruộng để đánh giá tình hình sinh trưởng, phát triển của lúa. Những ngày trời rét, bà con không tổ chức bón phân đạm cho cây…” - ông Vương Văn Đắc, một nông dân ở xã Tam Hiệp cho biết

Theo Phó Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật Hà Nội Lê Xuân Trường, vụ Xuân 2022, toàn TP gieo cấy gần 81.500ha lúa và khoảng 14.000ha rau màu. Hiện, đơn vị đang tiếp tục đôn đốc các địa phương gieo trồng cây vụ Xuân, phấn đấu hoàn thành trước ngày 1/3/2022, nhất là tại những nơi có tập quán gieo cấy muộn như: Đan Phượng, Hoài Đức, Gia Lâm… Đồng thời, thực hiện giám sát đồng ruộng, chủ động các biện pháp chống rét cho cây trồng.

Từ mấy ngày trước, khi nghe thông tin về đợt rét đậm, rét hại, gia đình chị Trần Thị Thục (xã Tráng Việt, huyện Mê Linh) đã chủ động che chắn chuồng trại chăn nuôi bò thịt bằng phông bạt. Gia đình chị cũng tích trữ một khối lượng thức ăn tinh và cỏ khô để bổ sung năng lượng, chống rét cho đàn bò.

Không chỉ hộ nông dân, các chủ trang trại cũng rất cẩn trọng trong việc chống rét cho vật nuôi. Giám đốc Hợp tác xã Chăn nuôi Hoàng Long (huyện Thanh Oai) Nguyễn Trọng Long cho biết, mặc dù chuồng trại đã được xây dựng khép kín, chắn gió tương đối tốt, tuy nhiên vào những ngày nhiệt độ giảm sâu, cơ sở vẫn phải vận hành hệ thống đèn chiếu sáng 24/24 giờ kết hợp đốt củi trong thùng phuy để giữ ấm chuồng trại, bảo vệ sức khỏe đàn lợn hàng ngàn con.

Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội Nguyễn Ngọc Sơn cho biết, trải qua nhiều đợt rét đậm, rét hại, nhìn chung bà con đã có những kinh nghiệm thiết thực và thường chủ động phòng, chống mỗi khi nhiệt độ giảm sâu. Một số biện pháp phổ biến được nông dân áp dụng là không chăn thả vật nuôi ngoài trời khi thời tiết giá rét; đặc biệt là bổ sung thức ăn tinh (bột ngô, cám, sắn…), vitamin và khoáng chất.

Mặc dù vậy, theo ông Nguyễn Ngọc Sơn, cơ quan chức năng các địa phương không nên chủ quan với rét đậm, rét hại. Theo đó, cần thường xuyên tuyên truyền, nhắc nhở hộ chăn nuôi, chủ trang trại thực hiện các biện pháp chống rét để bảo vệ đàn vật nuôi.

Để giảm thiểu nguy cơ thiệt hại từ giá rét cho đàn vật nuôi, Sở NN&PTNT Hà Nội khuyến cáo người dân chủ động gia cố chuồng trại; giữ nền chuồng luôn khô ráo và cho vật nuôi uống đủ nước (có thể pha thêm muối). Cùng với đó, tiếp tục theo dõi sát diễn biến sức khỏe đàn vật nuôi để kịp thời báo cho cán bộ thú y cơ sở biết, có biện pháp xử lý, hướng dẫn điều trị nhằm giảm thiểu thiệt hại.

Hà Nam: Không chăn thả vật nuôi trong những ngày rét đậm, rét hại

Do ảnh hưởng từ đợt không khí lạnh mạnh, nên nhiệt độ của khu vực Miền Bắc giảm xuống mức rét đậm, rét hại. Trên địa bàn tỉnh, nhiệt độ trung bình đã xuống dưới 10 độ C. Ngành Nông nghiệp – Phát triển nông thôn cùng các địa phương đã chỉ đạo công tác phòng, chống cho cây trồng, vật nuôi.

Cụ thể, đối với 1.208 ha mạ xuân (không tính diện tích lúa gieo thẳng), gieo xung quanh tiết lập xuân, 100% diện tích được che phủ nilon chống rét; diện tích lúa cấy hơn 3.000 ha (gồm cấy máy và cấy thủ công), lúa gieo thẳng sớm lên xanh, được đưa nước vào ruộng giữ ấm chống rét. Hiện, tổng diện tích lúa xuân đã gieo cấy của tỉnh đạt hơn 18 nghìn ha, bằng trên 60% kế hoạch.

 

chu-dong-chong-ret-cho-dan-vat-nuoi-56-0.jpg
Bác Nguyễn Văn Khu, xã Chuyên Ngoại (thị xã Duy Tiên - Hà Nam) trải đệm chống rét cho đàn bò sữa.

