Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ hai, ngày 20 tháng 5 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 23 tháng 4 năm 2016 | 10:39

Nông dân Đà Lạt nhổ cà rốt cho... bò ăn

Nhiều nông hộ đã phải nhổ bỏ toàn bộ diện tích cà rốt cho bò ăn để chuyên sang trồng loại hoa màu khác.

Xã Xuân Thọ là địa phương có diện tích trồng cà rốt lớn nhất của TP. Đà Lạt với với khoảng 240ha, trong đó, gần 90ha hiện đang cho thu hoạch. Theo tập quán sản xuất ở đây, cà rốt xuống giống được khoảng 1 tháng thì nhà vườn bán non cho thương lái với giá dao động từ 15 – 18 triệu đồng/1.000m2. Sau khi bán, người trồng tiếp tục chăm sóc cho tới khi cà rốt đến thời kỳ thu hoạch thì thương lái đã đặt tiền mua trước đó cho người tới nhổ.

Ông Huỳnh Văn Trình, ngụ thôn Đa Quý, xã Xuân Thọ, cho biết gia đình ông có hơn 1ha cà rốt. Sau khi trồng được 1 tháng thì có thương lái đến mua khoán với giá 17 triệu đồng/sào. Do giá cà rốt xuống quá thấp, hiện chỉ 2.000 đồng/kg, thu hoạch không đủ tiền thuê nhận công nên người mua vẫn cố kéo dài thêm thời gian thu hoạch mong giá cà rốt nhích cao hơn.

Tuy nhiên, do quá già nên hơn nửa diện tích cà rốt này đã trổ bông, củ già, không thể sử dụng làm thực phẩm. Để vớt vát phần nào vốn liếng đã bỏ ra, những ngày gần đây thương lái buộc thuê nhân công để thu hoạch vườn cà rốt mua non của gia đình ông Huỳnh Văn Trình mong gỡ gạc phần nào.

Cà rốt để già ngoài đồng, ra hoa, củ không thể dùng làm thực phẩm. Ảnh: Thạch Thảo
Cà rốt để già ngoài đồng, ra hoa, củ không thể dùng làm thực phẩm. Ảnh: Thạch Thảo

Tương tự, tại thôn Xuân Thành, xã Xuân Thọ, nhiều hộ dân đã phải nhổ bỏ toàn bộ toàn bộ diện tích cà rốt vì củ đã quá già. Ông Lương Văn Linh, ngụ thôn Xuân Thành, cho biết: “Gia đình tôi trồng 4.500m2 cà rốt. Đến kỳ thu hoạch nhưng không có thương lái đến thu mua. Cà rốt nở hoa nên không thể bán cho ai được nữa buộc gia đình tôi phải nhổ bỏ hết, tổng số lượng lên đến 10 tấn”.

Em ruột ông Linh là ông Lương Văn Lan vụ Đông Xuân này cũng đầu từ 15 triệu đồng để trông 2.000m cà rốt. Nếu bán với giá mọi năm, gia đình anh sẽ thu về không dưới 30 triệu đồng. Tuy nhiên, năm nay ông Lan chờ mãi không có thương lái tới hỏi mua trong khi vườn cà rốt đã già, ông chủ động đi tìm thương lái nhưng không ai thua mua. Cà rốt đã già, trổ bông, để có đất trồng hoa màu khác, buộc gia đình ông Lan phải nhổ bỏ 2.000m2 cà rốt này với khoảng 6 tấn củ.

Trên đường dẫn vào thôn Xuân Thành, xã Xuân Thọ, TP. Đà Lạt, chúng tôi bắt gặp nhiều đống cà rốt bị đổ bỏ. Mấy tuần qua, người chăn nuôi bò sữa ở huyện Đơn Dương đã lái xe kéo tới xã Xuân Thọ để xin cà rốt già bị nhà vườn nhổ bỏ đem về làm thức ăn cho bò sữa. Theo người dân địa phương, đã có hàng chục tấn cà rốt già được chuyển về huyện Đơn Dương để cho bò sữa ăn.

Cà rốt bị nhổ bỏ vì quá già không thể bán làm thực phẩm. Ảnh: Thạch Thảo
Cà rốt bị nhổ bỏ vì quá già không thể bán làm thực phẩm. Ảnh: Thạch Thảo

Bà Nguyễn Thị Hương, một thương lái chuyên thu mua cà rốt non tại TP. Đà Lạt, buồn rầu cho biết đầu năm thấy giá nhiều loại nông sản lên cao, bà đã mạnh dạn bỏ ra hơn 300 triệu đồng để mua cà rốt non. Nay giá cà rốt xuống quá thấp trong khi loại nông sản này để quá lâu ngoài đồng sẽ ra hoa, củ già, không thể bán được nữa. Niên vụ này, thương lái Nguyễn Thị Hương xác định mất trắng số tiền trên.

Nhiều thương lái tại chợ Nông sản Đà Lạt cho biết nguyên nhân khiến giá cà rốt xuống thấp trong thời gian qua là do thời điểm này đang là mùa thu hoạch chính trong năm nên sản lượng cà rốt cao gấp nhiều lần so với các vụ khác. Hơn nữa, cà rốt Trung Quốc cũng đang có mặt trên thị trường với giá cả thấp. Lượng cà rốt tiêu thụ không kịp nên thương lái chưa thể thu hoạch được, kéo theo thực trạng nông dân trồng cà rốt phải nhổ bỏ để lấy đất sản xuất cho vụ khác.

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Tháng 5, hương sen thơm ngát trên quê Bác

    Tháng 5, hương sen thơm ngát trên quê Bác

    Cứ đến dịp tháng 5 về, những đầm sen trên quê hương Chủ tịch Hồ Chí Minh lại đua nhau nở hoa, tỏa hương thơm ngát.

  • Bế mạc Lễ hội Làng Sen năm 2024

    Bế mạc Lễ hội Làng Sen năm 2024

    Tối 19/5, tại sân vận động Làng Sen (xã Kim Liên, huyện Nam Đàn), tỉnh Nghệ An phối hợp với TP. Hồ Chí Minh tổ chức Chương trình nghệ thuật đặc biệt bế mạc Lễ hội Làng Sen năm 2024 với chủ đề “Từ Làng Sen đến thành phố Hồ Chí Minh” kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.

  • Quảng Nam giới thiệu Nhà bảo tàng đa dạng sinh học

    Quảng Nam giới thiệu Nhà bảo tàng đa dạng sinh học

    Bảo tàng đa dạng sinh học tỉnh Quảng Nam – nơi trình diễn, quảng bá các giá trị tài nguyên đa dạng sinh học, sự phong phú của các loài động, thực vật quý hiếm, đặc hữu, đặc trưng mà thiên nhiên ban tặng; đồng thời góp phần thúc đẩy lối sống có trách nhiệm với thiên nhiên, phục hồi đa dạng sinh học.

Top