Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ tư, ngày 22 tháng 5 năm 2024  
Thứ ba, ngày 27 tháng 2 năm 2018 | 12:10

Nghị lực của một lương y khuyết tật

Về đến thị trấn Đồng Văn (Duy Tiên, Hà Nam) hỏi người dân nơi đây không ai là không biết đến Lương y Trần Quang Dũng không chỉ nổi tiếng với tay nghề giỏi mà còn được biết đến là một lương y khuyết tật nhưng bằng ý chí, nghị lực đã vượt lên số phận.

Về đến thị trấn Đồng Văn hỏi người dân nơi đây không ai là không biết đến Lương y Trần Quang Dũng không chỉ nổi tiếng với tay nghề giỏi mà còn được biết đến là một lương y khuyết tật nhưng bằng ý chí, nghị lực đã vượt lên số phận, tích cực giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn cùng cảnh ngộ.
 
Lương Y Trần Quang Dũng phát biểu tại hội nghị
Lương Y Trần Quang Dũng phát biểu tại hội nghị

 

Năm 1982, khi mới chào đời anh Dũng cũng bụ bẫm, khoẻ mạnh như bao đứa trẻ khác nhưng lên 2 tuổi, anh Dũng gặp một trận ốm nặng khiến đôi chân tê mỏi và teo dần. Mặc dù ông nội của anh Dũng cũng là lương y nổi tiếng dù đã tìm mọi thứ thuốc tốt nhất để điều trị nhưng bệnh tình của anh vẫn không thuyên giảm. Suốt thời thơ ấu là những tháng ngày anh được cha mẹ lặn lội đưa đi khắp các bệnh viện lớn để chữa trị. Nhưng bao nhiêu cố gắng, nỗ lực của gia đình cũng không thành khi mà đôi chân của anh Dũng vẫn không có dấu hiệu chuyển biến.
 
Trao đổi với phóng viên, anh Dũng tâm sự, tuổi thơ của anh chỉ gắn liền với ngôi nhà, nhìn đám bạn cùng trang lứa vui đùa cắp sách đến trường mà anh cảm thấy buồn đến ứa nước mắt. Sau khi được nghe kể về tấm gương của thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký, anh Dũng quyết tâm xin bố mẹ cho đi học. Nhưng số phận như vẫn cố thử thách anh, vừa đi học được một tuần, đôi chân lên cơn đau dữ dội, ước mơ đến trường của anh cũng bị dập tắt.
 
Lương Y Trần Quang Dũng bắt mạch cho người bệnh
Lương Y Trần Quang Dũng bắt mạch cho người bệnh

 

Không muốn phụ thuộc vào gia đình, 16 tuổi, anh quyết tâm theo học nghề Đông y gia truyền của ông nội với mong muốn sau này trở thành một lương y giỏi vừa chữa bệnh cứu người, vừa giúp anh mưu sinh. Đến năm 2002, Trung ương Hội Đông y Việt Nam mở khóa đào tạo nghề ở TP Phủ Lý, anh Dũng đã đăng ký tham gia học và là học viên khuyết tật duy nhất của lớp.
 
Sau một thời gian kiên trì học tập, cùng sự trợ giúp của gia đình anh Dũng quyết định mở một phòng khám Đông y. Lúc mới đi vào hoạt động phòng khám không có người đến, bởi họ e ngại vì thấy một thầy thuốc còn trẻ, lại tật nguyền. Nhưng dần dần anh Dũng cũng chinh phục được mọi người không chỉ tay nghề giỏi, mà còn ở sự nhiệt tình giúp đỡ người nghèo, người đồng cảnh ngộ. Chẳng mấy chốc, anh trở thành lương y có tiếng trong vùng.
 
Lương Y Trần Quang Dũng tâm niệm: “Bản thân mình sinh ra đã không được may mắn, cả đời gắn với đôi chân tật nguyền nên mình hiểu các bệnh nhân hơn bao giờ hết. Mọi việc làm đều hướng tới giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn, nhất là những người giống tôi. Riêng với nghề bốc thuốc càng quý trọng hơn bởi chữa bệnh, cứu người là mang lại hạnh phúc cho người khác và cho chính mình”.
 
