Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Chủ nhật, ngày 28 tháng 4 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 5 tháng 6 năm 2022 | 21:6

Nestlé Việt Nam trồng rừng góp phần giảm tác động biến đổi khí hậu

Nestlé Việt Nam phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Gaia tổ chức hoạt động trồng rừng “Gieo mầm xanh – Ươm sự sống” nhằm giảm tác động của biến đổi khí hậu và hưởng ứng Ngày Môi trường Thế giới 5/6.

1s.jpg
 Hoạt động trồng rừng "Gieo mầm xanh - Ươm sự sống" nhằm nâng cao nhận thức Chào mừng ngày Môi trường thế giới (5/6/2022).

 

Tập thể nhân viên và nhóm Đại sứ Môi trường Công ty Nestlé Việt Nam vừa phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Gaia tổ chức hoạt động trồng rừng “Gieo mầm xanh – Ươm sự sống” nhằm nâng cao nhận thức, góp phần giảm tác động của biến đổi khí hậu và chào mừng Ngày Môi trường Thế giới (5/6/2022).


Ông Binu Jacob - Tổng Giám đốc công ty Nestlé Việt Nam chia sẻ, biến đối khí hậu là một vấn đề toàn cầu và để giải quyết đòi hỏi sự kết hợp tổng thể các nhóm giải pháp mang tính toàn cầu. Thông qua hoạt động trồng rừng, Nestlé Việt Nam mong muốn góp phần tăng cường sự hiểu biết, quan tâm đến chống biến đổi khí hậu và thúc đẩy hoạt động bảo vệ môi trường ngay từ trong đội ngũ các nhân viên của mình.

2.jpg
 Ông Binu Jacob - Tổng Giám đốc công ty Nestlé Việt Nam chia sẻ tại buổi trồng rừng

 


Theo bà Đỗ Thị Thanh Huyền, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Thiên nhiên Gaia, hoạt động trồng rừng lần này cùng Nestlé đã đóng góp 1.000 cây gỗ lớn về Khu bảo tồn thiên nhiên văn hóa Đồng Nai. Tất cả cây trồng đợt này là những loại cây sẽ cho gỗ quý bản địa và cây làm thức ăn cho động vật hoang dã như Huỷnh, Liêu Chiêu, Ươi, Sao đen, Dầu rái, Gõ đỏ, Cẩm lai, Dâu da, Bằng lăng, Muồng hoa đào.

3.jpg
 Hoạt động trồng rừng của Nestle Việt Nam đã đóng góp 1000 cây gỗ lớn.

 

 

Hoạt động này cũng góp phần tái tạo, phục hồi và tái sinh rừng và hệ sinh thái, góp phần làm hạn chế các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu. Các cây được trồng sẽ liên tục được Gaia và Nestlé theo dõi, giám sát và chăm sóc trong nhiều năm để đảm bảo được phát triển tốt.

 
4.jpg
 Ông Binu Jacob - Tổng Giám đốc Công ty Nestlé Việt Nam nhận giấy chứng nhận trồng rừng từ bà Đỗ Thị Thanh Huyền, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Thiên nhiên Gaia.

 


Tại Việt Nam, Nestlé cũng có các hành động cụ thể nhằm tạo ra những tác động tích cực đến môi trường như các chương trình hợp tác góp phần giảm thiểu rác thải nhựa, thúc đẩy và hiện thực hóa cam kết đến năm 2025, 100% bao bì của Nestlé sẽ có thể tái chế hoặc tái sử dụng, chương trình hỗ trợ canh tác cà phê theo phương pháp bền vững tại Tây Nguyên, các mô hình kinh tế tuần hoàn trong sản xuất…  

Được thành lập từ năm 1995, Nestlé Việt Nam đã liên tục mở rộng đầu tư, đa dạng hóa các sản phẩm phục vụ nhu cầu thực phẩm, dinh dưỡng với mục tiêu tối ưu hóa vai trò của thực phẩm để nâng cao chất lượng cuộc sống của mọi người, hôm nay và những thế hệ mai sau. Công ty cũng có nhiều hoạt động, sáng kiến và mô hình thiết thực, góp phần làm thay đổi thói quen, ý thức của cộng đồng người tiêu dùng, doanh nghiệp để bảo vệ môi trường và gìn giữ hành tinh xanh.

Với những thành tích và đóng góp của mình, công ty Nestlé Việt Nam đã được Bộ Tài nguyên Môi trường trao tặng Giải thưởng Môi trường Việt Nam 2019, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bình chọn là Top 1 Doanh nghiệp Bền vững 2021 trong lĩnh vực sản xuất.

 

 

Ý kiến bạn đọc
  • Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Theo vòng quay của thời gian, lại một tháng Tư nữa lại về! Tháng Tư về, nhiều khoảnh khắc thiên nhiên tươi đẹp đọng lại trong mỗi người khi mùa Xuân sắp qua đi, nhường chỗ cho mùa Hè tràn ngập ánh vàng lấp lánh của nắng, sắc trắng mong manh của hoa loa kèn có mặt ở mọi nẻo đường, nhiều góc phố Thủ đô yêu dấu.

  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

Top