 

Đối với đàn vật nuôi, người dân được hướng dẫn các biện pháp giữ ấm chuồng trại, nâng cao sức đề kháng, dự trữ thức ăn... Những ngày thời tiết rét đậm, rét hại người chăn nuôi không chăn, thả gia súc, gia cầm ra môi trường.

Trong những ngày tới, thời tiết tiếp tục có diễn biến phức tạp, người dân cần tuân thủ chặt chẽ việc phòng, chống rét cho cây trồng, vật nuôi. Đặc biệt, nông dân chỉ xuống đồng gieo cấy lúa xuân khi nền nhiệt độ tăng lên trên ngưỡng rét đậm, rét hại (hơn 13 độ C); quản lý chặt chẽ nguồn mạ đã gieo, tiếp tục che phủ nilon chống rét đảm bảo đủ lượng cho cấy hết diện tích và dặm tỉa sau này…

Ninh Bình: Thực hiện ngay các biện pháp cấp bách bảo vệ mùa màng

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn tỉnh, đợt không khí lạnh tràn về vào ngày 19/2 sẽ gây rét đậm, rét hại, kéo dài trong 3 - 4 ngày. Điều này có thể gây ảnh hưởng tới sinh trưởng phát triển của mạ và lúa sau khi cấy. Trước tình hình trên, bà con nông dân cần theo dõi chặt chẽ diễn biến của thời tiết trong những ngày tới, đồng thời thực hiện một số biện pháp kỹ thuật sau:

Với diện tích trà xuân sớm: Tập trung chủ yếu ở huyện Nho Quan, Gia Viễn và Tam Điệp, hiện này lúa đang trong giai đoạn bắt đầu đẻ nhánh, cần tiếp tục duy trì lớp nước mặtruộng để tăng cường khả năng chống rét cũng như là giúp cho lúa đẻ nhánh tập trung khi thời tiết nắng ấm trở lại.

 

thuc-hien-ngay-cac-bien-phap-chong-ret-bao-ve-lua-dong-xuan-46fec.jpg
Nông dân Yên Mô sử dụng máy cấy kéo tay trong sản xuất lúa vụ đông xuân. 

 

Với diện tích lúa mới cấy: Cần tiếp tục duy trì lớp nước mặt từ 2 - 3 cm để giữ ấm chân lúa, tăng khả năng chống rét và khi thời tiết nắng ấm trở lại, cây lúa vươn lá mới và ra rễ trắng thì mới tiến hành chăm sóc, bón thúc như bình thường.

Với diện tích lúa gieo thẳng: Tiếp tục duy trì nước ở rãnh, đảm bảo mặt luống luôn đủ ẩm, nếu có điều kiện dùng 5-7kg Supe lân/sào bón đều trên mặt luống để tăng cường khả năng chống rét.

Với những diện tích mạ chưa cấy: Tiếp tục duy trì độ ẩm, che phủ nilon kín để giữ ấm cho mạ, khi thời tiết nắng ấm trở lại thì cần đóng mở nilon cho hợp lý, đặc biệt là phải luyện mạ trước khi cấy.

Trong thời gian chờ đợi thời tiết nắng ấm trở lại, bà con cần đẩy nhanh tiến độ làm đất, lấyđủnướcvà chuẩn bị đầy đủ vật tư phân bón, tổ chức đánh bắt chuột và ốc bưu vàng trước khi cấy.

Khi thời tiết nắng ấm trở lại, bà con cần huy động mọi nguồn lực để cấy nhanh, cấn gọn và cấy hết diện tích trong khung thời vụ tốt nhất.

Thanh Hóa: Ứng phó kịp thời phòng, chống rét cho cây trồng, vật nuôi

Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng thủy văn quốc gia và Đài Khí tượng thủy văn Thanh Hóa, trong những ngày tới Thanh Hóa tiếp tục chịu ảnh hưởng của đợt không khí lạnh tăng cường và kéo dài từ 3-4 ngày. Từ ngày 19-2-2022 trên địa bàn tỉnh có mưa, gió mùa Đông Bắc cấp 3-4, trời rét đậm, vùng núi có nơi rét hại, nhiệt độ giảm sâu.

 

158d6100843t29901l0.jpg
Quây bạt và chiếu đèn giữ ấm cho đàn lợn.

 

Trước tình hình Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có văn bản đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố tập trung chỉ đạo thực hiện một số nội dung, như:

Phân công cán bộ các phòng ban có liên quan xuống cơ sở, phối hợp với UBND xã,thị trấn, các HTX dịch vụ nông nghiệp hướng dẫn nông dân sản xuất đảm bảo an toàn, hiệu quả; thường xuyên cập nhật, nắm bắt diễn biến thời tiết để có các giải pháp ứng phó kịp thời.

