Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 17 tháng 5 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 4 tháng 4 năm 2020 | 19:45

Phong Điền: Xã đầu tiên được hỗ trợ thiệt hại vì bệnh khảm lá sắn

Huyện Phong Điền đang rà soát lại diện tích sắn phải tiêu hủy vì bệnh khảm lá để hỗ trợ cho người dân. Phong Hòa là xã đầu tiên đã được nhận hỗ trợ về bệnh khảm lá sắn. Các xã khác đang tiếp tục tiêu hủy, thống kê số liệu gửi về UBND huyện để được hỗ trợ.

Theo thông tin của Cục Bảo vệ thực vật, bệnh khảm lá sắn do virus có tên khoa học là Sri Lanka Cassava Mosaic Virus (Begomovirus: Geminiviridae) gây ra, viết tắt SLCMV. Do chưa có thuốc đặc trị nên để tránh lây lan toàn bộ diện tích sắn bị bệnh khảm lá đều phải bị tiêu hủy.

Tại huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế, đến này có khoảng 940ha sắn bị bệnh khảm lá. Trong đó các xã Phong Hiền (hơn 200ha), Phong An, Phong Sơn là những địa phương bị thiệt hại nhiều nhất do bệnh khảm lá sắn.

 

Khoảng 940 ha sắn tại huyện Phong Điền bị bệnh khảm lá.
Khoảng 940ha sắn tại huyện Phong Điền bị bệnh khảm lá.

 

Được biết, nếu tính theo sản lượng và giá cả thị trường của những vụ gần nhất, khi tiêu hủy sắn bị bệnh khảm lá người nông dân thiệt hại khoảng 30 - 40 triệu đồng/ha. Căn cứ các quyết định pháp lý hiện hành và tùy theo mức độ thiệt hại huyện Phong Điền sẽ hỗ trợ người trồng sắn phải tiêu hủy vì bị bệnh khảm lá với các mức từ 1 – 2 triệu đồng/ha.

Xã Phong Hòa đã thực hiện tốt việc tiêu hủy sắn bị bệnh khảm lá cũng như hoàn tất danh sách, hồ sơ liên quan nên là địa phương đầu tiên của huyện Phong Điền được nhận hỗ trợ trong đợt này.

Chủ tịch UBND xã Phong Hòa Đoàn Văn Quốc cho biết, tính đến thời điểm hiện tại, địa phương có 66,2 ha sắn bị bệnh khảm lá. Trong đợt này, UBND huyện Phong Điền quyết định hỗ trợ cho hơn 62 ha sắn bị bệnh khảm lá đã tiêu hủy tương ứng số tiền là 102.300.000 đồng, cùng với đó, 371 hộ sẽ được nhận tiền hỗ trợ. Các hộ còn lại sẽ được hỗ trợ trong đợt tiếp theo.

Cơ bản diện tích trồng sắn sau khi tiêu hủy vì bệnh khảm lá đã được người dân trồng đậu, vừng… Tuy nhiên, có khoảng 10 ha phải bỏ trống vì những nơi này quá khô hạn, ông Quốc cho biết.

Cũng theo ông Quốc, số tiền này mang tính chất hỗ trợ cây giống và giúp bà con phần nào có thể tái sản xuất trở lại. Bởi lẽ, nếu mùa màng thuận lợi bà con có thể thu về được khoảng 30 - 40 triệu đồng/ha trồng sắn.

 

Do không có thuốc đặc trị nên diện tích sắn bị bệnh khảm lá phải tiêu hủy để tránh lây lan đến những diện tích sắn khác.
Do không có thuốc đặc trị nên diện tích sắn bị bệnh khảm lá phải tiêu hủy để tránh lây lan đến những diện tích sắn khác.

 

Phó Chủ tịch UBND huyện Phong Điền Nguyễn Văn Bình cho biết, đến thời điểm này diện tích sắn bị bệnh khảm lá trên địa bàn huyện đã tiêu hủy gần hết. Hiện, còn lại khoảng 50 ha nằm phân bố nhỏ lẻ tại nhiều địa điểm.

Diện tích sắn bị bệnh khảm lá chưa tiêu hủy nói trên đang được UBND huyện chỉ đạo các xã đôn đốc người dân xử lý kịp thời để tránh lây lan sang những vị trí trồng sắn khác, đồng thời là cơ sở tiến hành hoàn tất hồ sơ để hỗ trợ cho người dân.

Cũng theo ông Bình, công tác hỗ trợ cho người dân trồng sắn phải tiêu hủy vì bệnh khảm lá đang được các xã tổng hợp để báo cáo lên huyện. Riêng Phong Hòa do thực hiện tốt việc tiêu hủy sắn bị bệnh khảm lá cũng như hoàn tất hồ sơ trước nên là xã đầu tiên được hỗ trợ.

 

 

 

Văn Nghĩa
Ý kiến bạn đọc
  • Quảng Nam giới thiệu Nhà bảo tàng đa dạng sinh học

    Quảng Nam giới thiệu Nhà bảo tàng đa dạng sinh học

    Bảo tàng đa dạng sinh học tỉnh Quảng Nam – nơi trình diễn, quảng bá các giá trị tài nguyên đa dạng sinh học, sự phong phú của các loài động, thực vật quý hiếm, đặc hữu, đặc trưng mà thiên nhiên ban tặng; đồng thời góp phần thúc đẩy lối sống có trách nhiệm với thiên nhiên, phục hồi đa dạng sinh học.

  • Đặc sắc chương trình kỷ niệm 15 năm “Lăng Cô – Vịnh đẹp thế giới”

    Đặc sắc chương trình kỷ niệm 15 năm “Lăng Cô – Vịnh đẹp thế giới”

    Chương trình kỷ niệm diễn ra từ ngày 10-12/5 với nhiều hoạt động, chương trình nghệ thuật đặc sắc, các hoạt động văn hoá, thể thao truyền thống và hiện đại.

  • Ấn tượng Lễ hội Hoa Phượng đỏ Hải Phòng năm 2024

    Ấn tượng Lễ hội Hoa Phượng đỏ Hải Phòng năm 2024

    Điểm nhấn của Lễ hội Hoa Phượng đỏ năm 2024 là chương trình nghệ thuật "Hải Phòng - Bừng sáng miền di sản". Đêm hội đã để lại ấn tượng đẹp cho hàng vạn người dân, du khách về một thành phố phát triển, trẻ trung, năng động.

  • Hải Dương: Ô nhiễm hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải

    Hải Dương: Ô nhiễm hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải

    Hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải, đoạn qua địa bàn tỉnh Hải Dương, từ lâu luôn “nhức nhối” ô nhiễm ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt và phục vụ sản xuất… của người dân.

  • Năm 2024, Quảng Ngãi đào tạo nghề cho 100 lao động nông thôn

    Năm 2024, Quảng Ngãi đào tạo nghề cho 100 lao động nông thôn

    Theo Kế hoạch, năm 2024, tỉnh Quảng Ngãi tổ chức đào tạo nghề nông nghiệp cho 100 lao động nông thôn, với mục tiêu sau khi tham gia học nghề có từ 80% trở lên số người học nghề có việc làm, thu nhập cao hơn so với trước khi chưa tham gia học nghề.

  • Duy Xuyên tích cực ứng phó với hạn, mặn

    Duy Xuyên tích cực ứng phó với hạn, mặn

    Các biện pháp ứng phó hạn hán, xâm nhập mặn đang được chính quyền và ngành nông nghiệp huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam triển khai đồng bộ góp phần hạn chế thiệt hại đối với sản xuất nông nghiệp.

Top