Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 26 tháng 4 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 4 tháng 12 năm 2015 | 11:36

Ông Nguyễn Đức Chung làm Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội

Sáng 4/12, kỳ họp thứ 14 Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội khóa XIV, nhiệm kỳ 2011-2016, bắt đầu ngày làm việc thứ 4.

Ông Nguyễn Thế Thảo, Nguyên Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội, chúc mừng ông Nguyễn Đức Chung. (Ảnh: Nguyễn Văn Cảnh/Vietnam+)


Ông Nguyễn Đức Chung, Phó Bí thư Thành ủy, Giám đốc Công an thành phố Hà Nội đã được Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội bầu làm Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội với 87 phiếu tán thành/tổng số 89 đại biểu có mặt, đạt 94,56%.

Tiếp đó, 100% đại biểu đã biểu quyết thông qua Nghị Quyết bầu ông Nguyễn Đức Chung giữ chức danh Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội.

Trước đó, tại Đại hội lần thứ XVI Đảng bộ thành phố Hà Nội diễn ra vào tháng 11/2015, ông Nguyễn Đức Chung được Ban chấp hành Đảng bộ Hà Nội khóa XVI nhiệm kỳ 2015-2020 bầu giữ chức vụ Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội.

Ông Nguyễn Đức Chung sinh ngày 3/8/1967, quê quán xã Thăng Long, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương. Ông hiện là Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công an thành phố Hà Nội, Đại biểu Quốc hội khóa XIII, Ủy viên Ủy ban Tư pháp Quốc hội.

Ông Nguyễn Đức Chung có học vị tiến sỹ Luật, cử nhân Học viện Cảnh sát nhân dân chuyên ngành điều tra tội phạm, cử nhân Đại học Thương mại Hà Nội ngành quản trị kinh doanh, điều tra viên cao cấp.

Ông Nguyễn Đức Chung được bổ nhiệm làm Phó Giám đốc Công an thành phố Hà Nội vào tháng 9/2010, bổ nhiệm làm Giám đốc Công an thành phố Hà Nội vào tháng 9/2012 và được Thủ tướng Chính phủ thăng cấp hàm Thiếu tướng vào tháng 7/2013.

Ông cũng từng được phong danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang khi mới 37 tuổi (năm 2004) và Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất (năm 2007).

Chia sẻ về việc giới thiệu nhân sự vào chức danh Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội, ông Phạm Quang Nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Chỉ đạo Thành ủy Hà Nội, cho biết việc Thành ủy Hà Nội giới thiệu ông Nguyễn Đức Chung ứng cử làm Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội nằm trong quy hoạch nhân sự chủ chốt của thành phố và đã báo cáo với cơ quan có thẩm quyển phê duyệt quy hoạch.

Như vậy, việc đưa ra nhân sự ứng cử này tại kỳ họp Hội đồng Nhân dân lần này bầu là theo đúng quy trình, quy định.

Tại kỳ họp thứ 14 Hội đồng Nhân dân thành phố khóa XIV này, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc cho biết thực hiện quy định của Đảng và Nhà nước về độ tuổi công tác và nguyện vọng thôi giữ chức vụ Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố của ông Nguyễn Thế Thảo, Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội, nên Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội đã thực hiện đầy đủ các quy trình để miễn nhiệm chức danh Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội đối với ông Nguyễn Thế Thảo.

Ban Thường vụ Thành ủy đã họp, thống nhất, báo cáo đề nghị Bộ Chính trị, Ban Tổ chức Trung ương cho phép ông Nguyễn Thế Thảo thôi làm nhiệm vụ Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố nhiệm kỳ 2011-2016 và đã được Bộ Chính trị đồng ý tại văn bản số 12167-CV/VPTW ngày 23-11-2015.

Trước đó, Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội đã dành trọn 1 ngày để tiến hành phiên chất vấn trực tiếp tại hội trường đối với Ủy ban Nhân dân thành phố và các sở, ngành liên quan đến các nhóm vấn đề kinh tế, quản lý đất đai, đô thị, phòng cháy chữa cháy, văn hóa-xã hội./.

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Theo vòng quay của thời gian, lại một tháng Tư nữa lại về! Tháng Tư về, nhiều khoảnh khắc thiên nhiên tươi đẹp đọng lại trong mỗi người khi mùa Xuân sắp qua đi, nhường chỗ cho mùa Hè tràn ngập ánh vàng lấp lánh của nắng, sắc trắng mong manh của hoa loa kèn có mặt ở mọi nẻo đường, nhiều góc phố Thủ đô yêu dấu.

  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

Top