Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 21 tháng 9 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 3 tháng 11 năm 2017 | 2:5

Làm theo lời Bác, nông dân Tịnh Đông làm giàu

Thực hiện lời dạy của Bác Hồ “Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua”, trong những năm qua, Hội Nông dân xã Tịnh Đông (Sơn Tịnh - Quảng Ngãi) đã tích cực triển khai và thực hiện có hiệu quả việc học và làm theo tấm gương tư tưởng, đạo đức của Bác trong toàn thể cán bộ và hội viên nông dân tại các thôn trên địa bàn xã. Từ đó, nhiều hội viên nông dân nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của việc học tập và làm theo Bác, trong đó có nhiều cá nhân điển hình về thực hành tiết kiệm, vươn lên làm giàu.

Anh Trần Văn Quang cắt hom từ vườn giống để ươm cây keo lai.

Tịnh Đông là xã nằm ở phía Tây huyện Sơn Tịnh, có thế mạnh về cả trồng trọt và chăn nuôi. Chính vì điều kiện tự nhiên đa dạng đã giúp nông dân phát triển kinh tế. Điển hình có hội viên Nguyễn Tỉnh, thôn Tân An. Năm 2010, khi đó anh Tỉnh chỉ có 2 bàn tay trắng, trong khi phải nuôi 5 đứa con ăn học nên kinh tế gặp rất nhiều khó khăn. Nhưng với ý chí quyết tâm, anh đã mạnh dạn vay vốn từ Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT huyện để đầu tư trồng 10ha rừng, chủ yếu là cây keo. Thời điểm này, cây keo cũng mang lại thu nhập cao cho bà con nông dân, nên anh đã chú trọng chăm sóc. Cuối năm thứ tư, gia đình đã thu hoạch được khoảng gần 700 triệu đồng, trừ các khoản chi phí còn lãi khoảng 300 triệu đồng.

Không dừng lại ở đó, số tiền dành dụm được anh mạnh dạn đầu tư phát triển thêm diện tích keo. Tính đến nay, gia đình anh đã tích cóp mua được khoảng 30ha rừng chủ yếu là cây keo, ước tính mỗi năm trừ chi phí, gia đình ahh thu khoảng 300-400 triệu đồng.

 Anh Tỉnh chia sẻ: Ngoài trồng rừng, gia đình còn chăn nuôi và trồng các cây ngắn ngày khác như: Nuôi 2 con trâu cái, mỗi năm sinh ra được 2 nghé con, gia đình tự chăn nuôi đến lớn rồi mới xuất bán; canh tác thêm 5 sào đậu phụng, 2 sào lúa. Ước tính thu nhập từ chăn nuôi và trồng các cây hoa màu khác cho lợi nhuận khoảng 20-25 triệu đồng/năm. Đến nay, 4 người con đầu của anh đã ăn học đến nơi đến chốn, ra trường có việc làm ổn định, còn con trai út đang đi bộ đội chuyên nghiệp tại Đà Nẵng.

Ngoài làm kinh tế, bản thân anh Tỉnh cũng tham gia vào các hoạt động của địa phương như: Câu lạc bộ Phòng cháy chữa cháy rừng, Hội khuyến học, luôn giúp đỡ bà con nông dân ở địa phương về nguồn vốn cũng như kỹ thuật trồng rừng để tạo điều kiện cho họ vươn lên thoát khỏi nghèo đói.

Hay anh Trần Văn Quang ở thôn Đồng Nhơn Bắc, nhờ tham gia các lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi và trồng trọt mà bản thân anh có cơ hội học tập và nghiên cứu nắm bắt thị trường, so sánh được giá trị lợi nhuận trong sản xuất kinh doanh, đặc biệt cung cầu của thị trường. Từ đó, anh thuê đất mở rộng mô hình ươm cây giống lâm nghiệp và đầu tư trồng rừng. Từ năm 2012 đến nay, gia đình anh đầu tư thực hiện 4 mô hình chủ yếu: Ươm cây giống lâm nghiệp tổng doanh thu trên 3,3 tỷ đồng, trừ chi phí đầu tư còn lãi trên 1,1 tỷ đồng; sản xuất măng tươi với diện tích 6ha, sản lượng thu hoạch bình quân khoảng 14 tấn/năm, thu về 560 triệu đồng, trừ chi phí đầu tư còn lãi 240 triệu đồng; trồng rừng thâm canh từ năm 2013-2016, quy mô sản xuất 10ha, bình quân sau 4 năm thu hoạch 1 lần, trừ chi phí đầu tư còn lãi khoảng 600 triệu đồng; dịch vụ xay xát lúa, gạo thu lãi 120 triệu đồng. Qua 5 năm hoạt động sản xuất kinh doanh, tổng doanh thu từ các mô hình trên là 5,135 tỷ đồng, trừ các khoản thuế, chi phí đầu tư còn lãi  2,219 tỷ đồng. Bình quân thu nhập của gia đình là 443,8 triệu đồng/năm. Hàng năm gia đình anh Quang giải quyết việc làm thường xuyên cho 15 lao động, chủ yếu là lao động nữ.

