Cá chết do Nhà máy tinh bột sắn Ea Kar xả thải gây ô nhiễm nguồn nước?
Sáng 2/3, khu vực sông phía dưới Nhà máy chế biến tinh bột sắn Ea Kar (huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk) xuất hiện tình trạng cá chết nổi lềnh bềnh trên mặt nước bất thường và bị bủa vây bởi mùi hôi thối nồng nặc, nguồn nước thì đen ngòm.
Theo phản ánh của người dân, tình trạng này bắt đầu xuất hiện vào ngày 1/3 và có khả năng sẽ kéo dài “bởi mùa chế biến tinh bột sắn đã vào mùa”, ông P.H.T sống ở gần khu vực Nhà máy chế biến tinh bột sắn Ea Kar cho biết.
Theo ông T, năm nào cũng vậy, cứ đến mùa làm bột sắn thì nguồn nước ở khu vực này lại ô nhiễm, mùi hôi bốc lên không thể nào chịu nổi, nhất là những ngày trời nắng. Nhiều lần người dân phản ánh vấn đề với chính quyền địa phương nhưng chẳng thấy thay đổi gì. “Mọi năm thì nước chỉ đổi màu và bốc mùi, không hiểu sao năm nay có thêm tình trạng cá chết. Chắc nước sông ô nhiễm quá rồi, đến cá cũng không chịu nổi nữa”, ông T nói.
Nhận được phản ánh của người dân, phóng viên đã đến tận nơi để ghi nhận sự việc. Tại đây, chúng tôi nhận thấy một đoạn sông, nước đổi màu sang đen ngòm, bốc mùi hôi thối nồng nặc. Không những thế, nhiều loại cá sông còn chết trương nổi lềnh bềnh trên mặt nước. Chỉ trong vài phút, người dân đã vớt lên được cả chục ký cá chết.
Theo ông T.V.H, một người dân địa phương, nguồn nước sông bị ô nhiễm, người dân trong vùng không dám dùng để tưới cà phê, hoa màu vì sợ cây chết. Thế nhưng, với một diện tích lớn hoa màu như hiện nay, nếu không tưới, chỉ trông chờ vào nước trời, không sớm thì muộn cây cũng héo khô. “Đằng nào dân cũng là người chịu thiệt”, ông H than.
Dư luận đang đặt câu hỏi phải chăng có lợi ích nhóm hay chính quyền địa phương làm lơ cho sự việc trên tiếp tục diễn ra trong nhiều năm qua. Nếu Cơ quan chức năng tỉnh Đắk Lắk, đặc biệt là Cảnh sát môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND huyện Ea Kar không xử lý nghiêm trong vụ này, vẫn cứ lòng vòng mập mờ đi kiểm tra rồi cho tiếp tục diễn ra, thử hỏi rằng chính quyền tỉnh Đắk Lắk sẽ lập kỷ cương như thế nào, quản lý môi trường của đất nước rồi sẽ đi về đâu?.
Báo Kinh tế nông thôn sẽ tiếp tục diễn biến vụ việc đến bạn đọc./.
Bên cạnh những tác hại khó lường về môi trường, sức khỏe, việc sử dụng vật tư nông nghiệp giả, kém chất lượng còn gây ảnh hưởng lớn đến nhu cầu xuất khẩu của các mặt hàng nông, lâm, thủy sản.
Cơ quan chức năng tỉnh Lạng Sơn vừa phát hiện và bắt giữ 5.200 con gia cầm giống không có giấy tờ về nguồn gốc xuất xứ và giấy phép kiểm dịch động vật, ước tính trị giá khoảng 46 triệu đồng.
Mới đây, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá Lê Đức Giang ký quyết định xử phạt hơn 400 triệu đồng đối với Công ty TNHH Thương mại Song Dương (gọi tắt Công ty Song Đương) do trang trại lợn của công ty này vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 159/2024/NĐ-CP ngày 18/12/2024 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 01/2019/NĐ-CP ngày 01/01/2019 của Chính phủ về Kiểm lâm và Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng.
Ngày 22/10/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 135/2024/NĐ-CP quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.
Ông Lê Đức Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký văn bản chấn chỉnh thực hiện dự án nạo vét lòng hồ Khe Trầu (phường Trúc Lâm, TX Nghi Sơn), sau phản ánh của Tạp chí Kinh tế nông thôn.
Liên quan đến trang trại tổng hợp gây ô nhiễm môi trường ở xã Thăng Bình, UBND huyện Nông Cống (Thanh Hoá) yêu cầu chủ trang trại dừng nuôi lợn, hoàn thiện hồ sơ cấp phép môi trường và hoàn thiện các hạng mục, công trình xây dựng phục vụ hoạt động sản xuất theo đúng quy định.