Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ hai, ngày 3 tháng 6 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 1 tháng 3 năm 2019 | 8:48

Ngành hàng bán lẻ Việt Nam và câu chuyện xây dựng thương hiệu

Tại Việt Nam, ngành công nghiệp dịch vụ bán lẻ ngày càng khẳng định được vị trí và có sự tăng trưởng tích cực qua các năm. Việc xây dựng thương hiệu cho mỗi ngành hàng bán lẻ được coi yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của mỗi ngành hàng.

Tại hội thảo “Tương lai của bán lẻ Việt Nam” do Vincom Retail tổ chức, các diễn giả đã đưa ra những nhận định và dự đoán về tương lai của ngành công nghiệp dịch vụ bán lẻ tại Việt Nam. Theo bà Rebecca Pearson, Phó giám đốc CBRE châu Á cho rằng, ngành công nghiệp dịch vụ bán lẻ Việt Nam được dự đoán có tương lai tươi sáng.

Cụ thể, việc phát triển chuỗi bán lẻ tại Việt Nam hiện đang là mơ ước của các doanh nghiệp bán lẻ. Triển vọng ngành bán lẻ tại Việt Nam đang trở thành xu thế trong việc nhận biết thương hiệu, gia tăng doanh số hay việc tăng trưởng liên tục trong những năm gần đây. Tuy nhiên, ngành bán lẻ chỉ thành công khi các ngành hàng xây dựng được thương hiệu, xây dựng được chuỗi kinh doanh của từng ngành hàng. Bên cạnh đó, việc lựa chọn được mặt bằng bán lẻ được xem là yếu tố quan trọng nhất. Hiện tại, các ngành hàng bán lẻ hiện đang chú trọng trong việc thuê điểm bán lẻ tại các trung tâm thương mại, khu vực trung tâm để phát triển ngành hàng của mình.

Trong thời gian qua, thương hiệu bất động sản bán lẻ Vincom thuộc tập đoàn Vingroup đang có những bước phát triển thần tốc về quy mô và tốc độ phát triển.
Thời gian qua, thương hiệu bất động sản bán lẻ Vincom thuộc Tập đoàn Vingroup đang có những bước phát triển thần tốc về quy mô và tốc độ phát triển.

Nhận định về thị trường bán lẻ tại Việt Nam, bà Đinh Thị Mỹ Loan, Chủ tịch Hiệp hội Bán lẻ Việt Nam, cho rằng, ngành hàng bán lẻ có nhiều triển vọng để phát triển. Cụ thể, việc áp dụng công nghệ, sự phát triển của thương mại điện tử được các doanh nghiệp ứng dụng vào việc phát triển các ngành hàng của đơn vị mình. Việc tăng trưởng tích cực ngành hàng bán lẻ Việt Nam cũng chịu sự tác động mạnh mẽ của công nghệ số và thương mại điện tử.

Tuy nhiên, để ngành hàng bán lẻ của Việt Nam thực sự phát triển, các doanh nghiệp bán lẻ trong nước cần thay đổi. Theo ông Ngô Trí Long, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Giá - Bộ Tài Chính cho rằng các doanh nghiệp cần tạo lòng tin cho người tiêu dùng thông qua việc đảm bảo chất lượng hàng hoá như hàng thật, hàng đảm bảo chất lượng. Ngoài ra, doanh nghiệp cần nắm được tâm lý và thị hiếu của người tiêu dùng. Để tồn tại, doanh nghiệp trong ngành hàng bán lẻ cần có thực lực và xây dựng được lòng tin của người tiêu dùng đối với các sản phẩm của từng ngành hàng bán lẻ.

Trong thời gian qua, bên cạnh các ngành hàng bán lẻ của nước ngoài vào thị trường, tại Việt Nam, thương hiệu bất động sản bán lẻ Vincom thuộc tập đoàn Vingroup đang có sự phát triển thần tốc cả về quy mô và tốc độ phát triển khi ngày càng mang lại cho khách hàng những trải nghiệm về không gian mua sắm, vui chơi, giải trí. Tính đến thời điểm cuối tháng 2/2019, Vincom Retail (thành viên của Vingroup) đã sở hữu và vận hành 66 trung tâm thương mại trên toàn quốc.

Hiện Vincom đang vận hành 4 dòng thương hiệu Vincom Center có vị trí toạ lạc tại khu vực trung tâm của các thành phố lớn. Vincom Mega Mail hướng đến khách hàng trung cấp với vị trí hấp dẫn tại các đô thị phức hợp, Vincom Plaza hướng đến mục tiêu mang văn hoá tiêu dùng hiện đại tới tới các thành phố trẻ và khu vực ngoài trung tâm thành phố. Vincom lại mang sứ mệnh phục vụ cho cư dân sinh sống tại các huyện, thị xã, thị trấn, nới có thị trường bán lẻ đang phát triển.

Thương hiệu Vincom đã lọt Top 3 thương hiệu mạnh nhất Việt Nam năm 2017 do Brand Finance bình chọn và thuộc Top 50 thương hiệu có giá trị thương hiệu lớn nhất Việt Nam.

 

Mạnh Tiến
Ý kiến bạn đọc
Top