Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 27 tháng 4 năm 2024  
Thứ ba, ngày 27 tháng 3 năm 2018 | 19:56

Phúc Thọ phấn đấu đạt huyện NTM trong năm 2018

Đó là khẳng định của ông Nguyễn Việt Liên, Phó chủ tịch UBND huyện Phúc Tho tại cuộc họp giao ban báo chí do Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội tổ chức chiều 27/3/2018.

Thực hiện cuộc vận động “3 sạch” gắn với xây dựng nông thôn mới
           
Phúc Thọ là huyện thuần nông nằm phía Tây của Hà Nội, với xuất phát điểm thấp, kinh tế nông nghiệp là chủ yếu, công nghiệp tiểu thủ công nghiệp còn nhỏ lẻ. Kết cấu hạ tầng cho phát triển kinh tế - xã hội còn thiếu đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển.
1
Phó Chủ tịch UBND huyện Phúc Thọ Nguyễn Việt Liên phát biểu tại buổi giao ban.
Thực hiện Chương trình số 02-CTr/TU ngày 29/8/2011 của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, từng bước nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2011 – 2015", Huyện ủy, UBND huyện đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, biện pháp cụ thể và tổ chức triển khai chương trình này. Để nâng cao chất lượng nông thôn mới, tận dụng tốt tiềm năng và lợi thế, tháng 6/2017, UBND huyện đã triển khai cuộc vận động 3 sạch “nước sạch, nông nghiệp sạch, môi trường sạch” gắn với phong trào xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.
 
Phó chủ tịch UBND huyện Phúc Thọ cho biết: Để thực hiện được cuộc vân động này, Huyện ủy, HĐND và UBND huyện đã đầu tư xây dựng 06 trạm cấp nước trên địa bàn toàn huyện với tổng công suất thiết kế lên đến hơn 10.000m3/ngày đêm ở các xã và thị trấn Phúc Thọ, Tam Hiệp, Hiệp Thuận, Võng Xuyên, Long Xuyên và Vân Phúc.
 
Vận động nhân dân sử dụng nước sạch để đảm bảo vệ sinh; lắp đặt các bể lọc để lọc nước đối với những xã chưa triển khai được đường ống cung cấp nước sinh hoạt đến tận hộ gia đình.
 
Giáo dục và xây dựng được ý thức của mọi công dân về việc giữ vệ sinh môi trường xanh, sạch, đẹp. Vận động và tổ chức thường xuyên việc dọn vệ sinh khu dân cư trên địa bàn. Có 178/178 cụm dân cư của 23 xã và thị trấn đã thực hiện vệ sinh vào cuối tuần.
 
Tổ chức thuê công ty vận chuyển và thu gom rác thải của nhân dân trên địa bàn toàn huyện từ 2-3 ngày/lần để tránh tình trạng ùn ứ rác thải sinh hoạt tại nơi sinh sống. Trên địa bàn các xã đều có tổ thu gom rác thải đến từng thôn.
 
Ông Liên cũng cho biết, là huyện thuần nông, do vậy, sản xuất nông nghiệp sạch là một trong những hướng phát triển kinh tế của người dân. Nhân dân được hướng dẫn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo chỉ dẫn của cán bộ chuyên môn xã. Có 1960 thùng chứa được lắp đặt để thu gom vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật trên ruộng đồng. Các chế phẩm vi sinh và hữu cơ được khuyến khích đưa vào sử dụng trong sản xuất. Sử dụng và ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất đã góp phần tạo ra các sản phẩm rau an toàn, chất lượng với giá trị rất cao.
 
"Hiện nay, trên địa bàn huyện Phúc Thọ đã xây dựng được một chuỗi giá trị gắn sản xuất với tiêu thụ thịt lợn sinh học an toàn tại xã Thọ Lộc. Dự kiến các sản phẩm nông sản chủ lực của huyện sẽ tiếp tục được xúc tiến để xây dựng chuỗi liên kết giá trị trong sản xuất và tiêu thụ", ông Liên cho biết thêm.
 
Đã khắc phục và đưa vào sử dụng nhà máy nước sạch cho dân
 
Đặt câu hỏi cho Phó chủ tịch UBND huyện Phúc Thọ về việc nhà máy nước sạch tại thôn Bảo Lộc, xã Võng Xuyên thời gian dài chưa đưa vào hoạt động? Các lò gạch gây ô nhiễm môi trường và chất lượng một số công trình trường học được huyện đầu tư xây dựng hiện nay có hiệu quả hay không? Quan điểm của UBND huyện đối với những lò gạch gây ô nhiễm môi trường?
 
Ông Nguyễn Việt Liên, Phó Chủ tịch UBND huyện, cho biết: Đối với nhà máy nước tại thôn Bảo Lộc, chính quyền huyện đã tiến hành tìm kiếm nhà đầu tư để tiếp tục thực hiện và triển khai hoạt động của nhà máy, đến nay người dân thôn Bảo Lộc đã dùng nước sạch tại nhà máy này nhưng chưa nhiều, nhà đầu tư đang triển khai xây dựng hệ thống đường ống dẫn nước đến các hộ gia đình trên địa bàn của xã.
 
Các lò gạch hoạt động gây ô nhiễm môi trường đã được chính quyền kiểm tra và đề nghị các hộ gia đình kinh doanh phải thay đổi công nghệ lò đốt để bảo đảm vệ sinh môi trường, không để ảnh hưởng đến các hộ dân đang sinh sống xung quanh, nếu thay đổi được sẽ được chính quyền cho phép tồn tại, còn nếu không đáp ứng được những tiêu chí về đảm bảo môi trường, huyện sẽ kiên quyết không cho hoạt động.
 
Ông Liên cũng cho biết, hiện nay các công trình trường học, trạm y tế… được UBND huyện đầu tư đang phát huy hiệu quả, các công trình đều được giám sát một cách chặt chẽ trong suốt quá trình xây dựng bởi các cơ quan chức năng và các tổ chức xã hội của huyện. Việc đưa các công trình trường học, trạm y tế vào hoạt động đã đáp ứng được nhu cầu của học sinh và nhân dân trên địa bàn.  Phúc Thọ phấn đấu trong năm 2018 sẽ hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới.
 
 
Ngọc Thủy
Ý kiến bạn đọc
  • Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Theo vòng quay của thời gian, lại một tháng Tư nữa lại về! Tháng Tư về, nhiều khoảnh khắc thiên nhiên tươi đẹp đọng lại trong mỗi người khi mùa Xuân sắp qua đi, nhường chỗ cho mùa Hè tràn ngập ánh vàng lấp lánh của nắng, sắc trắng mong manh của hoa loa kèn có mặt ở mọi nẻo đường, nhiều góc phố Thủ đô yêu dấu.

  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

Top