Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ tư, ngày 22 tháng 5 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 1 tháng 11 năm 2020 | 12:27

Nghệ An: Người dân khắc phục hậu quả sau lũ

Lũ trên các sông ở Nghệ An đã xuống nhưng đối với những vùng hạ du của thủy điện Bản Vẽ như huyệnThanh Chương, nhiều xã vẫn còn ngập sâu, bị cô lập hoàn toàn. Chính quyền địa phương cùng người dân đang khắc phục những hậu quả sau lũ.

Hơn 500 hộ dân với hàng ngàn nhân khẩu đang cần các nhu yếu phẩm cần thiết, thiếu nước sạch.

Chiều 31/10 đến sáng ngày 1/11 nước lũ đã rút tại những xã bị ngập nặng của huyện Thanh Chương (Nghệ An), lực lượng chức năng cùng chính quyền các địa phương, người dân đang tập trung khắc phục hậu quả thiên tai.

Xã Thanh Đức nằm bên bờ sông Giăng bị ngập nặng nhất, có xóm bị ngập hơn 3m. Đến sáng 1/11, tranh thủ lúc nước rút, người dân địa phương tập trung vệ sinh nhà cửa, thu dọn đồ đạc, tài sản bị hư hại để sớm ổn định cuộc sống.

Tại xã Võ Liệt (huyện Thanh Chương), những hộ bị ngập đã nhờ người thân, anh em họ hàng phân công nhau lau chùi lại đồ đạc, bàn ghế, đẩy bùn non ra khỏi nhà, khỏi san; sau đó dùng vòi nước gắn với máy bơm dã chiến cỡ lớn để xịt rửa khuôn viên bị bùn bám vào.

Nguyện vọng của người dân hiện nay là được chính quyền các cấp, các ngành chức năng đề ra chính sách hỗ trợ cho vay vốn, hỗ trợ vật nuôi, tạo nguồn sinh kế để người dân vượt qua hoạn nạn.

Ông Bùi Xuân Lĩnh – Chủ tịch UBND xã Võ Liệt thông tin: “hiện chính quyền địa phương đang giúp người dân khắc phục sau lũ tại các hộ gia đình và các điểm trường. Mấy chục hecta hoa màu đều mất trắng, lợn gà, cá vụ 3 theo dòng lũ xuống sông biển cả”.

Ông Lê Đình Thanh, Phó Chủ tịch UBND huyện Thanh Chương, cho biết, trong hai ngày 30 - 31/10 huyện có hơn 1.800 nhà dân bị ngập nước.

Hiện, ở các xã nước đã lũ đã rút, huyện chỉ đạo chính quyền các địa phương tập trung giúp dân khắc phục hậu quả thiên tai. Trên địa bàn huyện có 7 xã vùng trũng (trong tổng số số 37 xã, thị trấn) nước chưa rút hết, đó là các xã Thanh Xuân, Thanh Lâm, Thanh Mai, Thanh Tùng... bởi đây là các địa phương vùng trũng, nước lũ rút chậm.

UBND huyệnThanh Chương đã chỉ đạo chính quyền các xã rà soát danh sách các hộ gặp khó khăn để hỗ trợ các nhu yếu phẩm, nước ngọt; có phương án đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân tại các vùng nguy hiểm; tổ chức phân công lực lượng trực ứng cứu khi có các trường hợp bất thường xảy ra.

Một số hình ảnh PV ghi lại được tại huyện Thanh Chương:

 

img_20201101_122145.jpg

img_20201101_122148.jpg

img_20201101_122154.jpg

img_20201101_122157.jpg

Sau khi nước rút, chính quyền địa phương xã Võ Liệt (huyện Thanh Chương, Nghệ An) cùng với người dân dọn dẹp, vệ sinh tại các nhà dân, các điểm trường bị ngập trước đó.

 img_20201101_122540.jpg

img_20201101_122541.jpg

img_20201101_122542.jpg

img_20201101_122544.jpg

Chính quyền địa phương Thị trấn Thanh Chương (Nghệ An), các ban ngành giúp dân dọn dẹp nhà cửa, vệ sinh môi trường.

 

 

Lưu Khuyên
Ý kiến bạn đọc
  • Nhà vườn Bát Trang vào vụ thu hoạch vải

    Nhà vườn Bát Trang vào vụ thu hoạch vải

    Những ngày này, vải chín sớm của xã Bát Trang, huyện An Lão, TP. Hải Phòng đang vào vụ thu hoạch rộ, người trồng vải thu hoạch đến đâu được thương lái thu mua hết đến đó.

  • Hãy là một phần của Kế hoạch đa dạng sinh học

    Hãy là một phần của Kế hoạch đa dạng sinh học

    Ngày quốc tế đa dạng sinh học năm nay được Liên Hợp quốc phát động với chủ đề “Hãy là một phần của Kế hoạch đa dạng sinh học”, hướng tới xây dựng một tương lai “Sống hài hòa với thiên nhiên” vào năm 2050. Quảng Nam cam kết “là một phần của Kế hoạch đa dạng sinh học”.

  • Phú Yên: Chủ tịch xã giải thích nguyên nhân tôm hùm, cá biển chết hàng loạt

    Phú Yên: Chủ tịch xã giải thích nguyên nhân tôm hùm, cá biển chết hàng loạt

    Theo ông Lâm Duy Dũng, Phó Chủ tịch UBND TX. Sông Cầu (Phú Yên), tính đến 13 giờ chiều 20/5, hơn 90 tấn tôm hùm, cá biển của người dân trên địa bàn xã chết đột ngột vì nắng nóng kéo dài kết hợp với mưa dông.

Top