Nắng nóng kéo dài khiến cho cuộc sống người dân nhiều địa phương ở Hà Tĩnh bị đảo lộn, nhiều hộ dân phải đi xin nước, mua nước, thậm chí phải lấy nước ruộng, sông về dùng.
Giếng cạn trơ đáy
Chúng tôi có mặt tại xóm 11 (xã Hà Linh), một trong những địa phương có nhiều hộ dân “khát” nước sinh hoạt nhất của huyện Hương Khê.
Nhiều giếng nước ở các thôn 1,2,6,7,10, 11, 12 của xã Hà Linh, huyện Hương Khê trơ đáy hơn 2 tháng nay.
Bà Nguyễn Thị Tứ chia sẻ: “Hơn 2 tháng nay, gia đình phải sống trong cảnh không có nước sinh hoạt, hàng ngày nước uống phải đi mua, nước nấu ăn thì đi xin những hộ giếng chưa cạn, vợ chồng tôi già rồi thậm chí có những hôm không xin được nước giếng phải sử dụng nước ruộng”.
Ban đầu chúng tôi không tin nhưng khi mục sở thị hố nước đào ngay giữa ruộng mới thực sự thấm hết nỗi khổ của người dân vì đại hạn. Hố nước đục ngầu, nổi váng vàng như mỡ, được khoanh lại bằng mấy cây tre và một miếng ván. Ngay bên cạnh “nhà tắm” có một không hai cũng được dựng lên để bà Tứ và cô con gái út mới từ miền Nam về chăm bố bị ung thư tắm rửa, giặt giũ.
Chị Nguyễn Thị Xoan (xóm 12, xã Hà Linh) thở dài: “Gần một tháng nay, gia đình phải đi gần 1km mua nước uống, xin nước ăn của hàng xóm. Còn nước tắm giặt phải ra sông sử dụng tập thể, cũng vì thế mà chồng tôi bị mụn, ngứa nhiều chỗ”.
Không chỉ bà Tứ, chị Xoan mà tính đến thời điểm này, hơn 500/1.650 hộ dân trên địa bàn xã Hà Linh, giếng nước sinh hoạt đã trơ đáy. Thiếu nước sinh hoạt, việc sử dụng nước ruộng không đảm bảo vệ sinh, trước mắt chưa ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng về lâu dài chắc chắn sẽ gây ra không ít bệnh tật.
Phó bí thư Chi bộ xóm 12 Nguyễn Văn Nho thông tin, hơn chục hộ trong xóm sau khi nước giếng đào cạn kiệt đã bỏ ra cả chục triệu đồng thuê người về khoan nhiều khu vực trong vườn với chiều sâu 50 - 60m nhưng vẫn không tìm được nước. Một số khác đào sâu 80m có nước nhưng lại không thể sử dụng được do chất lượng nước không đảm bảo, đành phải lấp đất trở lại. Hiện, 20 hộ dân trong xóm 12 đang nhận sự chia sẻ ít nước còn lại của giếng hộ anh Nguyễn Văn Cường để sinh hoạt.
Cả huyện không có một nhà máy nước sạch
Huyện Kỳ Anh có 21 xã thì có đến 19 xã chưa có nguồn nước sạch, người dân phải sử dụng nước giếng khơi, giếng khoan để sinh hoạt hàng ngày.
Một tháng gia đình bà Kham tốn rất nhiều tiền để mua nước uống.
“Hơn 2 tháng nay, nắng nóng kéo dài khiến cho giếng nước cạn kiệt, đã vậy, nước còn bị nhiễm phèn khiến cuộc sống gia đình gặp rất nhiều khó khăn. Sử dụng nguồn nước không đảm bảo khiến tôi bị bệnh ngoài da, mẩn ngứa chữa mãi chưa khỏi. Mong muốn của người dân chúng tôi là có nhà máy nước trên địa bàn để đảm bảo nhu cầu sử dụng cho cuộc sống hàng ngày”, bà Lê Thị Kham (thôn Sơn Tây, xã Kỳ Thọ) kiến nghị.
Nguồn nước không đảm bảo khiến số người bị bệnh ngoài da ở Kỳ Thọ, Kỳ Anh rất nhiều.
Ông Lê Thanh Bình, Chủ tịch UBND xã Kỳ Thọ, cho hay: Xã có 6 thôn thì đều thiếu nước sinh hoạt, trong đó có 4 thôn nước bị nhiễm phèn nặng. Để giải bài toán khát nước sạch khi thời tiết nắng nóng kéo dài, người dân ở đây đã phải đi mua nước để uống, nước sinh hoạt thì vẫn phải đi xin hoặc dùng nước giếng khoan, nhiều gia đình đầu tư mua máy lọc nhưng không thể lọc nổi vì nước bị nhiễm phèn nặng và không phải gia đình nào cũng có điều kiện mua. Sử dụng nguồn nước không đảm bảo cũng khiến nhiều hộ dân trên địa bàn bị bệnh ngoài da, đường ruột.
Gần Nhà máy nước Vũng Áng nhưng đến nay vẫn còn 4/6 thôn ở xã Kỳ Tân thiếu nước sạch. Theo Phó chủ tịch xã Lê Đức Lành thì mặc dù gần nhà máy nước nhưng để đấu nối hệ thống đường ống về các trục chính của địa phương đòi hỏi nguồn lực lớn, trong khi điều kiện ở địa phương còn khó khăn nên biết vậy nhưng đề xuất đó vẫn chỉ nằm trên giấy.
Rõ ràng, nước sạch là nhu cầu thiết yếu của người dân, tuy vậy, cả huyện không có bất kỳ công trình nước sạch nào đang là nghịch lý. Đây cũng là điểm nghẽn cho lộ trình thực hiện tiêu chí nông thôn mới và đô thị loại V ở địa phương này.
Từ đầu năm 2024 đến nay, các cấp Hội Nông dân trên địa bàn TP.Hội An (Quảng Nam) đã phối hợp với chính quyền địa phương và các đoàn thể chính trị- xã hội thực hiện tốt chương trình an sinh xã hội, chăm lo cho hội viên nông dân có hoàn cảnh khó khăn nhân dịp Tết Nguyên đán, ngày thành lập Hội 14/10 vừa qua và các đợt sơ kết, tổng kết công tác, phong trào của Hội.
Đây là thể loại phim hài được lấy ý tưởng từ nhiều vùng quê khi làng lên phố, họ cố gắng cống hiến, thể hiện bản thân nhưng cuối cùng 3 nhân vật chính: Trung - Trường - Trang đều khởi nghiệp thất bại. Và cuối cùng họ nhận ra được bài học từ chính cha mẹ mình, đó là không cần đi đâu xa làm giàu mà hãy làm giàu trên chính mảnh đất quê hương mình bằng chính tài năng và trí tuệ của mình.