Có thể nói, thông qua những tấm gương tiêu biểu trong học tập và làm theo Bác, phong trào nông dân sản xuất kinh doanh giỏi xã Tịnh Đông ngày càng đi vào chiều sâu, tác động tích cực trong mọi tầng lớp nhân dân, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội ở địa phương. 

Như Đồng

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Lũ dữ đi qua, tấm lòng ở lại

    Lũ dữ đi qua, tấm lòng ở lại

    Mỗi khi đất nước có thiên tai, dịch bệnh thì truyền thống yêu nước, tinh thần "tương thân, tương ái", “lá lành đùm lá rách”, “nhường cơm sẻ áo” luôn là bản chất tốt đẹp của người dân Việt Nam lại được phát huy.

  • Tạp chí Kinh tế nông thôn chung sức cùng người dân Lào Cai khắc phục hậu quả sau mưa lũ

    Tạp chí Kinh tế nông thôn chung sức cùng người dân Lào Cai khắc phục hậu quả sau mưa lũ

    Hoàn lưu của cơn bão số 3 (Yagi) đã khiến tỉnh Lào Cai bị thiệt hại nặng về người và tài sản. Thực hiện ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Chính quyền và Nhân dân trong tỉnh đã nén đau thương cùng nhau nỗ lực khắc phục hậu quả, ổn định cuộc sống trong sự sẻ chia của đồng bào khắp mọi miền đất nước.

  • Bảo Việt dành 5 tỷ đồng ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3

    Bảo Việt dành 5 tỷ đồng ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3

    Để kịp thời chung tay cùng đồng bào các tỉnh miền Bắc bị thiệt hại do bão số 3 (Yagi) gây ra, Bảo Việt đã trích quỹ an sinh xã hội của Tập đoàn và các đơn vị thành viên để ủng hộ 5 tỷ đồng cho các tỉnh bị ảnh hưởng cơn bão số 3.

  • Mong mỏi của người dân Hà Nội: Cố gắng khôi phục những “cụ” cây

    Mong mỏi của người dân Hà Nội: Cố gắng khôi phục những “cụ” cây

    Nhiều người không cầm nổi nước mắt, khi nhìn thấy hơn hai chục nghìn cây xanh ở Thủ đô đổ rạp trước sự tàn phá khủng khiếp của bão số 3 (Yagi).

  • Cà Mau tổ chức kỷ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc vào tháng 11/2024

    Cà Mau tổ chức kỷ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc vào tháng 11/2024

    Sự kiện tập kết ra Bắc năm 1954 là dấu ấn lịch sử quan trọng của đất nước trong thế kỷ XX, đánh dấu bước tiến quan trọng trên bước đường thành công của Cách mạng Việt Nam. Để khắc ghi và nhắc lại lịch sử, tỉnh Cà Mau sẽ tổ chức kỷ niệm lần thứ 70 của sự kiện này vào tháng 11/2024.

  • Gieo mầm xanh từ điểm trường Làng Nủ

    Gieo mầm xanh từ điểm trường Làng Nủ

    Một buổi sáng trời đầy nắng, hai chiếc xe tải nặng trĩu quần áo, sách vở cùng thầy và trò Trường THPT số 1 Thành phố Lào Cai vượt qua những vạt đồi sạt nham nhở, những cung đường lầy bùn đất về với các em nhỏ xã Phúc Khánh (Bảo Yên, Lào Cai). Nơi đây, vừa gánh chịu nỗi đau của trận sạt lở đất kinh hoàng, cướp đi sinh mạng và tài sản của nhiều gia đình, đặc biệt ở Làng Nủ.

  • Hơn 800 hộ gia đình ở Thanh Hóa sẽ được hỗ trợ làm nhà ở

    Hơn 800 hộ gia đình ở Thanh Hóa sẽ được hỗ trợ làm nhà ở

    Trong đợt 1 năm 2024, tỉnh Thanh Hóa phê duyệt 820 hộ gia đình được xây dựng nhà ở, thuộc diện hỗ trợ theo Chỉ thị số 22-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, với kinh phí 31.820 triệu đồng.

  • Điểm tựa Việt Nam

    Điểm tựa Việt Nam

    Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chia sẻ: Trong những lúc khó khăn, những lúc gian nan, những lúc thử thách thì ai cũng cần một điểm tựa. Và đồng bào vùng bị thiên tai, bão lũ, sạt lở, ngập lụt luôn có những điểm tựa, đó chính là “Điểm tựa Việt Nam”.

  • Nghệ An chủ động ứng phó mưa lớn, sạt lở, lũ quét ở các huyện miền núi

    Nghệ An chủ động ứng phó mưa lớn, sạt lở, lũ quét ở các huyện miền núi

    Trước những dự báo về mưa to, nguy cơ sạt lở do ảnh hưởng bão số 4, Nghệ An đã nâng cấp độ cảnh báo cho các địa phương miền núi có nguy cơ sạt lở, chủ động lên phương án ứng phó, di dời khi cần thiết.

Top