Bản thân mình là người khuyết tật, nên chính anh Dũng hiểu những vất vả, thua thiệt của người khuyết tật. Xuất phát từ đó năm 2005, anh Dũng đã mạnh dạn xây dựng đề án thành lập Hội Người khuyết tật, một trong những Hội Người khuyết tật cấp tỉnh đầu tiên trong cả nước. Sau nhiều nỗ lực, ngày 19/8/2006, Đại hội Hội Người khuyết tật tỉnh Hà Nam lần thứ nhất được tổ chức và Lương y Trần Quang Dũng được bầu làm Chủ tịch Hội.
 
Lương Y Trần Quang Dũng trao quà cho các hoàn cảnh khó khăn
Lương Y Trần Quang Dũng trao quà cho các hoàn cảnh khó khăn

 

Đến nay, toàn bộ 6 huyện, thành phố của tỉnh Hà Nam đã thành lập được Hội Người khuyết tật và phát triển được 5 Hội Người khuyết tật cấp xã, phường, thị trấn với số người đăng ký tham gia sinh hoạt lên đến trên 1.000 người.
 
Riêng cá nhân Lương y Trần Quang Dũng với tư cách là Chủ tịch Hội khuyết Tật tỉnh Hà Nam đã tham gia trực tiếp  các hoạt động phổ biến Công ước Quốc tế về Quyền của Người khuyết tật và các chính sách liên quan đến Người khuyết tật ở khắp mọi nơi trên cả nước do Chính phủ Đan Mạch tài trợ trong giai đoạn từ 2017-2020. Trên tinh thần định hướng hiện thực hóa Quyền của Người khuyết tật là điều kiện cần thiết nhằm thúc đẩy sự bình đẳng và hòa nhập đầy đủ đối với Người khuyết tật trong sự phát triển của xã hội.
 
Có lẽ với anh Dũng, hạnh phúc lớn nhất của anh bây giờ chính là gia đình mình. Vượt qua vô vàn khó khăn, thử thách anh Dũng nên duyên vợ chồng với chị Lê Thị Mai Duyên một trong những người phụ nữ đẹp người, đẹp nết. Giờ đây, anh chị đã có 3 người con, một trai và hai gái. Đó chính là tài sản vô giá của anh.
 
Cuộc sống luôn công bằng, không cho không ai và cũng không vô tình lấy đi của ai bất cứ điều gì mà không có sự bù đắp, trả giá. Đừng cảm thấy mình mất tất cả hay có tất cả mà không suy nghĩ cho những người xung quanh. Sẽ đến một lúc nào đó, bạn phải bật khóc, nhưng không vì một lý do nào cả. Đó là lúc bạn nhận ra mình đã đánh mất quá nhiều thứ và không bao giờ lấy lại được chúng nữa.”
 
 
 
 
Hà Nam
Ý kiến bạn đọc
  • Tháng 5, hương sen thơm ngát trên quê Bác

    Tháng 5, hương sen thơm ngát trên quê Bác

    Cứ đến dịp tháng 5 về, những đầm sen trên quê hương Chủ tịch Hồ Chí Minh lại đua nhau nở hoa, tỏa hương thơm ngát.

  • Bế mạc Lễ hội Làng Sen năm 2024

    Bế mạc Lễ hội Làng Sen năm 2024

    Tối 19/5, tại sân vận động Làng Sen (xã Kim Liên, huyện Nam Đàn), tỉnh Nghệ An phối hợp với TP. Hồ Chí Minh tổ chức Chương trình nghệ thuật đặc biệt bế mạc Lễ hội Làng Sen năm 2024 với chủ đề “Từ Làng Sen đến thành phố Hồ Chí Minh” kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.

  • Quảng Nam giới thiệu Nhà bảo tàng đa dạng sinh học

    Quảng Nam giới thiệu Nhà bảo tàng đa dạng sinh học

    Bảo tàng đa dạng sinh học tỉnh Quảng Nam – nơi trình diễn, quảng bá các giá trị tài nguyên đa dạng sinh học, sự phong phú của các loài động, thực vật quý hiếm, đặc hữu, đặc trưng mà thiên nhiên ban tặng; đồng thời góp phần thúc đẩy lối sống có trách nhiệm với thiên nhiên, phục hồi đa dạng sinh học.

Top