Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ ba, ngày 4 tháng 6 năm 2024  
Thứ năm, ngày 28 tháng 10 năm 2021 | 11:7

Nghệ An thẩm định công nhận thêm 2 làng nghề truyền thống

Hội đồng Thẩm định công nhận làng nghề truyền thống tỉnh Nghệ An vừa thẩm định công nhận hai làng nghề truyền thống ở huyện Con Cuông.

Ngày 27/10, Hội đồng Thẩm định công nhận làng nghề truyền thống của tỉnh Nghệ An đã thẩm định hai làng nghề truyền thống ở huyện Con Cuông. Đó là Làng nghề rượu cần tại bản Chòm Muộng, xã Mậu Đức và Làng nghề rượu men lá ở bản Xiềng, xã Đôn Phục.

 

Làng nghề rượu cần tại bản Chòm Muộng, xã Mậu Đức (Con Cuông) có từ lâu đời
Làng nghề rượu cần tại bản Chòm Muộng, xã Mậu Đức (Con Cuông) có từ lâu đời

 

Làng nghề rượu cần tại bản Chòm Muộng, xã Mậu Đức là làng nghề có từ lâu đời gắn bó mật thiết trong cuộc sống hàng ngày của đồng bào Thái. Trước đây, bà con Mậu Đức làm rượu cần để phục vụ cho gia đình mình trong các dịp lễ, tết, mừng nhà mới, mừng đám cưới…, nhưng nay đã trở thành sản phẩm hàng hóa để bán ra thị trường. Đến nay, đã có 102 hộ làm nghề, với công suất bình quân khoảng 200-230 lít rượu trên ngày, mỗi tháng bình quân từ 5-6 nghìn lít, có doanh thu từ 1,9-2 tỷ đồng, thu nhập bình quân đạt từ 16-17 triệu đồng/lao động/năm.

 

Phụ nữ bản Chòm Muộng làm rượu cần
Phụ nữ bản Chòm Muộng làm rượu cần

 

Hiện nay, người dân đồng bào Thái ở bản Kẻ Mẻ, Kẻ Trằng, Chòm Muộng, xã Mậu Đức thành lập các tổ làm rượu cần, họ được coi là những người truyền bí quyết làm rượu. Trong mỗi nhà ít nhất có 5-6 chum rượu cần và nhất thiết phải là chum sành. Khi khách đến mua, sẽ chuyển rượu từ chum cũ sang chum mới cho khách mang về. Bà con lại làm tiếp mẻ mới từ những chiếc chum có tuổi đời từ hàng chục năm.

Còn Làng nghề rượu men lá ở bản Xiềng, xã Đôn Phục cũng đã có từ lâu, tuy có những thăng trầm, nhưng được nhân dân nơi đây truyền từ bao thế hệ, những năm gần đây nghề làm rượu men lá đang có chiều hướng phát triển mạnh, đến nay đã có 41 hộ gia đình với 48 lao động tham gia. Làng có 3 tổ nấu rượu tập trung tại 3 hộ gia đình, luôn có từ 30-40 lao động.

 

Làng nghề rượu men lá ở bản Xiềng, xã Đôn Phục
Làng nghề rượu men lá ở bản Xiềng, xã Đôn Phục

 

Với công suất bình quân khoảng 200-300 lít rượu trên ngày; mỗi tháng bình quân từ 6-7 nghìn lít. Hình thức sản xuất thủ công truyền thống, men lá được ủ lên từ 12 thảo dược tự nhiên, công cụ đơn giản, dễ sử dụng và không gây ô nhiễm môi trường.

Thu nhập bình quân của hộ làng nghề là hơn 28 triệu đồng/năm, thu nhập bình quân mỗi lao động là 18 triệu đồng/người/năm. Thị trường tiêu thụ chủ yếu trong huyện, tỉnh và một số tỉnh khác trong nước.

Sau khi đi kiểm tra thực tế sản xuất của 2 làng nghề nói trên, các thành viên Hội đồng thẩm định đã nhất trí Làng nghề Rượu men lá ở bản Xiềng, xã Đôn Phục và Làng nghề rượu cần ở bản Chòm Muộng, xã Mậu Đức cơ bản đáp ứng đủ các tiêu chí để Hội đồng thẩm định cấp bằng công nhận làng nghề. 

Tuy nhiên, các thành viên Hội đồng cũng đề nghị chính quyền huyện Con Cuông, xã Đôn Phục và xã Mậu Đức nên chú trọng xây dựng nhãn hiệu hàng hóa cụ thể; các hộ gia đình làng nghề cần quan tâm xây dựng quy chế chặt chẽ cho người dân khi tham gia làng nghề; tận dụng nguồn nguyên liệu ở địa phương, chú trọng vấn đề xử lý môi trường, cải tiến mẫu mã… để nâng cao giá trị, hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập cho người dân, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

 

 

Ngọc Lan
Ý kiến bạn đọc
  • Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Theo vòng quay của thời gian, lại một tháng Tư nữa lại về! Tháng Tư về, nhiều khoảnh khắc thiên nhiên tươi đẹp đọng lại trong mỗi người khi mùa Xuân sắp qua đi, nhường chỗ cho mùa Hè tràn ngập ánh vàng lấp lánh của nắng, sắc trắng mong manh của hoa loa kèn có mặt ở mọi nẻo đường, nhiều góc phố Thủ đô yêu dấu.

  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

Top