“Dù nguyên nhân là gì thì chúng tôi cũng muốn biết”. Đó là nguyện vọng của các ngư dân sau sự cố cá chết ở Hà Tĩnh được Phóng viên Báo Kinh tế nông thôn ghi lại.
Sự cố môi trường ở miền Trung làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế, môi trường, an ninh, chính trị, trật tự an toàn - xã hội và đời sống của người dân, nhất là người dân các huyện ven biển Hà Tĩnh. Thiệt hại ngành khai thác, nuôi trồng thủy hải sản là rất lớn; các hoạt động kinh doanh dịch vụ hậu cần nghề cá bị đình trệ; muối của diêm dân khó tiêu thụ; sản xuất, kinh doanh của một số doanh nghiệp trong lĩnh vực thuỷ, hải sản, du lịch, thương mại, đặc biệt là du lịch biển bị ảnh hưởng nặng nề; việc làm, thu nhập và đời sống của nhân dân vùng ven biển gặp rất nhiều khó khăn.
Phóng viên Báo Kinh tế nông thôn đã có mặt ở những vùng biển cá chết ở Hà Tĩnh, lắng nghe ngư dân ngậm ngùi nói trong nước mắt “xin hãy cứu ngư dân, trả lại kế sinh nhai, dù nguyên nhân là gì thì chúng tôi cũng muốn biết….”
Thuyền không rời bến
Sống chủ yếu bằng nghề biển, sau khi xảy ra hiện tượng cá chết, cảng cá Thạch Kim - nơi hoạt động buôn bán cá ở Lộc Hà vẫn yên ả lạ thường, hải sản không bán được, cảng cá, bến cá đóng cửa, người ngồi nhìn nhau chỉ biết ngóng trông. Chị Nguyễn Thị Hiền, thôn Long Hải (Thạch Kim), chia sẻ: Nhà 5 người, chủ yếu sống bằng nghề biển, không đi biển đồng nghĩa với việc không có đồng vào, hàng ngày vợ chồng con cái ở nhà nhìn nhau rồi lại ngóng biển lòng như xát muối. Nhà nước, tỉnh, huyện quan tâm hỗ trợ chúng tôi rất cảm ơn nhưng cũng không thể sống nhờ cân gạo, đồng tiền trợ cấp mãi được chỉ mong sớm tìm ra nguyên nhân và hướng khắc phục để cứu lấy ngư dân, trả lại kế sinh nhai để chúng tôi không chết đói, lo cho con cái học hành.
Hàng ngày ngư dân chỉ biết ngóng trông
Vừa trở về sau chuyến đi biển, anh Trần Đình Bình, thôn Long Hải, buồn bã lên tiếng: “Rồi không biết sống bằng chi đây, mấy tháng nay, đàn ông phụ nữ xóm tui ăn rồi nhìn nhau, sốt ruột thì mang thuyền ra biển nhưng cá bắt về cũng không ai mua, ai ăn, chuyến này đi thì không có chi cả, không đủ tiền dầu. Rồi anh thở dài: Biết làm gì khi cuộc sống chỉ nhờ vào biển, ngày thuyền ra khơi ít cũng được mấy chục mua gạo, dù là nguyên nhân là gì chúng tôi cũng muốn biết để còn lo tìm đường kiếm kế sinh nhai, chứ tình hình ri rồi cũng chết đói, con cái không có tiền đi học.
Bến cá, cảng cá đìu hiu
Chị Nguyễn Thị Lan Bích, Chủ cơ sở Đông Lạnh Lan Bích, xóm Xuân Phương, phân trần: Nhà nước hỗ trợ thêm cho phần nào cũng quý nhưng quan trọng nhất là sau này làm sao trả lại biển sạch để sinh sống, cá vẫn nằm trong kho hàng tháng vẫn phải trả lãi vay ngân hàng, công nhân thất nghiệp, sau vụ cá chết thiệt hại là không đo đếm được.Tiền bạc hỗ trợ ăn mấy cũng hết chỉ mong nhà nước sớm tìm ra hướng khắc phục.Tôi nghe người ta nói cuối tháng 6 này cấp trên sẽ công bố nguyên nhân cá chết mấy ngày nay, chúng tôi theo dõi báo, đài, tivi chúng tôi chờ đợi ngày đó lắm.Dù ai sai cũng phải chịu trách nhiệm trước những tổn thất mà ngư dân, những người làm dịch vụ biển đang phải chịu.
Theo các ngư dân thì đây là khoảng thời gian dễ kiếm ăn nhất trong năm, có ngày thuyền về cũng thu nhập bạc triệu, thiệt hại sau khi cá chết là không gì bù đắp được. Bây giờ thì sự cố cũng đã xảy ra rồi dù là nguyên nhân là gì thì chúng tôi mong các cơ quan sẽ sớm công bố nguyên nhân và tìm hướng khắc phục, trả lại môi trường biển để làm ăn, ổn định cuộc sống.
Người già, trẻ nhỏ mong đợi thông tin
Tin từ Theo tin từ Bộ Thông tin và Truyền thông, chiều 30/6, tại cuộc họp báo, Văn phòng Chính phủ cùng với các bộ ngành sẽ công bố rõ nguyên nhân, thủ phạm gây ra hiện tượng cá chết. Được biết, một trong những nội dung quan trọng, Chính phủ cũng sẽ chỉ rõ tại sao lại chậm trễ công bố thông tin cũng như các bước xử lý, khắc phục và thông tin về môi trường biển hiện nay tại miền Trung.
Trà Giang
Từ đầu năm 2024 đến nay, các cấp Hội Nông dân trên địa bàn TP.Hội An (Quảng Nam) đã phối hợp với chính quyền địa phương và các đoàn thể chính trị- xã hội thực hiện tốt chương trình an sinh xã hội, chăm lo cho hội viên nông dân có hoàn cảnh khó khăn nhân dịp Tết Nguyên đán, ngày thành lập Hội 14/10 vừa qua và các đợt sơ kết, tổng kết công tác, phong trào của Hội.
Đây là thể loại phim hài được lấy ý tưởng từ nhiều vùng quê khi làng lên phố, họ cố gắng cống hiến, thể hiện bản thân nhưng cuối cùng 3 nhân vật chính: Trung - Trường - Trang đều khởi nghiệp thất bại. Và cuối cùng họ nhận ra được bài học từ chính cha mẹ mình, đó là không cần đi đâu xa làm giàu mà hãy làm giàu trên chính mảnh đất quê hương mình bằng chính tài năng và trí tuệ của mình.