Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 17 tháng 5 năm 2024  
Thứ hai, ngày 16 tháng 8 năm 2021 | 15:57

Phú Yên: Cây lúa khát khô, người dân thiếu nước sinh hoạt

Tình trạng khô hạn kéo dài, dẫn đến nguồn nước sinh hoạt và sản xuất tại một số địa phương ở Phú Yên thiếu nghiêm trọng. Nhiều hecta lúa đất nứt nẻ, lá cháy vàng, đời sống của bà con nông dân gặp nhiều khó khăn.

Mực nước sông xuống mức chết
 
Thời điểm này, những cánh đồng lúa tại các xã An Ninh Tây, An Ninh Đông, An Thạch, An Cư, An Dân… ở huyện Tuy An đang chịu chung cảnh thiếu nước. Sau nhiều tháng gieo trồng, thay vì xanh mơn mởn trong giai đoạn chuẩn bị ngậm đòng, trổ bông thì hiện nhiều diện tích đã có hiện tượng vàng vọt.
 
Đi dọc theo bờ ruộng ở xã An Cư, ông Nguyễn Văn Thế chia sẻ: “Ruộng lúa của gia đình đang vào giai đoạn làm đòng, trổ bông. Đây là lúc lúa cần được tưới đủ nước để đón đòng hiệu quả nhất. Tuy nhiên, hơn 1 tuần qua, ruộng lúa khô nước; nếu tình trạng này kéo dài thì chắc chắn sẽ giảm năng suất hoặc cây lúa chết dần”.
1img_20210816_160918.jpg
Do thiếu nguồn nước nhiều diện tích lúa có hiện tượng vàng vọt, cháy lá.

Không riêng trường hợp gia đình ông Thế mà những ngày qua, nhiều nông dân trên địa bàn huyện Tuy An cũng lo lắng khi nhiều diện tích lúa có hiện tượng héo lá, chưa có cách nào khắc phục. Nếu tình trạng khô hạn kéo dài thêm vài tuần nữa, nguy cơ năng suất lúa vụ hè thu thiệt hại nặng là điều khó tránh khỏi.

Thời điểm này, lúa đang vào giai đoạn làm đòng, trổ bông. Tuy nhiên, tình trạng hạn hán đã gây thiếu nước nghiêm trọng cho vụ lúa. Nhiều hồ đã xuống mực nước thấp. Các sông suối cũng rơi vào tình trạng khô cạn. Hơn nửa tháng nay, để đảm bảo nguồn nước tưới cho gần 1.400ha lúa đang vào kỳ làm đòng, trổ bông, Công ty TNHH MTV Thủy nông Đồng Cam tăng cường đặt 13 máy bơm để bơm nước tưới lúa và Trạm thủy nông Tam Giang đang lắp đặt 13 máy bơm tại 3 đập Hà Yến, Tam Giang và Đồng Kho để chuyển nước vào kênh tưới.
 
“Ngay từ đầu vụ sản xuất, đơn vị đã phải bơm chống hạn liên tục vì mực nước sông Kỳ Lộ xuống thấp. Đặc biệt, hiện nay có 400ha lúa đang giai đoạn ngậm sữa và gần 1.000ha đang làm đòng nên phải bơm liên tục 24/24 giờ”, ông Trình Nhu, Trưởng trạm thủy nông Tam Giang cho biết.
img_1787.jpg
Mực nước các sông xuống thấp.

Theo UBND huyện Tuy An, vào thời điểm này, mực nước trên ba sông chính tại địa phương đã ở mức chết. Địa phương và Công ty TNHH MTV Thủy nông Đồng Cam đã huy động nhân lực, phương tiện nạo vét, khơi thông các khu vực bị bồi lấp để đưa nguồn nước về bể hút của các trạm bơm cung cấp nước sinh hoạt và chống hạn cứu lúa. Do vậy, việc cung cấp nước sạch cho gần 7.000 hộ dân và phục vụ chống hạn cho trên 1.400ha lúa vụ hè thu 2021 chỉ mang tính cầm chừng.

 
Mạch nước ngầm khô kiệt
 
Những ngày qua, tại huyện miền núi Sơn Hoà, nhiều giếng nước của người dân bị khô kiệt làm cho 1.450 hộ dân bị thiếu nước sinh hoạt. Điển hình như ở xã Krông Pa, tình trạng thiếu nước sinh hoạt đang xảy ra ở tất cả 7 thôn, buôn của xã với khoảng 400 hộ dân. Xã Suối Trai có khoảng 190 hộ dân bị thiếu nước sinh hoạt do nguồn nước từ các giếng bị khô cạn. Người dân phải đi xin nước ở những giếng còn nước trong vùng về ăn uống. Các sinh hoạt tắm, giặt… đều tận dụng nước trong lòng hồ thủy điện Sông Ba Hạ.
img_0238.jpg
Để có nguồn nước tưới cho cây trồng người dân buộc phải bỏ ra gần cả trăm triệu đồng đào giếng khoan cứu cay trồng.

Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Sơn Hòa, A Lê Y Bớ cho biết: Huyện có 6.199 giếng nước, trong đó 4.486 giếng đào và 1.713 giếng khoan. Tuy nhiên, vì thời tiết nắng hạn kéo dài, không có mưa trong nhiều tháng liền dẫn đến mạch nước ngầm khô kiệt, hiện đã có 503 giếng thường xuyên bị mất nước và 301 giếng bị khô cạn hoàn toàn tập trung ở các xã Krông Pa, Ea Chà Rang, Suối Trai, Sơn Phước, Cà Lúi, Phước Tân… Trước tình trạng thiếu nước xảy ra hiện nay, địa phương đã khảo sát, lên kế hoạch khoan thêm 30 giếng nước và cải tạo, đào sâu thêm một số giếng cũ để có thêm nguồn nước phục vụ nhu cầu sinh hoạt của người dân.

 
Theo Tổng cục Thủy lợi (Bộ Nông nghiệp và PTNT), tình trạng hạn hán gây thiếu nước nghiêm trọng cho vụ lúa hè thu. Nhiều hồ đập trên địa bàn các tỉnh từ Quảng Nam đến Phú Yên xuống thấp đến mức kỷ lục, lượng nước chỉ còn từ 10 - 30%, nhiều hồ đã xuống đến dưới mực nước chết. Các sông suối cũng rơi vào tình trạng khô cạn. Quảng Nam và Phú Yên là hai địa phương có diện tích cây trồng thiệt hại nặng nhất với khoảng 4.000 ha. Nếu tình trạng khô hạn kéo dài thêm vài tuần nữa, nguy cơ mất trắng các diện tích lúa hè thu là điều khó tránh khỏi.
 
 
 
 
Quốc Hùng
Ý kiến bạn đọc
  • Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Nghệ An hoàn thành hơn 8.400 căn nhà cho người nghèo

    Ngày 19/4, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức sơ kết 1 năm triển khai chương trình vận động, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà cho người nghèo, người có khó khăn về nhà ở giai đoạn 2023-2025 (Chương trình 1838).

  • “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    “Chỉ cần sức khỏe tốt, tôi còn hiến máu cứu người”

    Với 28 lần hiến máu nhân đạo, trình dược viên Từ Thị Tuyên (SN 1989), xã Thạch Thắng, Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã trở thành tấm gương sáng trong các hoạt động an sinh xã hội, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng…

  • PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    PVcomBank mang yêu thương đến những hoàn cảnh khó khăn tại Lào Cai

    Với tinh thần tương thân tương ái, vừa qua, Đoàn Thanh niên Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã tổ chức chương trình từ thiện “Xuân tình nguyện 2024” để thăm hỏi, động viên và trao quà đến các em học sinh nghèo, các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại xã Nậm Chảy, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Đây là hoạt động hưởng ứng tinh thần Tháng Thanh niên và Năm Thanh niên tình nguyện của tuổi trẻ PVcomBank.

  • Quảng Nam giới thiệu Nhà bảo tàng đa dạng sinh học

    Quảng Nam giới thiệu Nhà bảo tàng đa dạng sinh học

    Bảo tàng đa dạng sinh học tỉnh Quảng Nam – nơi trình diễn, quảng bá các giá trị tài nguyên đa dạng sinh học, sự phong phú của các loài động, thực vật quý hiếm, đặc hữu, đặc trưng mà thiên nhiên ban tặng; đồng thời góp phần thúc đẩy lối sống có trách nhiệm với thiên nhiên, phục hồi đa dạng sinh học.

  • Đặc sắc chương trình kỷ niệm 15 năm “Lăng Cô – Vịnh đẹp thế giới”

    Đặc sắc chương trình kỷ niệm 15 năm “Lăng Cô – Vịnh đẹp thế giới”

    Chương trình kỷ niệm diễn ra từ ngày 10-12/5 với nhiều hoạt động, chương trình nghệ thuật đặc sắc, các hoạt động văn hoá, thể thao truyền thống và hiện đại.

  • Ấn tượng Lễ hội Hoa Phượng đỏ Hải Phòng năm 2024

    Ấn tượng Lễ hội Hoa Phượng đỏ Hải Phòng năm 2024

    Điểm nhấn của Lễ hội Hoa Phượng đỏ năm 2024 là chương trình nghệ thuật "Hải Phòng - Bừng sáng miền di sản". Đêm hội đã để lại ấn tượng đẹp cho hàng vạn người dân, du khách về một thành phố phát triển, trẻ trung, năng động.

  • Hải Dương: Ô nhiễm hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải

    Hải Dương: Ô nhiễm hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải

    Hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải, đoạn qua địa bàn tỉnh Hải Dương, từ lâu luôn “nhức nhối” ô nhiễm ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt và phục vụ sản xuất… của người dân.

  • Năm 2024, Quảng Ngãi đào tạo nghề cho 100 lao động nông thôn

    Năm 2024, Quảng Ngãi đào tạo nghề cho 100 lao động nông thôn

    Theo Kế hoạch, năm 2024, tỉnh Quảng Ngãi tổ chức đào tạo nghề nông nghiệp cho 100 lao động nông thôn, với mục tiêu sau khi tham gia học nghề có từ 80% trở lên số người học nghề có việc làm, thu nhập cao hơn so với trước khi chưa tham gia học nghề.

  • Duy Xuyên tích cực ứng phó với hạn, mặn

    Duy Xuyên tích cực ứng phó với hạn, mặn

    Các biện pháp ứng phó hạn hán, xâm nhập mặn đang được chính quyền và ngành nông nghiệp huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam triển khai đồng bộ góp phần hạn chế thiệt hại đối với sản xuất nông nghiệp.

Top