Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ ba, ngày 21 tháng 5 năm 2024  
Thứ ba, ngày 29 tháng 12 năm 2015 | 9:4

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nói về việc cử nhân, kỹ sư thất nghiệp

Chúng ta không sợ đào tạo quá nhiều mà chỉ sợ chất lượng kỹ sư chúng ta kém mà thôi.

“Chúng ta nói nhiều về việc thừa kỹ sư, cử nhân khi có 170.000 người thất nghiệp. Nhưng tôi có thể khẳng định, chúng ta không sợ đào tạo quá nhiều mà chỉ sợ chất lượng kỹ sư chúng ta kém mà thôi. Bởi vì phải có kỹ sư thì người ta mới vào đầu tư. Cách đây vài năm khi Intel vào tìm hiểu, kiểm tra, chỉ có 8% kỹ sư của mình đạt yêu cầu. Chính vì thế phải tăng cường chất lượng đào tạo" - Phó Thủ tướng nói tại phiên họp trực tuyến Chính phủ với các bộ ngành, địa phương tổ chức ngày 28/12.

Theo Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Chính phủ chuẩn bị ra Nghị quyết về năng suất lao động, trong đó có ba yếu tố cơ bản để tăng năng suất là đẩy mạnh tái cơ cấu, đổi mới công nghệ và đào tạo nhân lực. 

Liên quan đến năng suất lao động, theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, báo chí dẫn lời một số nhà nghiên cứu cho rằng đến năm 2069, năng suất lao động của Việt Nam mới bằng Thái Lan.  “Tôi cho rằng không nên nói như vậy, cho dù có thể không sai nhưng đó cũng chỉ là một cách tiếp cận. Năng suất có nhiều định nghĩa nhưng chung nhất là GDP chia cho số lao động. Nước mình đang phát triển, GDP trên đầu người thấp thì năng suất cũng thấp" Phó Thủ tướng nói. 

Để tăng năng suất lao động, theo Phó Thủ tướng, phụ thuộc nhiều yếu tố, nhưng về cơ bản là tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu, điều này là rất quan trọng.

Một số nhà khoa học nói kinh tế Việt Nam đã tăng trưởng theo chiều rộng đủ rồi, giờ phải theo chiều sâu là tăng trưởng xanh, là công nghệ cao. “Nhưng theo tôi đối với Việt Nam thì điều đó chưa phải là chính, phải nhìn nhận thẳng thắn với nhau như vậy," Phó Thủ tướng chia sẻ. 
Năng suất lao động của các nước trên thế giới cũng tính tương tự như Việt Nam. Nếu nông nghiệp tính là một thì công nghiệp là bốn lần, dịch vụ tính 3-4 lần tùy từng nước. Năm ngoái, ở Việt Nam tính năng suất nông nghiệp trung bình là 27 triệu đồng/người/năm; dịch vụ 93 triệu đồng/người/năm và công nghiệp là 121 triệu đồng/người/năm. Tuy nhiên, hiện nay chúng ta có 46% lao động nằm ở nông nghiệp trong khi các nước chỉ có từ 5-10%. Từ 46% giảm xuống 10% là rất khác, chênh lệch 36% lao động chuyển dịch là rất lớn chứ không phải nhỏ, nếu những người đó có việc làm thì năng suất sẽ lên, chưa cần công nghệ cao, tay nghề cao.

“Do vậy, Việt Nam cần có chiến lược lớn, cải thiện môi trường kinh doanh để thu hút doanh nghiệp đầu tư, cộng với đào tạo nhân lực và mở cửa thị trường ra bên ngoài theo các hiệp định mới là quan trọng” – Phó Thủ tướng nói. 

Về công nghệ, theo Phó Thủ tướng, để một nhà máy cũ đổi mới công nghệ thì có rất nhiều vấn đề về vốn, thuế…, do đó cần tập trung vào doanh nghiệp mới, có chính sách cụ thể đi thẳng vào công nghệ./.

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Tháng 5, hương sen thơm ngát trên quê Bác

    Tháng 5, hương sen thơm ngát trên quê Bác

    Cứ đến dịp tháng 5 về, những đầm sen trên quê hương Chủ tịch Hồ Chí Minh lại đua nhau nở hoa, tỏa hương thơm ngát.

  • Bế mạc Lễ hội Làng Sen năm 2024

    Bế mạc Lễ hội Làng Sen năm 2024

    Tối 19/5, tại sân vận động Làng Sen (xã Kim Liên, huyện Nam Đàn), tỉnh Nghệ An phối hợp với TP. Hồ Chí Minh tổ chức Chương trình nghệ thuật đặc biệt bế mạc Lễ hội Làng Sen năm 2024 với chủ đề “Từ Làng Sen đến thành phố Hồ Chí Minh” kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.

  • Quảng Nam giới thiệu Nhà bảo tàng đa dạng sinh học

    Quảng Nam giới thiệu Nhà bảo tàng đa dạng sinh học

    Bảo tàng đa dạng sinh học tỉnh Quảng Nam – nơi trình diễn, quảng bá các giá trị tài nguyên đa dạng sinh học, sự phong phú của các loài động, thực vật quý hiếm, đặc hữu, đặc trưng mà thiên nhiên ban tặng; đồng thời góp phần thúc đẩy lối sống có trách nhiệm với thiên nhiên, phục hồi đa dạng sinh học.

Top