Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 1 tháng 11 năm 2024  
Thứ tư, ngày 17 tháng 7 năm 2013 | 4:36

Người thân 18 thủy thủ mắc kẹt tại Trung Quốc kêu cứu

KTNT- Sáng nay (17/7/2013), người thân của 18 thuyền viên hiện đang mắc kẹt trên tàu Hoa Sen và Sea Eagle tại Trung Quốc đã có mặt tại trụ sở của Công ty TNHH MTV vận tải Viễn dương Vinashin (Vinashinlines) để yêu cầu phía Công ty có biện pháp đưa các thủy thủ về nước.Bức "tâm tư" có đầy đủ chữ  ký của 18 gia đình thuyền viên bị mắc kẹt tại Trung Quốc gồm 9 người trên tàu Hoa Sen và 9 người khác trên tàu Sea Eagle thể hiện sự lo lắng, tuyệt vọng trước sự việc đã kéo dài nhiều tháng qua chưa được giải quyết dứt điểm đã được người dân khẩn thiết gửi đến nhiều cơ quan chức năng mong được cứu giúp.

 Người thân các thủy thủ mắc kẹt tại Trung Quốc kêu cứu các cơ quan chức năng.


Theo chị Chu Thị Kiên, người nhà của thuyền viên Chu Trọng Cường, cho biết: “Tính đến thời điểm hiện tại, em trai tôi đã gần 2 năm chưa được về nhà. Gia đình đã 3 lần kêu cứu lên phía công ty nhưng chưa được giúp đỡ. Ngày hôm qua khi biết các gia đình sẽ tập hợp để lên phía công ty kiến nghị, các thuyền viên đang mắc kẹt thi nhau gọi điện về để mong chờ một kết quả tốt đẹp”.

Cũng theo chị Kiên, qua cuộc điện thoại liên lạc về với gia đình, thủy thủ Chu Trọng Cường cho biết, hiện tại anh đang bị mắc kẹt trên tàu Hoa Sen cùng 9 thuyền viên khác. Điện trên tàu đã mất, thức ăn khan hiếm nên cuộc sống hết sức chật vật. Nhiều thuyền viên đang bị mắc bệnh ngoài da, ngứa, dị ứng nhưng không có thuốc chữa.

Cùng trong cảnh tương tự, ông Nguyễn Xuân Thái (SN 1948) người nhà của thuyền viên Nguyễn Thanh Hải cho biết: “Con trai tôi mỗi lần gọi về nhà đều cho biết điều kiện sống hết sức kham khổ, các thuyền viên hàng ngày không dám đi đâu. Nhiều người đã rơi vào tình trạng trầm cảm, tuyệt vọng sau những tháng ngày bị mắc kẹt”.


Chị Phan Thị Bích người nhà của thủy thủ Phan Văn Thuật (SN 1988)  chia sẻ: “Sáng nay em trai tôi có gọi điện về cho biết hiện các thủy thủ đang rất hoang mang, lo lắng vì điện, nước trên tàu đã bị cắt, tàu bị trôi rất nguy hiểm. Đặc biệt, thẻ Visa và các giấy tờ đã bị giữ nên không thể đi đâu được. Các thuyền viên xin được về nước nhưng phía công ty không đồng ý”.

Liên quan đến việc người thân của 18 thuyền viên kêu cứu, yêu cầu phía công ty TNHH MTV Viễn Dương Vinashin đưa thủy thủ mắc kẹt về nước, ông Nguyễn Văn Thoa, Giám đốc trung tâm thuyền viên cho biết, phía công ty đã cố gắng xin Chính phủ, bán lỗ thuyền để trả lương cho thuyền viên trước, còn các khoản khác thì trả sau. Mỗi lần sang Trung Quốc hơn 2.000 USD/người, chưa tính các khoản chi phí khác

Hiện tại, biết hoàn cảnh khó khăn của gia đình nhưng công ty không có tiền để trả. Lương là hỗ trợ của Chính phủ. “Đây là hệ quả để lại. Chúng tôi đến sau tiếp quản lại và cũng đang bế tắc. Nếu muốn thuyền viên về ngay thì phải đợi gói hỗ trợ khác của Chính phủ”, ông Thoa khẳng định.

Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc./.

Thành Vinh

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Nhức nhối tình trạng mất trộm mãng cầu

    Nhức nhối tình trạng mất trộm mãng cầu

    Để có được một mùa mãng cầu bội thu, nhà nông phải tiêu tốn không ít thời gian, công sức, vốn đầu tư. Tuy nhiên, những năm gần đây, ở Tây Ninh xuất hiện tình trạng hái trộm trái mãng cầu với quy mô ngày càng lớn, khiến nhiều nhà vườn rất bức xúc nhưng chưa có cách ngăn chặn hiệu quả.

  • Quảng Ninh: Đấu tranh quyết liệt với nạn buôn lậu gia súc, gia cầm

    Quảng Ninh: Đấu tranh quyết liệt với nạn buôn lậu gia súc, gia cầm

    Các lực lượng chức năng tỉnh Quảng Ninh đang triển khai nhiều biện pháp đấu tranh ngăn chặn buôn lậu, vận chuyển trái phép động vật và các sản phẩm từ động vật qua đường mòn, lối mở, cửa khẩu biên giới, không để hình thành “điểm nóng”.

  • Làm gì để hạn chế tình trạng nông sản bản địa bị giả mạo?

    Làm gì để hạn chế tình trạng nông sản bản địa bị giả mạo?

    Nông sản Đà Lạt đang bị giả mạo xuất xứ nhằm thu lợi bất chính đang là thực trạng nhức nhối. Mặc dù, các cơ quan chức năng đã tích cực phối hợp bảo vệ, nhưng trong mười năm qua vẫn tái diễn xâm phạm thương hiệu nông sản Đà Lạt, gian lận và lừa gạt người tiêu dùng bằng các hành vi, thủ đoạn tinh vi hơn của những cơ sở kinh doanh từ quy mô vừa, nhỏ đến quy mô lớn trên địa bàn.

  • Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.

  • Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Ông Lê Đức Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký văn bản chấn chỉnh thực hiện dự án nạo vét lòng hồ Khe Trầu (phường Trúc Lâm, TX Nghi Sơn), sau phản ánh của Tạp chí Kinh tế nông thôn.

  • Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Liên quan đến trang trại tổng hợp gây ô nhiễm môi trường ở xã Thăng Bình, UBND huyện Nông Cống (Thanh Hoá) yêu cầu chủ trang trại dừng nuôi lợn, hoàn thiện hồ sơ cấp phép môi trường và hoàn thiện các hạng mục, công trình xây dựng phục vụ hoạt động sản xuất theo đúng quy định.

Top