Cương quyết chỉ đạo tạm dừng gieo trồng lúa và cây trồng vụ xuân trong những ngày trời rét, nhiệt độ xuống dưới 15 độ C; giữ và chăm sóc lượng mạ dư thừa để chắm dặm nếu cần thiết; trên diện tích lúa đã cấy, chỉ đạo các xí nghiệp thủy nông điều tiết đảm bảo đủ nước để giữ ấm chân lúa, tạm dừng việc chăm bón, bón phân thúc đợt 1 trong những ngày trời rét. Khi nhiệt độ ấm trên 200C mới kết hợp làm cỏ sục bùn và bón phân thúc để lúa đẻ nhánh tập trung. Đồng thời tăng cường kiểm tra tình hình sâu bệnh trên đồng ruộng để có biện pháp phòng chống kịp thời.

Tuyên truyền, hướng dẫn Nhân dân vào những ngày giá rét không chăn thả và bắt gia súc làm việc sớm, về muộn, đặc biệt những ngày nhiệt độ dưới 120C cần nuôi nhốt gia súc tại chuồng. hướng dẫn các hộ chăn nuôi dự trữ thức ăn cho vật nuôi; sửa chữa, làm mới và che chắn chuồng nuôi, không bị gió lùa, mưa hắt làm ẩm, ướt chuồng nuôi trong những ngày rét đậm, rét hại; tăng cường chế độ chăm sóc để nâng cao sức đề kháng dịch bệnh và sức chống chịu với giá rét./.

Thanh Tâm (t/h)
Ý kiến bạn đọc
  • Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Ngày 19/4, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức sơ kết 1 năm triển khai chương trình vận động, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà cho người nghèo, người có khó khăn về nhà ở giai đoạn 2023-2025 (Chương trình 1838).

  • “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    Với 28 lần hiến máu nhân đạo, trình dược viên Từ Thị Tuyên (SN 1989), xã Thạch Thắng, Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã trở thành tấm gương sáng trong các hoạt động an sinh xã hội, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng…

  • PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    Với tinh thần tương thân tương ái, vừa qua, Đoàn Thanh niên Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã tổ chức chương trình từ thiện “Xuân tình nguyện 2024” để thăm hỏi, động viên và trao quà đến các em học sinh nghèo, các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại xã Nậm Chảy, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Đây là hoạt động hưởng ứng tinh thần Tháng Thanh niên và Năm Thanh niên tình nguyện của tuổi trẻ PVcomBank.

  • Quảng Nam giới thiệu Nhà bảo tàng đa dạng sinh học

    Quảng Nam giới thiệu Nhà bảo tàng đa dạng sinh học

    Bảo tàng đa dạng sinh học tỉnh Quảng Nam – nơi trình diễn, quảng bá các giá trị tài nguyên đa dạng sinh học, sự phong phú của các loài động, thực vật quý hiếm, đặc hữu, đặc trưng mà thiên nhiên ban tặng; đồng thời góp phần thúc đẩy lối sống có trách nhiệm với thiên nhiên, phục hồi đa dạng sinh học.

  • Đặc sắc chương trình kỷ niệm 15 năm “Lăng Cô – Vịnh đẹp thế giới”

    Đặc sắc chương trình kỷ niệm 15 năm “Lăng Cô – Vịnh đẹp thế giới”

    Chương trình kỷ niệm diễn ra từ ngày 10-12/5 với nhiều hoạt động, chương trình nghệ thuật đặc sắc, các hoạt động văn hoá, thể thao truyền thống và hiện đại.

  • Ấn tượng Lễ hội Hoa Phượng đỏ Hải Phòng năm 2024

    Ấn tượng Lễ hội Hoa Phượng đỏ Hải Phòng năm 2024

    Điểm nhấn của Lễ hội Hoa Phượng đỏ năm 2024 là chương trình nghệ thuật "Hải Phòng - Bừng sáng miền di sản". Đêm hội đã để lại ấn tượng đẹp cho hàng vạn người dân, du khách về một thành phố phát triển, trẻ trung, năng động.

  • Hải Dương: Ô nhiễm hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải

    Hải Dương: Ô nhiễm hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải

    Hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải, đoạn qua địa bàn tỉnh Hải Dương, từ lâu luôn “nhức nhối” ô nhiễm ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt và phục vụ sản xuất… của người dân.

  • Năm 2024, Quảng Ngãi đào tạo nghề cho 100 lao động nông thôn

    Năm 2024, Quảng Ngãi đào tạo nghề cho 100 lao động nông thôn

    Theo Kế hoạch, năm 2024, tỉnh Quảng Ngãi tổ chức đào tạo nghề nông nghiệp cho 100 lao động nông thôn, với mục tiêu sau khi tham gia học nghề có từ 80% trở lên số người học nghề có việc làm, thu nhập cao hơn so với trước khi chưa tham gia học nghề.

  • Duy Xuyên tích cực ứng phó với hạn, mặn

    Duy Xuyên tích cực ứng phó với hạn, mặn

    Các biện pháp ứng phó hạn hán, xâm nhập mặn đang được chính quyền và ngành nông nghiệp huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam triển khai đồng bộ góp phần hạn chế thiệt hại đối với sản xuất nông nghiệp.

Top